Bé trai 13 tuổi ở Hà Nội mắc bệnh giang mai
Bệnh nhi xuất hiện nhiều ban đỏ trên cơ thể, bác sĩ phát hiện mắc bệnh xã hội do quan hệ tình dục không an toàn.
Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Thùy, Trưởng khoa Điều trị da phụ nữ và trẻ em, Bệnh viện Da liễu Trung ương, cho biết mới đây bé được đưa đến Bệnh viện Da liễu Trung ương thăm khám sau khi cha mẹ phát hiện có những bất thường ở con trai. Em xuất hiện nhiều ban đỏ trên người, không ngứa, có vảy ở bàn tay. Với những dấu hiệu khá điển hình, bác sĩ nghi ngờ trẻ bị mắc bệnh giang mai, tuy nhiên em một mực cho biết chưa từng quan hệ tình dục.
Bác sĩ phải cách ly cha mẹ với con, bé sau đó mới thú thật có quan hệ đồng giới khoảng gần một năm và đã bị lạm dụng tình dục nhiều lần.
Theo bác sĩ Thùy, không ít trẻ ở tuổi vị thành niên mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục. Trước đó, một bé gái 14 tuổi cũng đến bệnh viện khám và phát hiện bị bệnh lậu. Bốn năm qua, số trẻ vị thành niên, thanh niên đến viện khám về các bệnh xã hội gia tăng. Có những cặp đôi cùng dắt tay nhau đến viện thăm khám sau khi phát hiện bệnh.
Video đang HOT
Nốt vảy đỏ ở bàn tay là dấu hiệu của bệnh giang mai. Ảnh: Buoy Health
Giang mai là bệnh nhiễm trùng mạn tính ở đa cơ quan do vi khuẩn Treponema pallidum gây ra. Ba đường lây truyền bệnh là đường tình dục, truyền máu và mẹ con. Giang mai có thể điều trị bằng thuốc kháng sinh, nếu không chẩn đoán đúng cách và chữa trị sớm có thể gây biến chứng cho tim, não, động mạch chủ, xương… “Nhiều em thanh thiếu niên vì sợ hãi gia đình phát hiện nên đã đến các cơ sở không có uy tín điều trị khiến bệnh tình trầm trọng hơn”, bác sĩ Thùy nói.
Bác sĩ Thùy chia sẻ, nhiều phụ huynh rất ngỡ ngàng khi biết con mình mắc bệnh xã hội như lậu, giang mai, sùi mào gà… Ngoài tâm lý lứa tuổi tò mò chuyện người lớn, môi trường phổ cập Internet, mạng xã hội, trẻ tiếp cận với nhiều video nhạy cảm… là nguyên nhân dẫn tới tình trạng quan hệ tình dục sớm. Trong khi đó, các em còn thiếu kiến thức về quan hệ an toàn nên dễ lây nhiễm các bệnh qua đường tình dục.
Bác sĩ khuyến cáo khi phát hiện có vết loét ở bộ phận sinh dục hay bất kỳ vị trí nào có tiếp xúc thân mật tình dục, cần phải đến viện khám và làm xét nghiệm tầm soát. Gia đình và nhà trường cũng cần có chương trình giáo dục sức khỏe giới tính học đường để trang bị kiến thức và sự hiểu biết đối với học sinh.
Theo Trung tâm Đào tạo – Chỉ đạo tuyến, Bệnh viện Da liễu Trung ương, 5 tháng đầu năm có hơn 1.000 bệnh nhân viêm niệu đạo, 429 ca viêm âm đạo bán cấp đến khám. Trong số bệnh nhân có đến 343 ca giang mai, 170 trường hợp mắc bệnh lậu.
Theo VnExpress
Bệnh giang mai trên người HIV
Giang mai là một bệnh xã hội lây truyền qua đường tình dục có tính chất nguy hiểm xếp thứ hai sau HIV. Tất cả bệnh nhân có biểu hiện bệnh giang mai nên được cung cấp xét nghiệm HIV và tất cả các bệnh nhân nhiễm HIV cần được thường xuyên sàng lọc giang mai.
