Bé mút ngón tay có gây hại?
Rất nhiều bé có thói quen luôn mút ngón tay ở mọi nơi, mọi lúc, nhiều bà mẹ cho rằng điều đó là tự nhiên và rất bình thường. Vậy, bé mút tay có lợi hay hại, chúng ta có nên cho trẻ mút ngón tay không, loại bỏ thói quen này như thế nào?
Vì sao bé mút tay?
Trong giai đoạn sơ sinh, mút tay là một trong những biểu hiện của việc bé đói và có nhu cầu được bú sữa. Điều đó làm bé thấy dễ chịu và có cảm giác bình yên. Khi lớn hơn thói quen mút tay trong mọi tình huống như: mệt mỏi, sợ hãi, buồn chán, buồn ngủ, hay lo lắng, căng thẳng… Lắm lúc trẻ phải mút tay để đi vào giấc ngủ và mỗi khi trở mình lúc nửa đêm. Theo thống kê chưa đầy đủ 90% số trẻ sơ sinh khi đói sẽ mút tay, và dần dần sẽ hình thành thói quen này ngay cả khi bé không đói thậm chí đã thôi bú sữa.
Mút tay có gây hại cho bé?
Theo các nghiên cứu cho thấy đa số trẻ có thể an toàn khi mút ngón tay của chúng. Thông thường, các trẻ chỉ ngậm mút ngón tay một cách nhẹ nhàng trong khoảng thời gian ngắn nên không gây tổn thương đáng kể trên cơ thể. Ngậm mút tay chưa rửa sạch sẽ là nguồn căn cho trẻ bị các bệnh lây truyền qua đường miệng như bệnh tay chân miệng và các bệnh đường tiêu hoá …
Trẻ ngậm ngón tay quá sâu khiến trẻ dễ bị nôn trớ, nhất là sau ăn uống. Ở những trẻ có động tác mút mạnh liên tục, thậm chí nhai hoặc dùng lưỡi đẩy có thể gây ra một số tổn thương ở da ngón tay, răng và hàm. Da ngón tay bị nứt đi nứt lại, lở loét, sẽ tạo điều kiện cho vi trùng bên ngoài xâm nhập vào dưới da sẽ gây viêm da mủ. Mút tay nhiều, lâu ngày, còn gây biến dạng xương ngón tay, tạo nên hình dạng ngón tay bất thường. Thậm chí biến dạng răng và hàm; miệng trẻ trở nên hô (do răng và hàm bị đẩy ra ngoài) hay móm (do một hàm bị đưa vào trong); lệch khớp cắn; rối loạn phát âm. Sau này cần phải đến nha khoa để điều trị. Về tâm lý, mút ngón tay thường được xem là biểu hiện của xấu hổ, thiếu tự tin và dễ là cái cớ khiến bạn bè trêu ghẹo, gây mặc cảm cho trẻ khi đến trường.
Video đang HOT
Đa số trẻ có thể an toàn khi mút ngón tay của chúng.
Làm sao để trẻ từ bỏ thói quen xấu?
Với trẻ còn bú nên cho bú mẹ đầy đủ. Nếu trẻ thỉnh thoảng mới mút tay, bố mẹ chỉ cần làm phân tâm trẻ, lôi cuốn sự chú ý vào những trò chơi khác, giúp trẻ dễ chịu vào những thời điểm sắp mút tay. Chịu khó tìm cách động viên, khích lệ trẻ những lúc không mút tay cũng mang lại hiệu quả giảm dần rồi tự hết. Bên cạnh đó, có thể sử dụng một số biện pháp như băng kín hay mang găng che tay trẻ, … nhằm làm giảm hứng thú mút tay cũng có hiệu quả nhất định.
Với trẻ lớn, cần được giải thích lồng ghép trong tác hại của những thói quen kém vệ sinh, nhắc nhở trẻ thường xuyên rửa tay sạch, cắt móng tay, vệ sinh da để tránh lây bệnh.
Nếu những cố gắng trên của bạn không giúp đuợc trẻ, hãy đưa trẻ đến khám tại các khoa nhi chuyên về tâm lý trẻ em.
