Bé trai có bố mẹ tử vong trong vụ cháy gần viện Nhi thoát nguy kịch
Bác sĩ đã kiểm soát tốt tình trạng nhiễm khuẩn của bé, song bé vẫn phải thở máy do có bệnh phổi mạn tính.
Chiều 25/9, các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương (Hà Nội) hội chẩn để tìm phương án điều trị tốt nhất cho bé.
Bé trai sinh ngày 1/7, đẻ non khi mới 28 tuần thai với cân nặng 1,1 kg. Bé bị suy hô hấp, phải thở máy và thở hỗ trợ ôxy gần 2 tháng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ. Ngày 14/9 trẻ được chuyển Bệnh viện Nhi Trung ương. 3 ngày sau khu nhà trọ gần viện nhi nơi bố mẹ bé thuê ở trong thời gian chữa bệnh cho con đã phát cháy lớn. Bố mẹ bé tử vong trong hỏa hoạn. Lúc ấy bé đang nằm viện điều trị nên thoát chết.
Theo bác sĩ, bé vào viện trong tình trạng suy hô hấp, suy tuần hoàn, nhiễm trùng nặng. Bác sĩ chẩn đoán trẻ bị viêm phổi mạn tính, tăng áp lực động mạch phổi, đẻ non, theo dõi nhiễm trùng huyết. Tại khoa Điều trị tích cực, trẻ được thở máy, hỗ trợ tuần hoàn bằng dịch truyền và thuốc vận mạch, sử dụng kháng sinh, kiểm soát dịch, điện giải…
Bé đang được điều trị tích cực tại bệnh viện. Ảnh: N.P.
Hiện bệnh nhi tiến triển tốt hơn về tình trạng nhiễm khuẩn, song vẫn cần thở máy do có bệnh phổi mạn tính. Sắp tới trẻ sẽ được cai máy thở, duy trì thuốc kháng sinh, điều trị tăng áp lực động mạch phổi, đảm bảo dinh dưỡng đường tĩnh mạch và đường miệng phối hợp, bổ sung vitamin và các chất vi lượng. Bé cũng sẽ được khám kiểm tra mắt và thính lực.
Chi phí điều trị cho bệnh nhi do bảo hiểm y tế chi trả. Một số thuốc và vật tư tiêu hao ngoài bảo hiểm, sữa, bỉm… do bệnh viện hỗ trợ.
Video đang HOT
Tối 17/9, hỏa hoạn xảy ra gần Bệnh viện Nhi Trung ương (Hà Nội) thiêu rụi nhiều ngôi nhà, trong đó có khu nhà trọ giá rẻ có nhiều gia đình bệnh nhân thuê ở. 4 ngày sau khi dọn dẹp hiện trường, người dân phát hiện phần thi thể trong đống đổ nát nên báo cơ quan chức năng.
Kết quả giám định ADN, xác minh 2 thi thể là anh Tạ Văn Tính 42 tuổi và chị Hà Thị Lành 41 tuổi. Họ cũng chính là bố mẹ của cháu bé sinh non đang được điều trị tại khoa Điều trị tích cực, Bệnh viện Nhi Trung ương.
Phương Trang
Theo Vnexpress
Ung thư phổi: Căn bệnh có thể mắc phải bất cứ lúc nào và nguyên nhân lại đến từ những thứ thân thuộc xung quanh bạn
Tỷ lệ người mắc bệnh ung thư phổi ở nước ta đang ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, rất ít người hiểu rõ về căn bệnh này và không nhận thức được nguyên nhân chính gây ra căn bệnh này là từ đâu.
Phổi là một bộ phận của hệ hô hấp, giữ vai trò quan trọng là đưa oxy từ không khí vào và thải ra khí CO2 (carbon dioxide) ra khỏi cơ thể. Cấu tạo của phổi gồm có khí quản là ống dẫn khí chính (hay còn gọi là cuống phổi) và buồng phổi được chia đều sang 2 bên trái, phải của cơ thể, mỗi buồng phổi đều có ống dẫn khí. Bên trong các ống dẫn khí có lớp màng nhầy mỏng, có tác dụng giữ bụi và các chất bẩn khác.
