Bé trai 1 tuổi bị chướng bụng mãi không hết, đi khám phát hiện điều không thể ngờ
Thấy bụng của con trai 1 tuổi phình to nên gia đình đưa đến bệnh viện kiểm tra, kết quả phát hiện đứa trẻ không có hậu môn.
Tiểu Lưu 1 tuổi, ở Sơn Đông, Trung Quốc từ khi khi sinh ra đã thường xuyên bị đầy bụng, lúc đầu bố mẹ tưởng khó tiêu nên lâu lâu lại xoa bụng cho bé. Nhưng cách đây không lâu, bụng của Tiểu Lưu dần dần phình to, giống như một quả bóng nhỏ, lúc này gia đình mới vội vã đưa cậu đến Bệnh viện Nhi Tế Nam. Kết quả kiểm tra khiến cả gia đình sốc, hóa ra đứa trẻ không có hậu môn.
Ảnh minh họa
Điều này khiến gia đình thắc mắc nếu không có hậu môn, sao đứa trẻ vẫn bài tiết được tới tận khi 1 tuổi mới phát hiện? Khi khám bác sĩ phát hiện có một lỗ rò nhỏ ở phía trước hậu môn của trẻ. Mặc dù lỗ rò nhỏ hơn hậu môn bình thường, nó cũng có thể đi tiêu nhưng khó khăn hơn nên Tiểu Lưu mới bị chướng bụng.
Bệnh của Tiểu Lưu có tên gọi lâm sàng là bệnh rò hậu môn bẩm sinh và nó không phải là hiếm gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, tuy nhiên nhiều người vẫn chưa biết rõ về nó. Tỷ lệ mắc bệnh rò hậu môn bẩm sinh là khoảng 1/1500 – 1/5000, trường hợp nặng đe dọa đến tính mạng
Bệnh rò hậu môn bẩm sinh, tức là hậu môn, ống hậu môn và trực tràng dưới bị mất đi sau khi trẻ được sinh ra và không thể nhìn thấy hậu môn từ bên ngoài. Bệnh này rất phổ biến ở trẻ em, tỷ lệ mắc bệnh của trẻ trai cao hơn trẻ gái, gần như là 3:2 và thường kèm theo các dị tật khác.
Sau khi bị bệnh, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ không thể đào thải phân ra ngoài kịp thời nên sẽ có các triệu chứng như chướng bụng, tắc ruột, khi tích tụ nhiều trong ruột có thể bị viêm đại tràng thứ phát, thủng ruột, viêm phúc mạc,… Hậu quả có thể gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng của trẻ.
Ảnh minh họa
Bệnh rò hậu môn bẩm sinh rất nguy hại đối với trẻ em nên các bậc cha mẹ phải hết sức lưu ý và đề phòng, nhất là một số phụ nữ trong quá trình mang thai mắc những yếu tố dưới đây, khiến trẻ sinh ra có nguy cơ cao mắc phải căn bệnh này.
- Di truyền: Đột biến gen và bất thường bẩm sinh của nhiễm sắc thể khi mang thai dẫn đến những bất thường trong quá trình phát triển của phôi trong tử cung.
Video đang HOT
- Kích thích từ môi trường: Ví dụ, phụ nữ mang thai làm việc trong các ngành hàng nguy hiểm như hóa học, phóng xạ dễ bị dị tật thai nhi hơn phụ nữ mang thai bình thường.
- Mẹ bầu bị sốt cao trong 3 tháng đầu: Sốt cao trong 3 tháng đầu có thể khiến các tế bào thần kinh não của thai nhi bị chết và giảm số lượng, điều này ảnh hưởng đến thai nhi và khiến phôi thai phát triển không bình thường.
- Bố mẹ đang mang thai hút thuốc và uống rượu: Một nghiên cứu đã phân tích 22 bài báo về dị tật hậu môn trực tràng bẩm sinh ở 8 quốc gia và phát hiện ra rằng: 8 bài báo trong đó người cha có tiền sử hút thuốc và 7 bài báo người mẹ hút thuốc trước hoặc trong khi mang thai có liên quan đến dị tật hậu môn trực tràng rõ ràng ở trẻ sơ sinh. Nếu bà bầu lạm dụng rượu bia khi mang thai có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của phôi thai và có thể gây ra những bất thường.
Dị tật cấu trúc này rất khó phát hiện trong thai kỳ, vì vậy mẹ bầu nên cẩn thận hơn để tránh những nguy cơ gây bệnh, nếu không may đã mắc bệnh rò hậu môn bẩm sinh thì cần điều trị kịp thời để giảm bớt thiệt hại do căn bệnh này gây ra cho con.
