Bé sinh non 28 tuần tuổi nhập viện trong tình trạng viêm ruột hoại tử, cha mẹ vỡ lẽ nguyên nhân là do yêu thương con quá mức
Nhìn con đau đớn nằm trên giường bệnh, người mẹ cảm thấy bản thân thật đáng trách vì nguyên nhân là do chính mình.
Sinh con ra, người mẹ nào cũng muốn con được khỏe mạnh, béo tốt. Thế nhưng, bệnh tật thường đến với những đứa trẻ sơ sinh vào lúc không ai ngờ nhất. Bé Xiao Liu sinh non 28 tuần nhưng may mắn rằng tình trạng không nguy kịch nên sớm được xuất viện về với gia đình.
Do sinh non nên không được cung cấp đủ dưỡng chất để phát triển bình thường, bé Xiao Liu sinh ra có cơ thể nhỏ bé và cân nặng thua kém những đứa trẻ khác. Để con mau lớn, mau tăng cân, cha mẹ bé đã khắc phục bằng cách cho bé ăn thật nhiều sữa bột. Thế nhưng, cha mẹ bé đã không ngờ rằng chính hành động này đã làm hại con mình.
Sau 2 tuần uống sữa công thức, Xiao Liu có biểu hiện vàng da. Ban đầu, gia đình nghĩ rằng bé chưa thích nghi được với môi trường sống hiện tại, đây cũng là một hiện tượng bình thường của trẻ sinh non. Thế nhưng, trong một thời gian dài, bé Xiao Liu vẫn không tăng cân mà thậm chí thể trạng còn yếu ớt hơn trước. Điều này khiến cả gia đình vô cùng lo lắng.
Cách đây vài ngày, bé Xiao Liu đã phải nhập viện trong tình trạng nôn mửa, khó chịu, bụng căng cứng. Tại đây, bác sĩ đã thông báo cho gia đình một tin vô cùng sốc, bé Xiao Liu bị viêm hoại tử ruột và cần phải phẫu thuật ngay lập tức, nếu không bệnh sẽ biến chứng và khó cứu chữa được.
Sau ca phẫu thuật, bé Xiao Liu dần hồi phục sức khỏe, thế nhưng, bé phải bị cắt bỏ một đoạn ruột dài 35cm do bị hoại tử. Nhìn con gái nằm trong phòng mổ, người mẹ cảm thấy đau đớn và vô cùng xấu hổ vì nguyên nhân hóa ra là do yêu thương con không đúng cách.
Sau chuyện này, các chuyên gia và bác sĩ nhi khoa cũng đã lên tiếng cảnh báo các bậc cha mẹ khi chăm trẻ sinh non và trẻ sơ sinh bằng sữa công thức.
Video đang HOT
Một số điểm lưu ý khi chăm trẻ sinh non:
- Pha sữa đúng tỉ lệ, tránh pha sữa quá đặc. Nồng độ bột sữa cao có thể dẫn đến chứng khó tiêu ở trẻ sơ sinh.
- Không tùy tiện pha sữa đặc với các loại chất bổ khác như nước trái cây, nước khoáng… vì có thể gây tác dụng phụ nguy hại.
- Bình sữa cũng cần được vệ sinh và khử trùng ngay sau khi sử dụng. Đồng thời, cần phải thay núm vú thường xuyên để đảm bảo bình sữa luôn an toàn và vệ sinh.
- Sữa mẹ có nhiều yếu tố bảo vệ, là sữa duy nhất giảm nguy cơ hoại tử đường ruột ở trẻ đẻ non.
- Cho trẻ ăn từ từ, với lượng nhỏ trong từng bữa. Cần theo dõi sát sao và đánh giá tình trạng dung nạp sữa.
Theo Sohu
Trẻ sinh non ở tuần thứ 36: Cha mẹ nên chăm sóc như thế nào?
Trẻ chào đời sớm hơn dự kiến sẽ kéo theo nhiều mối lo lắng cho các bậc phụ huynh. Cha mẹ đừng quên đọc bài viết này để nắm được cách chăm sóc một em bé sinh non 36 tuần.