Hiện nay, bệnh ung thư phổi đang ngày càng lan rộng và xuất hiện phổ biến hơn. Bệnh thường được hình thành trong các mô tế bào của phổi, xen kẽ trong các tế bào của ống dẫn khí. Do đó, việc tìm hiểu kỹ về loại bệnh này là điều thật sự cần thiết để chủ động phòng tránh bất cứ lúc nào.
Ung thư phổi là gì?
Ung thư phổi là căn bệnh có sự xuất hiện của những khối u ác tính trong các tế bào của ống dẫn khí. Nếu người bệnh không được điều trị kịp thời, khối u này sẽ dần lan ra ngoài phổi và đi đến các mô hoặc bộ phận khác trong cơ thể, đây cũng được biết đến là quá trình di căn.
Hầu hết, các loại ung thư khởi nguồn từ trong phổi được gọi là ung thư biểu mô. Có 2 loại ung thư chính là ung thư phổi tế bào nhỏ (SCLC) và ung thư phổi không phải tế bào nhỏ (NSCLC).
Ung thư phổi chính là một trong các nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cao ở nam giới. Ngoài ra, ở nữ giới thì số người mắc bệnh và chết vì ung thư phổi cũng rất cao.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư phổi là từ đâu?
- Hút thuốc lá thường xuyên: Chính thói quen hút thuốc lâu dài có thể khiến các tế bào biểu mô phế quản sinh ra vẩy trồi lên biểu mô. Dần dần, những vẩy ung thư biểu mô tế bào này sẽ phát triển lên thành ung thư. Ngoài những người hút thuốc lá thường xuyên, những người phải ngửi khói thuốc trực tiếp trong một thời gian dài cũng có nguy cơ cao mắc phải bệnh ung thư phổi. Do thuốc lá trong khi đốt cháy thành khói sẽ phát tán ra loại chất gây ung thư, có thể đe dọa tính mạng của bạn bất cứ lúc nào.
- Mắc bệnh phổi mãn tính: Những người có tiền sử mắc bệnh phổi mãn tính như bệnh lao, bụi phổi... thường có tỷ lệ mắc bệnh ung thư phổi vô cùng cao. Bên cạnh đó, người mắc bệnh viêm phế quản và bệnh phổi mãn tính cũng có thể gây ra sẹo xơ trong quá trình chữa bệnh, từ đó sản sinh ra vẩy tế bào trong quá trình diễn biến bệnh, dần dần phát triển thành ung thư phổi.
- Ô nhiễm không khí: Nguồn không khí quanh nơi bạn sống, hoặc nơi làm việc bị ô nhiễm cũng có thể trở thành nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư phổi. Đặc biệt, nếu môi trường làm việc của bạn thường xuyên phải tiếp xúc với khí radon, amiăng, công nghiệp hóa dầu, công nghiệp nhựa, hay quá trình luyện thép, ni-ken, crôm, khí than... thì càng có nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi rất cao. Tương tự đó, những người có công việc phải tiếp xúc trực tiếp trong môi trường có các chất như uranium, radium và các chất phóng xạ cũng có thể mắc phải bệnh ung thư phổi bất kỳ lúc nào.
- Yếu tố di truyền: Ngoài những nguyên nhân trên thì bạn cũng nên tìm hiểu về những người thân trong gia đình mình. Bởi nếu nhận thấy trong gia đình có người mắc bệnh ung thư phổi thì nên chủ động đi khám để xét nghiệm từ sớm. Do bệnh này nếu phát hiện ra càng sớm thì tỷ lệ chữa khỏi sẽ đạt hiệu quả cao hơn. Thêm nữa, với những người có chức năng miễn dịch kém thường không có sức đề kháng cao, do đó hoạt động trao đổi chất cũng bị suy giảm, gây rối loạn nội tiết tố và có khả năng mắc phải các bệnh về phổi.
Theo Trí Thức Trẻ
Bình Định: Nữ giáo viên trẻ tử vong nghi do ăn 2 con ốc biển Sau khi ăn 2 con ốc biển, cô giáo S. có biểu hiện nôn mửa, đau cơ, khó thở... gia đình lập tức đưa đi bệnh viện cấp cứu nhưng nạn nhân không qua khỏi. Chiều 11/7, thông tin từ BVĐK khu vực Bồng Sơn (huyện Hoài Nhơn, Bình Định) xác nhận, khoảng 21h ngày 10/7, bệnh viện tiếp nhận bệnh nhân H.T.S...