Điều trị bệnh rò hậu môn bẩm sinh như thế nào?
Ảnh minh họa
Về mặt lâm sàng, phương pháp quan trọng nhất đối với bệnh này là tái tạo hậu môn thông qua phẫu thuật. Nói chung, đối với rò hậu môn thấp có thể hình thành trong một lần phẫu thuật, đối với rò hậu môn từ trung bình lên cao thì khó hơn, trước đây cần tiến hành 3 giai đoạn.
Ở giai đoạn đầu, nên tiến hành rò đại tràng sigma hoặc đại tràng ngang hai khoang trước. Giai đoạn 2 giúp trẻ giải quyết tình trạng đại tiện ra máu, tiểu dắt. Giai đoạn 3 phẫu thuật đường rò.
Với sự tiến bộ của công nghệ y tế, nhiều bệnh viện đã bắt đầu áp dụng phương pháp nong hậu môn nội soi hỗ trợ điều trị rò hậu môn cấp độ cao. Nó có ưu điểm là giải quyết một lần, phục hồi nhanh, ít sang chấn, thẩm mỹ nên điều trị được phần lớn bệnh rò hậu môn bẩm sinh.
Tóm lại: Rò hậu môn bẩm sinh là một mối nguy hại rất lớn đối với trẻ em, vì vậy nếu thấy trẻ vẫn chưa đi tiêu một hoặc hai ngày sau khi sinh, bạn nên cảnh giác với bệnh rò hậu môn bẩm sinh và đến bệnh viện thường xuyên để khám chi tiết kịp thời.
Hành trình xóa 'rễ cây' trên chân
Từng chấp nhận bán hết gia sản để đưa con qua Singapore điều trị với số tiền lên đến hàng tỉ đồng, nhưng sau đó gia đình bệnh nhân đã tìm được nơi điều trị hiệu quả cho con ngay tại Việt Nam với chi phí thấp hơn hàng chục lần.
Hình ảnh đôi chân bị rối loạn mạch máu trước và sau phẫu thuật của bệnh nhân N.T.H. - Ảnh: BVCC
Từ khi sinh ra, em N.T.H. (ngụ ở TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) đã có những vết bớt đỏ ở nửa mông và nửa chân. Lo lắng, chị Đặng Thị Mỹ Dung, mẹ của cậu bé, đã đưa con trai đến nhiều bệnh viện khám nhưng đều được chẩn đoán "đó chỉ là vết bớt bình thường".
Khi H. 16 tuổi, trong những vết bớt này bỗng nổi lên những mạch máu mà mẹ cậu ví như những chiếc rễ cây to, nhỏ chằng chịt... Chỉ cần vết xước nhẹ vào những cái bớt này, máu sẽ rỉ ra, rất khó cầm lại được.
Tìm cách thoát bệnh hiếm gặp
Lúc đó, chị Dung đưa con trai đến một vài bệnh viện tại TP.HCM thăm khám. Các bác sĩ đều chẩn đoán con chị mắc chứng rối loạn mạch máu bẩm sinh. Chị cho con theo điều trị với một bác sĩ và đã được chích xơ vào mạch máu cho cứng lại.
Tuy nhiên, khi chích đến đâu mạch máu cứng lại đến đó nhưng lại phình ra ở chỗ khác. Mỗi lần chích, con chị rất đau đớn.
Có lần vì đau quá, chi phí điều trị lại tốn kém nên H. bảo: "Mẹ ơi, để con nhảy lầu đi luôn cho nhẹ nhàng". Chị đã ôm con trai vào lòng, vừa khóc vừa nói: "Con ráng điều trị bệnh, chứ con nhảy lầu vậy, cả cuộc đời sau này của mẹ sẽ đau khổ vô cùng".
Dù N.T.H. đã chịu đau đớn trong nhiều lần điều trị nhưng bệnh vẫn không thuyên giảm. Chị Dung cũng từng nhờ bạn là bác sĩ ở Mỹ, Úc... hỏi về cách điều trị bệnh cho con.
Khi nghe bệnh tình của H., các bác sĩ khuyên gia đình chị không cần đưa con qua Mỹ, Úc điều trị vì tốn kém mà chỉ nên đưa con sang Singapore.