Thai nhi 36 tuần phát triển như thế nào?
Sau 35 tuần tăng trưởng, trẻ sinh ở tuần 36 sẽ có trọng lượng trung bình khoảng từ 2,5 đến 3 kg và chiều dài khoảng 44 đến 49 cm. Trên đầu trẻ là một lớp tóc tơ dày với chiều dài từ 1,5 đến 4 cm. Màu tóc lúc này của trẻ vẫn còn nhạt hơn so với tóc người lớn.
Thai nhi 36 tuần tuổi thường có ngôi thuận - Ảnh minh họa: Internet
Đa số trẻ sinh non 36 tuần có phổi hoàn thiện, hệ thống tuần hoàn và khả năng miễn dịch của trẻ đang ở giai đoạn khá tốt, chỉ có hệ tiêu hóa vẫn chưa hoàn thiện. Bộ não của trẻ lúc này phát triển nhanh chóng.
Trẻ giai đoạn này thường có ngôi thuận, vị trí hạ thấp trong bụng mẹ để chuẩn bị ra đời.
Cách chăm sóc trẻ sinh non ở tuần thứ 36
Chăm sóc trẻ sinh non có thể khác một chút so với việc chăm sóc em bé khỏe mạnh, đủ tháng. Do đó, cha mẹ cần ghi nhớ những điều dưới đây:
Da kề da: Ngoài các biện pháp y tế để đảm bảo tiếp tục hỗ trợ sức khỏe của trẻ, việc tạo ra mối liên hệ chặt chẽ giữa 2 mẹ con là điều cần thiết. Tiếp xúc da kề da càng nhiều càng tốt, trẻ sẽ cảm nhận được sự hiện diện của mẹ và thích sự ấm áp mà mẹ mang lại cho chúng.
Cho con bú: Điều này sẽ giúp trẻ được tăng thêm khả năng miễn dịch vì sữa mẹ cung cấp cho trẻ các kháng thể cần thiết. Trẻ nên bú sữa từ 10 - 12 lần/ngày. Theo đó, lượng sữa mỗi ngày cho trẻ sinh non như sau:
Ngày đầu sau sinh: 50 ml sữa/ kg cân nặng của trẻ.
Từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 6: Tăng mỗi ngày thêm 70ml/ kg cân nặng của trẻ.
Từ ngày thứ bảy trở đi: 170 ml sữa/ kg cân nặng của trẻ.
Da kề da và cho con bú là những cách mẹ cần biết khi chăm sóc trẻ sinh non - Ảnh minh họa: Internet
Nhiệt độ phòng: Để giữ thân nhiệt của trẻ ở mức ổn định là 36, 5 - 37 độ C, người nhà cần chú ý theo dõi và điều chỉnh nhiệt độ phòng phù hợp theo các quy tắc: Với trẻ dưới 1,5kg thi nhiêt đô phong phai được đảm bảo từ 33 - 35 độ C.
Tre nặng 1,5 - 2kg thi nhiệt độ phòng phù hợp là từ 30 - 32 độ C. Trẻ từ 2 đến 2,5kg thì cần giữ nhiệt độ phòng từ 27 - 28 độ C.
Một tin vui cho các bậc phụ huynh là tỷ lệ sống của trẻ sinh non ở tuần thứ 36 khá cao, dao động từ 98 đến 99%. Được bế em bé của mình trên tay là một cảm giác tuyệt vời, ngay cả khi trẻ ra đời sớm hơn dự kiến.
Theo phunusuckhoe
Thiếu ối trầm trọng và có thể sinh non, mẹ 9x sổ sung duy nhất loại thực phẩm này trong 3 ngày mà hiệu quả rõ rệt Đó là câu chuyện của chị Phạm Thị Khánh Vân, 28 tuổi, hiện đang sinh sống ở quận 12, TP.HCM. Chị Khánh Vân hiện đang mang thai gần 39 tuần và đã tăng hơn 10kg. Trong suốt thai kỳ, chị Vân duy trì chế độ ăn uống khá thoải mái. Chị hạn chế ăn tinh bột, mỗi bữa chỉ ăn một chén cơm...