Bởi giang mai có thể tăng cường việc lây nhiễm HIV thông qua việc tăng tỷ lệ loét bộ phận sinh dục. Phát hiện và điều trị giang mai có thể giúp giảm lây nhiễm HIV.
Tổng quan về bệnh giang mai
Bệnh giang mai: Bệnh giang mai là bệnh lây truyền qua đường tình dục do một loại vi khuẩn hình xoắn Treponema pallidum như lò xo gọi là xoắn khuẩn giang mai gây ra. Bệnh giang mai là bệnh nguy hiểm, nếu không được điều trị đúng đắn, có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ quan của người bệnh, thậm chí ảnh hưởng đến cả thai nhi.
Lây nhiễm: Xoắn khuẩn giang mai xâm nhập trực tiếp vào cơ thể khi giao hợp không được bảo vệ (đường âm đạo, hậu môn hay miệng), qua các vết xước trên da, niêm mạc khi tiếp xúc với dịch tiết từ tổn thương giang mai. Xoắn khuẩn giang mai còn có thể lây truyền từ mẹ sang con trong thời kỳ bào thai từ tháng thứ 4 trở đi, do xoắn khuẩn xâm nhập máu thai nhi qua dây rốn.
Giai đoạn giang mai
Giai đoạn 1
- Biểu hiện chính là vết loét giang mai tại bộ phận sinh dục như ở quy đầu (với nam), môi lớn, môi bé, âm đạo, cổ tử cung (với nữ).
Vết loét có đặc điểm nông, hình tròn hay bầu dục, bờ nhẵn, màu đỏ, không ngứa, không đau, không có mủ, đáy vết loét thâm nhiễm cứng và kèm theo nổi hạch hai bên vùng bẹn, cứng và không đau.
- Vết loét này có thể tự mất sau 6 đến 8 tuần lễ kể cả không điều trị nhưng thực sự là vi khuẩn lúc đó đã vào máu, bệnh vẫn tiếp tục phát triển với những biểu hiện khác.
Giai đoạn 2: Thường bắt đầu sau khi có vết loét từ 6 đến 9 tháng, chủ yếu biểu hiện bằng các tổn thương trên da với các nốt ban màu hồng như hoa đào (đào ban), vết sẩn, nốt phỏng nước, vết loét ở da và niêm mạc.
Giai đoạn 3: Bệnh phát triển trong các phủ tạng như não, gan, cơ bắp tim mạch ..., gây nên các bệnh cảnh khác nhau tùy bộ phận cơ thể bị nhiễm giang mai.
Bệnh giang mai trên bệnh nhân HIV
Tác động qua lại giữa bệnh giang mai và HIV
- Nguy cơ lây nhiễm HIV qua con đường tình dục phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng quan trọng nhất là quan hệ với người bị các bệnh lây truyền qua đường tình dục, trong đó có giang mai. Nhiều nghiên cứu cho thấy có mối liên quan chặt chẽ giữa HIV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục, đặc biệt là các bệnh có loét ở sinh dục (giang mai, herpes, HPV, hạ cam, ...). Ở đâu có tỉ lệ các bệnh lây truyền qua đường tình dục cao ở đó có sự gia tăng HIV.
- Có thể nói giang mai vừa là bạn đồng hành, vừa là yếu tố nguy cơ, vừa là yếu tố chỉ điểm của HIV. Hay nói cách khác các bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV đều có chung các yếu tố nguy cơ cao là quan hệ tình dục không an toàn, quan hệ tình dục với nhiều người. Chính vì vậy người ta cũng coi HIV là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục nguy hiểm nhất.
