Bé gái vừa chào đời đã có 4 ngón tay cái mọc 2 bên như càng cua
Tại bệnh viện, gia đình bệnh nhi cho biết, từ khi chào đời bé đã có 4 ngón cái ở hai bên bàn tay, hình thù giống như càng cua.
Đó là trường hợp của bé T.A. (8 tháng tuổi) chào đời với 4 ngón cái ở hai bàn tay giống như càng cua. Hai ngón phụ kém phát triển, không hoạt động, dễ bị thương.
Khi được gia đình đưa đến bệnh viện, các bác sĩ đã phẫu thuật cắt ngón dư, chuyển gân, tạo hình nhằm tăng cường cơ năng cho ngón chính của bé.
Cháu bé có 2 ngón cái mỗi bên bàn tay nhìn như càng cua (Ảnh: BV).
Một trường hợp khác là bé M. (11 tháng tuổi), chào đời với một bàn chân có hai ngón cái dính nhau làm lệch trọng tâm chân, khiến bé đi lại khó khăn và khó mang giày khi lớn. Bé được tách và loại bỏ ngón phụ, cắt xương, ghép da, chuyển gân và nắn trục cho ngón chính.
Sau vài giờ phẫu thuật, hai bệnh nhi đều tỉnh táo trở lại, có thể uống sữa. Khi vết mổ khô, sức khỏe hồi phục bình thường, hai bé được xuất viện. Bố mẹ bệnh nhi được bác sĩ hướng dẫn thay băng thường xuyên cho con và hẹn lịch tái khám.
Theo bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Đỗ Trọng, chuyên khoa Ngoại nhi, các bệnh nhi trên là hai trong nhiều trẻ bị dị tật thừa ngón bẩm sinh, được bệnh viện nơi ông làm việc tiếp nhận.
Đa ngón tay, chân ở trẻ biểu hiện với nhiều dạng khác nhau như các ngón thừa liên kết với ngón chính bằng một mô mềm, kém phát triển hoặc sao chép ngón chính kết cấu phức tạp.
Video đang HOT
Thừa ngón là dị tật phổ biến, có thể phát hiện trước hoặc sau sinh. Đây có thể là khiếm khuyết riêng lẻ hoặc liên quan đến các dị tật bẩm sinh khác. Nguyên nhân gây dị tật thừa ngón thường là yếu tố di truyền hoặc môi trường.
Mẹ mắc các bệnh rubella, herpes, lupus ban đỏ… trong thai kỳ, thai nhi có thể bị dị tật thừa ngón. Các yếu tố khác như thai phụ trên 35 tuổi, hút thuốc, uống rượu, tiếp xúc với chất độc, chất phóng xạ cũng làm tăng khả năng trẻ bị thừa ngón bẩm sinh.
Một trường hợp trẻ sinh ra có 2 ngón chân cái dính vào nhau (Ảnh: BV).
Phẫu thuật là phương pháp duy nhất để điều trị dị tật này. Trẻ nên được phẫu thuật trước 12 tháng tuổi nhằm đảm bảo tính thẩm mỹ, bảo tồn chức năng ngón, tránh ảnh hưởng tâm lý khi nhận thấy bản thân khác biệt bạn bè.
Bác sĩ Trọng khuyến cáo, nếu dư ngón tay, chân nằm ở vị trí ngón cái hoặc các ngón giữa, khiến hoạt động cầm, nắm của bàn tay gặp khó khăn, hoặc làm lệch trục chân, trẻ nên can thiệp sớm ở ba tháng tuổi.
Trường hợp dính ngón, hay ngón phụ phát triển kém, ảnh hưởng hoặc làm biến dạng ngón chính cũng cần phẫu thuật trước một tuổi.
Để phòng ngừa nguy cơ trẻ sinh ra thừa ngón, 6 tháng trước khi mang thai và trong thai kỳ, phụ nữ tránh uống rượu bia, hút thuốc lá, chất kích thích. Thai phụ tiêm phòng đầy đủ, bổ sung vitamin, khoáng chất theo chỉ định của bác sĩ.
Bên cạnh đó, tật đa ngón di truyền trội nhưng không nguy hiểm, có thể phẫu thuật sau sinh, hoặc vợ chồng bị dị tật trên nên sàng lọc phôi, thụ tinh trong ống nghiệm, giúp tăng cơ hội sinh con khỏe mạnh.
Hỗ trợ phẫu thuật tim miễn phí, cứu sống bệnh nhi từ Campuchia
Theo bác sỹ Nguyễn Trí Hào, Trưởng Khoa Tim mạch, Bệnh viện Nhi đồng 1, dị tật màng ngăn nhĩ trái ở tim rất hiếm gặp.
