Bé trai 13 tuổi mắc bạch hầu ở Đắk Nông nguy kịch
Bé trai 13 tuổi mắc bạch hầu ác tính ở Đắk Nông đang diễn tiến nguy kịch, tim tổn thương rất nặng.
Trao đổi với Zing trưa 1/7, TS.BS Phan Tứ Quí, Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu trẻ em, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM, cho biết sức khoẻ bé trai G.A.P. (13 tuổi, dân tộc H’Mông, ngụ xã Đắk R’Măng, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông) đang diễn tiến xấu, tình trạng viêm cơ tim ngày càng nặng.
Theo TS Quí bệnh nhi bị rối loạn nhịp, suy giảm chức năng co bóp tim, kèm viêm cơ tim nặng, men tim tăng cao. Kết quả siêu âm tim cho thấy cơ tim nhão. Phân suất tống máu EF chỉ còn 40% (phân suất tống máu bình thường của người Việt Nam khoảng 63 7%).
Trước đó, tại Bệnh viện Đa khoa Vùng Tây Nguyên, các bác sĩ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM đã hỗ trợ đặt máy tạo nhịp cho bệnh nhi. Hiện tại, bệnh nhi tiếp tục dùng máy tạo nhịp kèm thuốc vận mạch liều cao.
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM liên tục hội chẩn với các bác sĩ khoa Tim mạch, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) về điều trị biến chứng tim cho bệnh nhi này.
“Tim của bệnh nhi tổn thương rất nặng. Nếu không ghép tim, khả năng tử vong có thể trên 80%”, TS Quí nói.
Nếu xem xét khả năng ghép tim, các bác sĩ sẽ tính đến trường hợp can thiệp ECMO cho bệnh nhi. Hiện tại, các bác sĩ tiếp tục theo dõi sát diễn tiến của bệnh nhi để đánh giá khả năng phục hồi của tim. “Hy vọng tình trạng tổn thương tim không nặng thêm”, ông nói.
Video đang HOT
Sức khỏe bệnh nhi đang diễn tiến xấu, tình trạng viêm cơ tim ngày càng nặng. Ảnh: BVCC.
Nhận định nguyên nhân khiến diễn tiến bệnh của bé trai nguy kịch, TS Quí cho biết bệnh nhi nhập viện tại bệnh viện địa phương ngày thứ 3 sau khi mắc bệnh. Khi được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa Vùng Tây Nguyên, bệnh đến ngày thứ 6 nhưng chưa được dùng huyết thanh kháng độc tố bạch hầu do tình trạng thuốc khan hiếm.
Đến ngày thứ 7, các bác sĩ của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM lên Đắk Lắk hỗ trợ. Qua hội chẩn, các chuyên gia nhận định bé mắc bạch hầu ác tính, biến chứng tim, rối loạn nhịp và suy giảm chức năng co bóp tim. Bệnh nhi được đặt máy tạo nhịp tim ngay trong đêm.
Sáng 26/6, tình trạng bệnh nhi tiếp tục diễn tiến xấu, các bác sĩ quyết định chuyển về Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM theo dõi, điều trị.
Bệnh nhi G.A.P. là trường hợp mắc bạch hầu ác tính thứ 2 được ghi nhận tại Đắk Nông. Trước đó, bệnh nhi nhập viện vì sốt, ho, đau họng và chưa tiêm ngừa bạch hầu trước đây.
Trước đó, ngày 20/6, khoa Hồi sức cấp cứu trẻ em, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM, tiếp nhận bé gái 9 tuổi, người dân tộc H’Mông được chẩn đoán bạch hầu ác tính biến chứng tim, thận do Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Nông chuyển đến. Sau 2 giờ cấp cứu, bệnh nhi không qua khỏi.
Đến nay, Đắk Nông ghi nhận 12 ca dương tính với bạch hầu gồm 4 ca tại huyện Krông Nô đã được điều trị, 5 ca ở xã Quảng Hòa (1 ca tử vong) và 3 ca ở xã Đắk R’măng, huyện Đắk Glong. Sở Y tế Đắk Nông đã khám sàng lọc, xét nghiệm tất cả trường hợp có nguy cơ để ngăn chặn bệnh lây lan ra ngoài. Đến nay, 3 ổ dịch cơ bản được kiểm soát.
TS.BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM, cho biết bạch hầu là bệnh nguy hiểm, có thể gây chết người và chưa được loại trừ ở nước ta. Tuy nhiên, người dân có thể phòng ngừa bằng cách tiêm vaccine cho trẻ đúng lịch. Người lớn có thể tiêm nhắc lại vaccine TD (uốn ván – bạch hầu) mỗi 5 năm 1 lần.
Chưa tìm được nguồn lây ổ dịch bạch hầu
Đại diện Sở Y tế cho biết đến nay không xác định được nguồn lây bệnh bạch hầu trên địa bàn, dù đã ghi nhận 12 ca trong đó một người tử vong.
"Đến nay không tìm được nguồn lây ban đầu F0, nguyên nhân gây bạch hầu vẫn đang tồn tại trong cộng đồng. Chúng tôi chỉ biết là ở ba ổ dịch đã được ghi nhận thì dân cư có tỷ lệ tiêm chủng thấp, chỉ 52-65%", ông Hà Văn Hùng, Phó Giám đốc Sở Y tế Đăk Nông ngày 24/6 cho biết.
Ổ dịch thứ ba là cụm dân cư 12 thuộc xã Đăk R'măng, được ghi nhận ngày 23/6 với ba ca nhiễm mới nhờ xét nghiệm sàng lọc hơn 300 người dân, hôm nay không phát sinh thêm bệnh nhân. Em Giàng A Phủ, 13 tuổi, cư ngụ xã này, đang nguy kịch. Hai bệnh nhân khác sức khỏe ổn định. Cụm 12 xã Đăk R'măng cách trung tâm xã hơn 70 km, đường vào chỉ có thể đi bộ hoặc xe máy nên việc tiêm chủng gặp nhiều khó khăn, theo ông Hùng. Sau khi xuất hiện dịch, người dân mới chấp hành tiêm vaccine phòng bạch hầu.
Hiện Đăk Nông còn 6 bệnh nhân bạch hầu điều trị tại Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên và Bệnh viện đa khoa Đăk Nông, sức khỏe ổn định. Bốn người tuổi 9-15 tại xã Đăk Sôr, huyện Krông Nô, đã khỏi bệnh, xuất viện. Một tử vong, là bé gái 9 tuổi ở xã Quảng Hòa, huyện Đăk Glong.
Theo ông Hùng, đến chiều nay, dịch bạch hầu cơ bản đã được khoanh vùng, khống chế. Nhà chức trách đang mở rộng khám sàng lọc chủ động đến 5-6 khu dân cư của người H'mông sống rải rác trên địa bàn huyện Đăk Glong. Toàn bộ người dân ở khu vực này được lấy mẫu xét nghiệm bạch hầu, nhằm phát hiện sớm để điều trị, lập danh sách tiêm chủng.
Nhà chức trách đang cách ly 355 người ở xã Quảng Hòa và 307 người tại xã Đăk R'măng. Hơn 1.200 người được điều trị dự phòng.
Bác sĩ lấy mẫu xét nghiệm bạch hầu tại Trung tâm Y tế huyện Krông Nô. Ảnh: Ngọc Oanh.
Bác sĩ Nguyễn Thanh Trường, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM, cho biết bệnh bạch hầu khi biến chứng rất nguy hiểm, bệnh nhân tử vong rất nhanh. Như bé gái 9 tuổi ở Đăk Nông, khi chuyển đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM đã bị biến chứng vào tim, diễn biến bệnh quá nặng, mất chỉ sau 2 giờ nhập viện.
Theo bác sĩ Trường, bạch hầu không phải là bệnh mới, đã có vaccine phòng bệnh, nhưng năm nào cũng xuất hiện rải rác vài ổ dịch. Những năm qua bệnh viện tiếp nhận rải rác các ca bạch hầu, chủ yếu từ các tỉnh Tây Nguyên như Đăk Lăk, Kon Tum...
"Bệnh này có thể chủ động phòng ngừa bằng vaccine. Người bệnh được phát hiện sớm, điều trị bằng kháng sinh, thuốc kháng độc tố ngay khi bệnh khởi phát thì không nguy hiểm. Khi độc tố từ vi khuẩn bạch hầu biến chứng vào tim thì hầu như vô phương cứu chữa", bác sĩ Trường giải thích.
Bạch hầu là bệnh nhiễm trùng cấp tính do vi khuẩn corynebacterium diphtheriae gây ra, lây qua các chất tiết đường hô hấp chứa vi khuẩn hoặc qua các chất dịch ở sang thương ngoài da. Triệu chứng ban đầu là sốt, ho, viêm họng, viêm mũi, nuốt đau, xuất hiện màng giả màu trắng ở vùng hầu họng.
Vi khuẩn từ các mảng trắng có thể tiết độc tố. Một số bệnh nhân bị độc tố này gây suy hô hấp và tuần hoàn, liệt khẩu cái làm thay đổi giọng nói, ăn uống sặc và khó nuốt, lú lẫn, nặng thì hôn mê sau đó tử vong. Một số trường hợp bị biến chứng viêm cơ tim hay viêm dây thần kinh ngoại biên.
Phòng bệnh hiệu quả nhất là tiêm vaccine 5 trong 1 thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng lúc bé 2, 3, 4 tháng tuổi. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, che miệng khi ho hoặc hắt hơi, giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng. Khi có dấu hiệu bệnh hoặc nghi ngờ, phải cách ly, khám và điều trị kịp thời.
Đắk Lắk: Tiếp nhận thêm 2 ca dương tính và 12 ca nghi ngờ bạch hầu Bệnh viện Đa khoa Vùng Tây Nguyên đang điều trị 2 ca mắc bệnh bạch hầu ác tính và viêm cơ tim cấp tính rất nặng. Đồng thời cũng ghi nhận thêm 12 ca nghi ngờ mắc đến từ 3 ổ dịch của tỉnh Đắk Nông. Lấy mẫu bệnh phẩm những người tiếp xúc với các ca dương tính bạch hầu. Chiều 22/6,...