Chấn đoán bệnh giang mai trên bệnh nhân HIV
- Việc chẩn đoán bệnh giang mai có thể phức tạp hơn ở những bệnh nhân nhiễm HIV vì kết quả huyết thanh âm tính giả và dương tính giả cho T pallidum và biểu hiện lâm sàng không điển hình trong sự hiện diện của nhiễm HIV. Tuy nhiên, cần kiểm tra huyết thanh để xác định chính xác có bị giang mai hay không? Đồng thời đánh giá virut HIV trong cơ thể để đưa ra phác đồ điều trị thích hợp cho cả hai bệnh một lúc
- Việc kiểm tra cẩn thận và xác định chính xác giúp việc điều trị có hiệu quả cao hơn, tổn thương giang mai chính không đau, đặc biệt là liên quan đến trực tràng và âm đạo, thường không được chú ý, phát ban thứ bệnh giang mai, tổn thương da-niêm mạc và các triệu chứng toàn thân có thể tinh tế hoặc gây hiểu lầm mà không được điều trị kịp thời. Bệnh thần kinh trung ương có thể xảy ra bất cứ giai đoạn nào của giang mai, cần làm xét nghiệm kiểm tra dịch não tủy của các bệnh nhân giang mai trên bệnh nhân mắc HIV.
Điều trị bệnh giang mai trên bệnh nhân nhiễm HIV
- Penicillin G là phác đồ được khuyến cáo, dùng bất cứ khi nào có thể cho tất cả các giai đoạn của bệnh giang mai ở những bệnh nhân HIV. Không có lựa chọn thay thế với Penicillin G có sẵn để điều trị bệnh giang mai thần kinh, giang mai bẩm sinh hoặc giang mai trong thai kì.
- So với các bệnh nhân nhiễm HIV thì bệnh nhân nhiễm HIV kèm theo giang mai giai đoạn sớm có thể có nguy cơ cao biến chứng thần kinh và một tỷ lệ cao hơn trong thất bại điều trị với các phác đồ hiện nay. Không có phương pháp nào điều trị hiệu quả hơn trong việc ngăn ngừa giang mai thần kinh ở bệnh nhân nhiễm HIV hơn so với phương pháp điều trị cho những bệnh nhân không nhiễm HIV.
- Để đánh giá hiệu quả điều trị cần lấy huyết thanh vào ngày đầu tiên điều trị, đặc biệt là những bệnh nhân mắc giang mai sớm, không lấy mẫu huyết thanh khi đang trong thời gian điều trị và so sánh khi kết thúc điều trị.
Phòng tránh giang mai
- Có đời sống tình dục lành mạnh, không quan hệ tình dục với nhiều người, chung thủy một vợ, một chồng. Vệ sinh cơ quan sinh dục sạch sẽ trước và sau khi quan hệ tình dục tránh lây nhiễm một số bệnh truyền qua đường sinh dục khác.
- Sử dụng bao cao su đúng cách trong những lần quan hệ tình dục. Không dùng bao cao su đã bị rách, bao cao su chỉ dùng một lần không dùng lại lần thứ hai.
- Nữ giới không nên mang thai khi đang mắc bệnh giang mai, vì sẽ gây nên một số biến chứng cho thai nhi như sẩy thai, thai chết lưu, và một số dị tật bẩm sinh khác. Nếu đang trong thai kỳ mà chẳng may bị giang mai nhưng điều trị không tốt thì nguy cơ truyền lây nhiễm cho đứa trẻ trong bụng là khó tránh khỏi, vì vậy có thể kham khảo ý kiến của bác sĩ xem có nên giữ cái thai hay không.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để có thể phát hiện sớm bệnh và điều trị kịp thời.
Bệnh giang mai có thể có những triệu chứng không điển hình ở bệnh nhân HIV dương tính, nguy cơ nhiễm trùng, tăng nguy cơ biến chứng giang mai tại mắt và thần kinh. Việc phát hiện giang mai trên những bệnh nhân HIV và điều trị sớm là việc cần thiết để làm giảm nguy cơ xảy ra biến chứng, hỗ trợ tăng sức đề kháng cho người bệnh.
Theo Alobacsi
Khi bệnh tình dục tấn công lên mắt Giang mai mắt là một tình trạng đi kèm giang mai, căn bệnh lây truyền qua đường tình dục "xưa như trái đất" nhưng đang trỗi dậy ở nhiều quốc gia trên thế giới. Tại Hội thảo Da liễu Khu vực phía Nam kỳ 1 -2019 được Bệnh viện Da liễu TP HCM tổ chức sáng 26-3, bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn...