Beauty Blogger Ava Lee chia sẻ quy trình từng bước để sở hữu “Jelly Skin” của cô ấy
Ava Lee là người có ảnh hưởng trong lĩnh vực chăm sóc da và cũng là người đứng đằng sau xu hướng chăm sóc da được lan truyền: “ Jelly Skin” (thuật ngữ mô tả làn da ngậm nước, căng mọng và có độ săn chắc, đàn hồi).
Lớn lên ở Châu Á nên Ava Lee đã được làm quen với chăm sóc da từ khi còn nhỏ. Gia đình cô ấy đã khuyến khích cô ấy nuôi dưỡng làn da từ bên trong với các thành phần như táo tàu – tăng cường độ rạng rỡ, kỷ tử – giàu chất chống oxy hóa và nấm đen làm đều màu da. Vì thế chắc chắn những bài học chăm sóc da này đã gắn bó với cô ấy cho đến tận bây giờ. Trong nội dung dưới đây, Ava Lee chia sẻ làm thế nào để sở hữu “Jelly Skin”.
Ava Lee bắt đầu chăm sóc da như thế nào?
Thành thật mà nói, đó chỉ là nền văn hóa mà tôi lớn lên. Tôi là người Hàn Quốc, nhưng tôi lớn lên ở Trung Quốc. Ở cả hai nền văn hóa, phụ nữ rất đầu tư vào làn da của họ. Việc bạn dưỡng ẩm hàng ngày hoặc làm sạch da mặt mỗi tối gần như là bản chất tự nhiên. Tôi yêu chăm sóc da, nhưng tôi chưa bao giờ nghĩ rằng mình thích chăm sóc da hơn bất kỳ ai khác xung quanh mình. Cuối cùng thì tôi cũng nhận ra điều đó khi đến Mỹ lần đầu tiên ở trường đại học. Bạn bè của tôi đã rất ngạc nhiên với các sản phẩm chăm sóc da của tôi và tôi đã nói: Điều này là hoàn toàn bình thường.
Thói quen buổi tối so với buổi sáng của Ava Lee có khác gì nhau không?
Đối với thói quen ban đêm của tôi, tôi thường làm sạch gấp đôi (Double Cleansing). Ngay cả khi tôi không trang điểm nhiều, tôi vẫn bôi rất nhiều kem chống nắng vì thế tôi sẽ luôn tẩy trang. Sau đó, tôi sẽ dùng một loại sữa rửa mặt dịu nhẹ (dạng sữa hoặc gel). Sau đó, tôi thoa toner và tiếp theo là serum dưỡng ẩm và kem dưỡng ẩm. Và sẽ dùng thêm dầu dưỡng nếu massage mặt.
Đối với thói quen buổi sáng của tôi, tôi sẽ sử dụng Toner, Vitamin C, kem dưỡng ẩm và kem chống nắng. Mọi người cho rằng tôi có rất nhiều bước trong quy trình chăm sóc da, nhưng thực ra tôi giữ nó khá đơn giản.
Bước chăm sóc da mà Ava Lee sẽ không bao giờ bỏ qua là gì?
Kem dưỡng ẩm. Da của tôi rất khô, vì vậy tôi luôn cần một số loại kem dưỡng ẩm.
Video đang HOT
Sai lầm chăm sóc da đã từng mắc phải?
Tôi chưa bao giờ thực sự bôi kem chống nắng cho đến sau tuổi 25. Nhờ có TikTok, tôi thấy nhiều người ở độ tuổi thanh thiếu niên hoặc đầu 20 đã sử dụng kem chống nắng và tôi tự hỏi làn da của mình sẽ như thế nào nếu tôi bôi kem chống nắng sớm hơn. Nhưng điều này cũng nói lên một thực tế rằng không bao giờ là quá muộn để bắt đầu thói quen của bạn.
Một sản phẩm tạo nên sự khác biệt lớn nhất trong chu trình chăm sóc da của bạn?
Tôi đã từng mắc bệnh hồng ban rất nặng và da của tôi luôn ửng đỏ, bất kể là do nguyên nhân gì. Kể từ khi tôi bắt đầu sử dụng Vitamin C thường xuyên hơn trong thói quen của mình, tình trạng tăng sắc tố da của tôi đã biến mất.
Lời khuyên chăm sóc da tốt nhất mà bạn muốn chia sẻ?
Mẹ tôi nói với tôi rằng bạn phải chắc chắn rằng bạn đang thực sự làm sạch da của mình. Đừng chỉ bôi sữa rửa mặt là xong.
Sản phẩm được sử dụng nhiều nhất?
Vitamin C. Tôi sử dụng nó hầu như mỗi sáng và nó đã thay đổi làn da của tôi trong suốt nhiều năm.
Sản phẩm đã có trong chu trình dưỡng da của bạn lâu nhất?
