Bé gái mắc chứng động kinh, thiểu năng trí tuệ vì thứ nhiều nhà có
Thụy Thụy năm nay 11 tuổi, mắc chứng động kinh, thiểu năng trí tuệ. IQ của bé chỉ tương đương đứa trẻ lên 3. Theo bác sĩ, nguyên nhân tình trạng này bắt nguồn từ việc bị mèo cắn.
Thụy Thụy sinh sống tại Trịnh Châu (Trung Quốc). Dù đã 11 tuổi song chỉ số IQ của bé chỉ tương đương đứa trẻ lên 3. Bên cạnh đó, Thụy Thụy còn mắc chứng động kinh, gặp khó khăn trong vận động. Sức khỏe của bé không tốt khiến việc chăm sóc rất khó khăn.
Được biết, hồi mới sinh, Thụy Thụy phát triển khỏe mạnh giống như các bạn cùng trang lứa. Tuy nhiên, chứng viêm não lúc 1 tuổi khiến cuộc đời bé thay đổi hoàn toàn.
Năm 2 tuổi, bệnh viêm não tái phát khiến cơ tay chân của bé suy giảm rõ rệt. Bố mẹ Thụy Thụy cũng phát hiện con có sự bất thường về trí tuệ. Cô bé hoạt bát ngày nào giờ chỉ có thể giao tiếp cơ bản. Năm 7 tuổi, Thụy Thụy bắt đầu xuất hiện các cơn động kinh. Đến nay 11 tuổi, bé gái cơ bản mất khả năng vận động.
Bị mèo cắn, bé gái đau đớn vì chứng động kinh, thiểu năng trí tuệ suốt 10 năm. Ảnh minh họa.
Điều đặc biệt là chứng động kinh của Thụy Thụy không có đặc điểm co giật tứ chi, sùi bụt mép hay trợn mắt thường thấy. Bệnh nhân chủ yếu mất kiểm soát tứ chi, không thể tập trung. Do tần suất các cơn động kinh ngày càng dày đặc, có lần bất tỉnh nên bố mẹ Thụy Thụy quyết định cho con gái nhập viện.
Video đang HOT
Về tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, bác sĩ Lưu Tiểu Cương (người đứng đầu Khoa chăm sóc đặc biệt, Bệnh viện Trịnh Châu) cho biết: “Khi nhập viện, Thụy Thụy rơi vào tình trạng hôn mê. Độ bão hòa trong máu bệnh nhân chỉ đạt 62% (người khỏe mạnh đạt 95-99%), thiếu oxy nghiêm trọng. Bệnh nhân lập tức được đặt nội khí quản, dùng thuốc chống động kinh, chống nhiễm trùng. Hiện cô bé vẫn được theo dõi sát sao tại phòng”.
Để làm rõ nguyên nhân gây bệnh, các bác sĩ tiến hành chọc dò tủy sống. Kết quả cho thấy, nguyên nhân tình trạng sức khỏe của Thụy Thụy là do bệnh Rickettsia. Ở đó, Rickettsia là một loại vi khuẩn nhỏ, thuộc họ Rickettsiaceae. Chúng là loại cầu trực khuẩn ký sinh nội bào bắt buộc, kích thước 0,3-2um. Vật trung gian chính là ve, bọ mò, chấy rận, bọ chét chó mèo… Khi mắc, người bệnh có biểu hiện nổi mẩn đỏ ngoài da, các vấn đề về thần kinh. Diễn biến bệnh ngày càng nghiêm trọng theo thời gian.
Lý do mắc bệnh: Bị mèo cắn
Sau khi bác sĩ chẩn bệnh, bố mẹ Thụy Thụy mới nhớ ra. Hồi 1 tuổi, bé từng bị mèo nhà cắn . Cảm thấy vết thương không nghiêm trọng, con gái cũng không khóc nên họ không nghĩ nhiều. Bố mẹ Thụy Thụy không ngờ vi khuẩn Rickettsia từ vết cắn nhỏ lại làm con gái họ mắc chứng động kinh, thiểu năng trí tuệ suốt 10 năm qua.
Sau thời gian điều trị, tình hình sức khỏe của Thụy Thụy tiến triển rõ rệt. Bệnh nhân có thể dễ dàng cử động tay chân, cầm nắm đồ vật và bắt đầu học phát âm những từ đơn giản.
Từ trường hợp của Thụy Thụy, bác sĩ nhấn mạnh bệnh Rickettsia lây truyền qua vật nuôi không phổ biến như các vật trung gian khác. Tuy nhiên, mọi người cần hết sức cảnh giác khi bị vật nuôi cắn hoặc liếm vào vết thương hở trên da.