Mỗi năm, Bệnh viện Nhi đồng 1 chỉ tiếp nhận một đến hai trẻ mắc bệnh này.
Bác sỹ Bệnh viện Nhi đồng 1 khám cho bệnh nhi người Campuchia sau phẫu thuật tim. (Ảnh: Đinh Hằng/TTXVN)
Ngày 12/11, Bệnh viện Nhi đồng 1 Thành phố Hồ Chí Minh thông tin vừa phẫu thuật khẩn cấp và huy động hỗ trợ chi phí hơn 100 triệu đồng để cứu sống một bé trai người Campuchia bị mắc bệnh tim bẩm sinh nặng.
Hai tuần trước, bé trai Q.N (2 tuổi, quốc tịch Campuchia) được đưa đến Bệnh viện Nhi đồng 1 trong tình trạng thở mệt, bứt rứt. Thông qua người phiên dịch, chị Sây Nia (26 tuổi, quốc tịch Campuchia, mẹ bé trai Q.N) cho biết, trước đó 4 tháng, bé trai hay bị sốt về chiều, ho có đờm, thở mệt. Đưa con đi khám, bác sỹ cho biết con chị bị viêm phổi, theo dõi lao phổi. Chị nhiều lần đưa con tái khám và được kê thuốc uống tại nhà...
Bác sỹ Nguyễn Thị Phương Châu, Khoa Tim mạch, Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết, khi bé trai Q.N được đưa đến Bệnh viện Nhi đồng 1 các bác sỹ nhận thấy bé trai có một dị tật màng ngăn nhĩ trái ở tim và cao áp phổi nặng.
Dị tật tim này khiến bé thở nhanh, dễ bị tưởng nhầm là viêm phổi, phù phổi giống bệnh lao. Do không được chẩn đoán sớm nên sức co giãn cơ tim của bé giảm mạnh, áp lực động mạch phổi cao. Bệnh nhi cần phải phẫu thuật khẩn cấp, nếu không sẽ ảnh hưởng tính mạng.
Tuy nhiên, ngay khi các bác sỹ đưa ra quyết định phẫu thuật cấp cứu thì người nhà của bệnh nhi xin về với lý do chi phí quá lớn, gia đình không có điều kiện để mổ.
Với phương châm "cứu bệnh nhân trước hết, tiền tính sau," các bác sỹ Bệnh viện Nhi đồng 1 quyết định phẫu thuật cấp cứu để cứu sống bệnh nhi này. Sau hơn 1 tuần phẫu thuật, hiện sức khỏe bệnh nhi đã ổn định và chuẩn bị được xuất viện.
Toàn bộ chi phí phẫu thuật hơn 100 triệu đồng được Bệnh viện Nhi đồng 1 kêu gọi các nhà hảo tâm hỗ trợ.
Ngồi nhìn con trai lanh lợi, hoạt bát trở lại, chị Sây Nơria không khỏi vui mừng. "Lúc sang Việt Nam, tôi mang theo 10 triệu đồng, tuy nhiên chỉ sau một tuần thì đã gần hết, đến lúc bác sỹ bảo rằng con phải mổ, tôi chỉ còn hơn một triệu đồng.
Tôi định đưa con về nhưng các bác sỹ động viên và hỗ trợ chi phí, nhờ vậy con tôi mới được khỏe mạnh như hôm nay. Tôi biết ơn các bác sỹ Việt Nam rất nhiều," chị Sây Nia chia sẻ.
Theo bác sỹ Nguyễn Trí Hào, Trưởng Khoa Tim mạch, Bệnh viện Nhi đồng 1, dị tật màng ngăn nhĩ trái ở tim rất hiếm gặp.
Mỗi năm, Bệnh viện Nhi đồng 1 chỉ tiếp nhận một đến hai trẻ mắc bệnh này.
Đáng chú ý, trẻ dù bị dị tật ở tim nhưng sẽ có tình trạng bị ứ máu ở phổi, dễ bị chẩn đoán nhầm thành viêm phổi, lao phổi.
Do đó, bác sỹ khuyến cáo, khi trẻ có triệu chứng nghi ngờ điển hình của các dị tật tim, biểu hiện bằng dấu hiệu như ho kéo dài, khó thở, sốt..., cha mẹ cần đưa con em đi khám, phát hiện bệnh và can thiệp kịp thời./.
Hội chứng DiGeorge có cách điều trị? Hội chứng DiGeorge được coi là một trong những hội chứng di truyền phổ biến, chỉ đứng sau hội chứng Down. Trong dân số nói chung, ước tính tỷ lệ ảnh hưởng là 1 trên 4.000 ca sinh. Vậy hội chứng DiGeorge có điều trị được không? 1. Hội chứng DiGeorge là gì? Hội chứng DiGeorge, còn được gọi là hội chứng mất...