Tinh chất chống oxy hóa Fresh Beauty Kombucha ($74). Tôi đã từng rất yêu thích Fresh Beauty và tôi đã mua rất nhiều đồ của họ. Có rất nhiều tinh chất ngoài kia, nhưng tôi rất thích kết cấu và mùi của loại này. Nó thực sự tốt cho việc cân bằng và dưỡng ẩm cho làn da của tôi.
Sau những chia sẻ của Ava Lee, chúng ta có thể thấy 2 yếu tố quan trọng nhất để có “Jelly Skin” đó chính là làm sạch da và sử dụng Vitamin C mỗi ngày. Làm sạch da với Double Cleansing giúp làm sạch da tối đa, loại bỏ cặn bẩn ở lỗ chân lông, đồng thời các bước dưỡng sau dễ dàng thâm nhập vào da hơn. Vitamin C là chất chống oxy hóa tốt, đồng thời tăng sinh Collagen cho da nếu kiên trì sử dụng trong thời gian dài. Vì thế đừng bỏ qua Vitamin C trong chu trình dưỡng da của bạn nhé.
Loại nấm quý hiếm bậc nhất thế giới nhưng từng là thức ăn cho heo ở TQ
Nấm cục được con người ăn trong suốt hàng nghìn năm, luôn được đồn đại là ẩn chứa một sức mạnh bí ẩn nào đó. Những ghi chép sớm nhất về việc con người tiêu thụ nấm cục có thể bắt nguồn từ khoảng thế kỷ 20 trước Công nguyên.
Lịch sử nấm cục
Cho tới thời kỳ Phục hưng vào thế kỷ 14, nấm cục mới xuất hiện trở lại trên bàn ăn của Hoàng gia châu Âu.
Đến thế kỷ 17, châu Âu khám phá ra những giá trị của thực phẩm tự nhiên, từ đó đã từ bỏ nhiều loại gia vị đậm đà có nguồn gốc từ phương Đông, bắt đầu tôn trọng hương vị nguyên bản của nấm cục.
Người Pháp mê nấm cục nhất, thậm chí có câu: "Nấm cục đắt đến mức chỉ xuất hiện trên bàn tiệc của giới quý tộc chỉ để thu hút phụ nữ".
Từ trước đến nay, nấm cục, trứng cá muối và gan ngỗng được mệnh danh là "3 món ngon của thế giới", đó đều là những nguyên liệu chất lượng hàng đầu nổi tiếng thế giới, được các đầu bếp lớn tại các khách sạn và nhà hàng cao cấp trên thế giới đánh giá cao.
Ở các nước châu Âu, người ta thích dùng heo nái để tìm nấm cục đen. Vì mùi của nấm cục đen sau khi trưởng thành có mùi giống nội tiết tố của heo đực nên thu hút heo nái.
Heo nái có thể dễ dàng tìm thấy nấm cục cách sâu dưới lòng đất 6m. Nhiều con heo ăn nấm cục trong quá trình tìm kiếm nên số nấm còn lại càng quý hơn.
Nấm cục ở Trung Quốc bị đánh giá thấp
Nấm cục đen vốn phổ biến ở châu Âu nhưng lại không được người dân địa phương ở Vân Nam và Tứ Xuyên,Trung Quốc ưa chuộng.
Người dân nơi đây cho rằng nấm cục có mùi kỳ dị, kém ngon, thường để cho heo ăn thoải mái. Người dân còn gọi đây là "nấm vòm lợn", cũng giống như rau khoai lang, nấm cục từng làm thức ăn cho heo.
Việc buôn bán nấm cục ở Trung Quốc chỉ mới phát triển trong 10 năm trở lại đây. Do chất lượng cao, giá thành rẻ, nấm cục Trung Quốc nhanh chóng được thị trường châu Âu ưa chuộng, đe dọa trực tiếp đến ngành kinh doanh nấm cục địa phương ở châu Âu.
Theo thời gian, nấm cục Trung Quốc chiếm hơn một nửa thị trường châu Âu về chất lượng. Do sự đa dạng của khí hậu khu vực, các khu vực sản xuất nấm cục của Trung Quốc có mùa nấm cục dài nhất thế giới. Năm ngoái, chỉ riêng tỉnh Vân Nam đã xuất khẩu 50 tấn nấm cục.
Bệnh nhân nhiễm nấm đen gia tăng, cần làm gì để phòng bệnh? Bác sĩ chỉ rõ những phương pháp giúp phòng bệnh nấm đen, loại bệnh nhiễm trùng hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm. Từ đầu năm 2020, đặc biệt sau khi xuất hiện làn sóng COVID-19, lượng bệnh nhân bị nấm đen tăng nhanh. Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) đến nay ghi nhận hơn 20 trường hợp phải nhập viện điều trị. Các...