Gia đình chị Dung đã tìm hiểu hướng giải pháp này và được biết con chị sẽ phải sang Singapore điều trị 3 lần. Ước tính mỗi lần hết 700 triệu đồng tiền điều trị và chi phí đi lại, ăn ở.
Trong lúc gia đình đang tìm cách lo số tiền này thì chị Dung tình cờ được giới thiệu với PGS.BS Trần Minh Hoàng - khoa phẫu thuật mạch máu, Bệnh viện FV, người từng được đào tạo và tốt nghiệp chuyên khoa mạch máu và can thiệp mạch máu tại Pháp.
BS Hoàng cho biết Bệnh viện FV có trang bị hệ thống máy Laser Biolitec của Đức, có thể thực hiện thủ thuật đốt laser nội tĩnh mạch và chích xơ nên sẽ điều trị được bệnh của con chị.
Chị Dung mừng đến rơi nước mắt khi con trai có thể điều trị ngay trong nước, không phải tốn nhiều tiền ra nước ngoài điều trị.
Vỡ òa hạnh phúc
Chị Dung đưa con đến Bệnh viện FV trong tình trạng phần đùi trái bị phù, đỏ, đau và da sắp loét. BS Hoàng chẩn đoán bệnh nhân mắc chứng rối loạn mạch máu bẩm sinh (KLIPPEL-TRENAUNAY-SYNDROME).
Đây là một chứng bệnh hiếm gặp, ước tính khoảng 42.000 người mới có một người mắc phải. Theo BS Hoàng, nếu không chữa trị kịp thời, chân của bệnh nhân sẽ bị nhiễm trùng và nguy cơ vỡ mạch máu, dễ dẫn đến tử vong.
Bệnh nhân được chụp CT, siêu âm và vẽ bản đồ đánh dấu mạch máu bị tổn thương ở chân trước khi bác sĩ tiến hành thực hiện thủ thuật đốt laser nội tĩnh mạch và chích xơ.
Tiến hành thủ thuật, BS Hoàng đã tỉ mỉ chọn lọc từng tĩnh mạch dị dạng để làm laser, tránh xâm lấn và tổn thương các mạch máu lành. Với phương pháp dùng nhiệt từ ánh sáng laser để làm xẹp tĩnh mạch, bác sĩ đã luồn sợi laser vào lòng tĩnh mạch bị giãn.
Song song đó là quá trình gây tê kết hợp bơm nước xung quanh tĩnh mạch giúp giảm ảnh hưởng của tia laser lên các mô xung quanh, hạn chế làm bỏng mô cũng như tránh các biến chứng lên những dây thần kinh cảm giác.
Sau đó, bác sĩ đã tiêm thuốc gây xơ hóa vào vùng mạch máu bị tổn thương, chích nhiều lần cho đến khi không còn hiện tượng giãn tĩnh mạch nông dưới da.
Sau hai giờ thực hiện thủ thuật dưới hướng dẫn siêu âm, bệnh nhân đã giảm 90% các triệu chứng. Bệnh nhân xuất viện sau đó 3 ngày, được tiếp tục điều trị duy trì bằng cách dùng thuốc và mang vớ tĩnh mạch.
Trao đổi với Tuổi Trẻ vào tháng 10-2020, chị Dung chia sẻ hiện H. đã là sinh viên năm thứ 3 của một trường đại học. H. học cách nhà 20km nên hằng ngày tự lái xe máy đi và về. Từ một chàng trai trước đây luôn mặc quần dài thì bây giờ con chị đã tự tin mặc quần soóc. Các mạch máu nổi lên trước đây giờ đã lặn hết.
Chứng rối loạn mạch máu bẩm sinh là bệnh lý khó
Theo BS Trần Minh Hoàng, đây là ca bệnh đầu tiên của bệnh viện được ứng dụng laser trong điều trị dị dạng mạch máu, kết hợp đồng thời giữa laser và chích xơ.
Chứng rối loạn mạch máu bẩm sinh là bệnh lý khó nhất trong dị dạng mạch máu. Nếu không điều trị kịp thời, chân của H. có nguy cơ loét, nhiễm trùng và thậm chí là cắt bỏ chân.
Mang song thai một trong tử cung, một ngoài tử cung Cô gái 21 tuổi, mang song thai 7 tuần nhờ kỹ thuật bơm tinh trùng vào tử cung, song điều lạ là một thai nằm trong tử cung một thai nằm ngoài. Ảnh minh họa Bác sĩ Lê Mạnh Quý, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, ngày 15/10 cho biết thai phụ có tiền sử viêm đại tràng, lấy chồng một năm chưa...