Lúc này, bạn cần dùng xà phòng rửa sạch dịch của vật nuôi để lại. Nếu da có dấu hiệu trầy xước, cần sớm đến các cơ sở y tế để được xử lý đúng cách.
Nhầm lẫn các bệnh viêm mũi họng thông thường, nhiều trẻ bị biến chứng do viêm não
"Đáng lo ngại là hầu hết các bé mắc viêm não đều nhập viện trong giai đoạn muộn do biểu hiện bệnh khiến gia đình dễ nhầm lẫn các bệnh viêm mũi, họng thông thường", BS Trần Thị Cườm nói.
Ảnh minh họa
Thời điểm giao mùa là điều kiện "lý tưởng" cho các bệnh truyền nhiễm tiềm ẩn nguy cơ bùng phát, trong đó có bệnh viêm màng não mủ. Bệnh có triệu chứng "âm thầm", diễn tiến nặng và biến chứng cực kỳ nguy hiểm.
Thạc sĩ, Bác sĩ Trần Thị Cườm - Phó trưởng khoa Nhi Bệnh viện đa khoa Hùng Vương lo ngại cho biết, mùa viêm màng não mủ đang diễn biến rất nhanh. Hiện tại khoa Nhi bệnh viện đang tiếp nhận và điều trị cho nhiều trẻ nhập viện do viêm màng não mủ trong tình trạng nặng.
"Đáng lo ngại hầu hết các bé nhập viện trong giai đoạn muộn do biểu hiện bệnh khiến gia đình dễ nhầm lẫn các bệnh viêm mũi, họng thông thường", BS Trần Thị Cườm cho hay.
Trong khi đó, bệnh viêm màng não mủ là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm, theo Phó trưởng khoa Nhi Trần Thị Cườm, nếu không được điều trị kịp thời bệnh dẫn đến những hậu quả nặng nề thậm chí gây tử vong.
"Trẻ mắc viêm màng não nếu không được phát hiện, điều trị sẽ gặp phải các di chứng thần kinh vĩnh viễn như: Tổn thương não; Tràn dịch dưới màng cứng (tích tụ chất lỏng giữa hộp sọ và não); Não úng thủy (tích tụ chất lỏng bên trong hộp sọ dẫn đến sưng não); Mất thính lực, câm; Liệt tay chân; Lác mắt; Động kinh; Giảm sút trí tuệ; Nghiêm trọng hơn, bệnh có thể gây tử vong do suy hô hấp nặng, phù não; các biến chứng nhiễm khuẩn nặng ở não, viêm phổi, viêm thận nặng, trạng thái mất não,...", BS Trần Thị Cườm cho hay.
BS Trần Thị Cườm nhấn mạnh, biểu hiện của viêm màng não mà bố mẹ cần theo dõi sát gồm: sốt cao đột ngột, uống thuốc hạ sốt không giảm; buồn nôn, nôn; Tăng kích thích; Cứng cổ; Co giật, thóp phồng; Hôn mê, li bì, lơ mơ
"Khi bé có các biểu hiện sốt liên tục bất thường bố mẹ cần đưa bé đến bệnh viện khám ngay để được điều trị", BS Trần Thị Cườm cho hay.
Cũng liên quan đến căn bệnh này, qua thực tế tại BV Nhi Trung ương, PGS. TS Trần Minh Điển, Phó Giám đốc bệnh viện cho biết, các bệnh nhi mắc viêm màng não do vi khuẩn thì hầu hết các cháu đều chưa được tiêm phòng, hoặc tiêm phòng chưa đầy đủ. Đối với nhóm viêm não do virus cũng vậy, với viêm não nhật bản B, sau mỗi 3 năm lại tiêm nhắc lại để đảm bảo có kháng thể tốt nhất.
Trong khi đó, một số bệnh viêm màng não do vi khuẩn như phế cầu, Haemophilus influenza... hoàn toàn có thể phòng được bằng các loại vắc xin. Riêng bệnh viêm não Nhật Bản B đã có vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng, độ phủ khá tốt, tỉ lệ mắc giảm nhiều.
Do đó, các chuyên gia khuyến cáo bố mẹ cần tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin giúp con có thể phòng tránh căn bệnh nguy hiểm này: Vắc xin phế cầu; Vắc xin Não mô cầu AC; Vắc xin Viêm não Nhật Bản; Vắc xin QUIMI-HIB phòng Viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib...
Ai dễ mắc biến chứng của bệnh Rubella? Bệnh Rubella hầu hết đều lành tính khi mắc phải. Tuy nhiên, đôi khi các biến chứng của bệnh Rubella cũng có thể xảy ra như viêm khớp, viêm màng não - viêm não, giảm tiểu cầu,... Các đối tượng dễ mắc biến chứng của bệnh bao gồm phụ nữ, trẻ em và phụ nữ mang thai những tháng đầu của thai kỳ....