Theo PLXH
Đẹp da từ bên trong
Ở thời kỳ tiền kinh nguyệt, khi stress, tiền mãn kinh... dù chăm sóc đến mấy, da vẫn xấu đi trông thấy... Rõ ràng, một làn da đẹp không chỉ nhờ mỹ phẩm, vệ sinh da mà mà còn liên quan chặt chẽ với nội tiết tố cơ thể.
Mối quan hệ giữa làn da và hoóc-môn
Khi làn da xấu đi do nguyệt san, mất ngủ, làm việc quá sức, stress, sinh nở, tiền mãn kinh, mãn kinh, thủ phạm chính là sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể.
Cụ thể, trước kỳ kinh nguyệt, lượng hoóc-môn giới tính tăng, làm cho tuyến nhờn hoạt động mạnh, da thường xấu đi, nhiều loại "đèn pin" lớn nhỏ thi nhau xuất hiện.
Mất ngủ, làm việc quá sức sẽ làm lượng androgen (là kích thích tố nam, thủ phạm khiến da mặt nam giới bóng nhờn hơn, lỗ chân lông to hơn nữ giới) trong cơ thể phụ nữ tăng, chất nhờn nhiều hơn nên dễ bị mụn.
Stress sẽ sinh ra một lượng cortisol gây ức chế quá trình tái tạo tế bào da mới, tăng sinh mụn trứng cá. Stress còn làm tăng testosterone, hoóc-môn giới tính nam, gây rậm lông tóc.
Mất ngủ, ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời làm suy giảm hoạt động của melatonin(hoóc-môn giúp điều hòa khí huyết, giúp ngủ sâu, tăng khả năng tự tái tạo của da vào ban đêm).
Nám da sau sinh (còn gọi là cloasma) gây ra bởi sự suy giảm đổi đột ngột của hoóc-môn estrogen trong cơ thể sau sinh.
Lão hóa da sau tuổi 30 do buồng trứng dần suy thoái dẫn tới lượng estrogen dần suy giảm, cao điểm là sau tuổi 35, rõ rệt nhất là thời kỳ tiền mãn kinh, mãn kinh. Biểu hiện rõ nhất là da nhăn, sạm, nám, lão hóa.
Các cách cân bằng nội tiết tố
Bổ sung hoóc-môn estrogen: bổ sung các thực phẩm giàu estrogen thực vật như giá đỗ tương (mầm đậu nành), đậu phụ, sữa đậu nành, táo, cà chua.... Trong đó, mầm đậu nành là loài thực vật giàu isoflavones (có tác dụng như nội tiết tố nữ: giúp làn da mịn màng, hết nám, hạn chế lão hóa) nhất trong các thực vật.
Đầu tư cho giấc ngủ: chỉ khi bạn ngủ sâu và ngon, melatonin mới làm việc tốt được. Nên ngủ đúng giờ vào ban đêm.
Đừng bao giờ để mình stress: cách giải tỏa stress hiệu quả nhất là tập thể dục. Hãy chọn cho mình một môn thể thao phù hợp, tập luyện thường xuyên.
Tránh thực phẩm chứa nhiều tinh bột vì nó làm tăng lượng cortisol. Những gia vị trong các thực phẩm ăn liền sẽ thúc đẩy quá trình lão hóa nhanh hơn. Rau xanh và đạm kết hợp vừa phải sẽ tốt hơn.
Uống nước đầy đủ sẽ giúp điều hòa cortisol, da được cung cấp độ ẩm, khả năng bài tiết dễ dàng hơn.
Theo Dân Trí
Mẹo giữ da đẹp mùa mưa Mùa hè là khoảng thời gian mà các tế bào da trên cơ thể phát triển nhanh về số lượng. Điều này cũng đồng nghĩa với việc lớp tế bào da chết bên trên sẽ bị tẩy dần đi khi mùa mưa bắt đầu. Nếu không được chăm sóc đúng cách, làn da của bạn sẽ trở nên thô ráp và thiếu sức...