Bé trai 2 tuổi tử vong do uống phải nước khử trùng đựng trong chai nước suối
Dù đã được ông nội gây nôn và đưa đi bệnh viện cấp cứu liền nhưng đứa trẻ vẫn không qua khỏi.
Tối hôm thứ 2 (20/4) vừa qua, một đứa trẻ 2 tuổi có tên gọi tắt là MA, đến từ Sukabumi, West Java (Indonesia) đã tử vong do uống nhầm phải nước khử trùng đựng trong chai nước suối.
Theo lời kể của gia đình nạn nhân thì chiều hôm đó, MA ra ngoài đi chơi cùng ông nội. Khi trở về nhà, bé trai đã lấy một chai nước suối đựng chất lỏng màu trắng đặt ở dưới ghế. Ông nội của bé trai, trông thấy liền chạy đến ngăn cháu lại, vì chai nước này đựng nước khử trùng chứ không phải nước suối. Nhưng điều này đã quá muộn khi MA đã lỡ uống nước trong chai.
Dù đã được ông nội gây nôn và gia đình đưa MA vào Bệnh viện Đa khoa Palabuhanratu cấp cứu ngay lập tức, nhưng rất tiếc là đứa trẻ vẫn không qua khỏi.
Dù đã được ông nội gây nôn và đưa đi cấp cứu ngay lập tức nhưng MA vẫn không qua khỏi.
Video đang HOT
Giải thích vì sao lại để nước khử trùng trong chai nước suối, ông nội của bé trai, ông Sihabudin – nhân viên của cơ quan Phòng chống Thiên tai Sukabumi, nói rằng: “Tôi đang có nhiệm vụ khử trùng một nhà thờ ở gần nhà. Sau khi khử trùng cho nhà thờ xong, tôi cất chai nước khử trùng ở dưới ghế. Chắc là MA tưởng đó là nước suối nên đã lấy uống”.
Cha mẹ nên để những hóa chất vào trong tủ khóa kỹ hoặc cất cao ngoài tầm với của trẻ, để tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra (Ảnh minh họa).
Đây có lẽ không phải là tai nạn đầu tiên của việc trẻ uống phải những chất độc hại được đựng trong những chai nước suối. Và câu chuyện của MA lại một lần nữa gióng lên hồi chuông nhắc nhở các cha mẹ tuyệt đối không giờ được dùng chai lọ nhựa được dùng để đựng thực uống làm chai đựng rượu, chất khử trùng, thuốc trừ sâu hay bất kỳ loại hóa chất nào.
Vì trẻ rất hiếu động và tò mò, khi khám phá ra được một chai đựng chất lỏng, trẻ không quan tâm đó là nước gì và sẽ mở ra uống thử. Và hậu quả của việc uống thử đó đôi khi phải đánh đổi bằng cả tính mạng của trẻ.
Vì thế, để phòng nguy cơ ngộ độc xảy ra với trẻ, cha mẹ cần bỏ thói quen tận dụng chai lọ cũ để đựng hóa chất nguy hiểm. Ngoài ra, khi cất các dung dịch hóa chất như nước tẩy rửa, xà phòng, chất khử trùng, nước xả vải, nước rửa chén… cha mẹ cần cất vào tủ khóa kỹ hoặc cất cao ngoài tầm với của trẻ. Không nên để con chơi một mình trong khu vực cất giữ hóa chất để tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra.
HỒNG HẠNH
Nga nghiên cứu sử dụng Plasma lạnh chống lại sự lây lan Covid-19
Một nhóm các nhà nghiên cứu ở Nga đang kì vọng sẽ tìm ra một phương pháp mới để tiêu diệt các mầm bệnh nguy hiểm, thậm chí có thể bao gồm cả coronavirus chủng mới gây ra đại dịch Covid-19.
Nhấn để phóng to ảnh
Các nhà khoa học đến từ Nga tiết lộ đã sản xuất một thiết bị đặc biệt sử dụng plasma lạnh để biến nước thông thường thành chất lỏng mà các nhà nghiên cứu gọi là "Magnaril", có khả năng tiêu diệt nấm, vi khuẩn và virus.
Plasma là trạng thái thứ tư của vật chất, bên cạnh rắn, lỏng, khí. Tia plasma lạnh áp suất khí quyển (CAP) lần đầu tiên được đưa vào hỗ trợ điều trị vết thương hở năm 2005 tại nước Đức.
Chất lỏng được tạo ra bởi phương pháp xử lý plasma lạnh này tạo thành các dạng hoạt động khác nhau của ôxy và axit hypochlorous.
"Khoa học đã biết rằng 1/10 của muối axit này trong nước có thể ngăn chặn sự lan truyền của coronavirus. Bản thân axit hoạt động mạnh hơn nhiều so với muối của nó, do đó có thể cho rằng chất lỏng này sẽ tiêu diệt mầm bệnh thay vì chỉ ngăn chặn sự lây lan của nó", nhà khoa học Dmitry Balabolin nói.
Chất lỏng đặc biệt được tạo ra có thể được sử dụng như một chất khử trùng có thể được áp dụng cho các bề mặt khác nhau hoặc phân tán trong không khí. Chi phí để tạo ra cũng được tiết lộ tương đôi rẻ.
Tuy nhiên, phát minh của các nhà nghiên cứu có hiệu quả chống lại chủng coronavirus đặc biệt đang gây ra đại dịch toàn cầu đang diễn ra hay không vẫn cần thêm nghiên cứu và nhóm nghiên cứu hiện đang tiếp tục chuyển sang thực hiện các xét nghiệm đầy đủ hơn nữa.
Trang Phạm
Hoài nghi năng lực chống Covid-19 của châu Âu Covid-19 đang gây hoang mang khắp châu Âu, trong khi các biện pháp chống dịch chưa thực sự cho thấy hiệu quả. Các bộ trưởng y tế Liên minh châu Âu (EU) hôm 6/3 họp khẩn ở Brussels, Bỉ, nhằm thảo luận cách ứng phó với Covid-19, trong bối cảnh số ca nhiễm nCoV ở EU đã tăng hơn 5.500 trong hơn hai...