Bé gái mắc bệnh lạ dẫn đến ‘gương mặt bà ngoại’ 80 tuổi
Phụ nữ nên thận trọng khi mang thai để tránh những tổn hại đến với đứa con trong bụng. Tuy nhiên, bên cạnh đó, nhiều sự cố đối với thai nhi còn do yếu tố di truyền.
Cô bé Tống Tiêu dưới đây không may là một trong những trường hợp như vậy. Sự ra đời của Tống Tiêu đã mang lại rất nhiều niềm vui cho cả gia đình. Cô bé được cả nhà coi như một công chúa nhỏ.
Nhưng thật không may, khi lớn lên, Tống Tiêu vốn dĩ rất dễ thương đã có một số thay đổi không phù hợp với tuổi tác, không chỉ cơ thể phát triển rất nhanh mà nhiều bộ phận còn có xu hướng lão hóa cũng nhanh.
Cô bé bắt đầu rụng tóc từ năm 7 tuổi, đi đứng như một bà già vào năm 8 tuổi và sau 10 tuổi thị lực của cô bé bắt đàu kém dần.
Hiện tượng bất thường này của con gái khiến bố mẹ vô cùng ngạc nhiên, sau khi được bác sĩ chẩn đoán, Tống Tiêu mắc chứng bệnh hiếm gặp – progeria. Căn bệnh này làm cho con người lão hóa rất nhanh. Nếu cứ tiếp tục phát triển như vậy thì một năm của cô bé sẽ lão hóa nhanh bằng 10 năm ở người bình thường khác.
Bệnh progeria là căn bệnh di truyền, không có thuốc điều trị, chỉ có thể điều trị bằng tế bào gốc. Vì vậy bác sĩ đã khuyên bố mẹ Tống Tiêu sinh thêm con để lấy máu cuống rốn của đứa trẻ chữa bệnh già sớm cho Tống Tiêu.
Để cứu sống con gái, bố mẹ Tống Tiêu đã sinh đứa con thứ hai, là một bé trai. Thật may mắn cậu bé rất khỏe mạnh.
Lúc này điều kỳ diệu cũng xuất hiện, đó là sau khi máu cuống rốn của em trai được cấy ghép thành công vào cơ thể Tống Tiêu, nó đã phát huy vai trò, bệnh của cô bé dần dần được khống chế.
Sự hồi phục của cô bé cũng khiến nhiều cư dân mạng xúc động, nhiều người đã gửi lời chúc phúc đến Tống Tiêu. Một số cư dân mạng cho rằng việc khám chuyên sâu về sản khoa là rất quan trọng, nếu bố mẹ mang gen bệnh nào đó (có thể là gen lặn) thì đứa trẻ sinh ra sẽ bị di truyền.
Bác sĩ cũng cho biết, progeria rất khó phát hiện khi thử thai. Nếu gia đình mang gen bệnh nào đó, cha mẹ phải khám sức khỏe chuyên sâu trước khi sinh con.
Tính mạng của Tống Tiêu tạm thời được cứu sống nhờ cấy máu cuống rốn của em trai mình, vậy chính xác thì máu cuống rốn là gì? Hiệu quả của nó như thế nào?
“Máu cuống rốn” là gì?
Máu cuống rốn là máu còn sót lại trong nhau thai và dây rốn sau khi thai nhi được sinh ra, nếu không cố tình lấy thì thường sẽ bị loại bỏ.
Khách quan mà nói, máu cuống rốn quả thực rất quý, bởi nghiên cứu đã phát hiện ra rằng máu cuống rốn chứa các tế bào gốc tạo máu rất quý giá, có thể dùng để cấy ghép chữa trị tới 80 loại bệnh.
Có cần thiết phải cứu lấy “máu cuống rốn” của trẻ?
Vì máu dây rốn rất quý nên cha mẹ có cần để dành “máu cuống rốn” của trẻ không? Trên thực tế, nhiều chuyên gia không khuyến cáo cha mẹ nên để dành máu cuống rốn.
Tuy nhiên cần xem xét trong khả năng cho phép, và xem xét nhu cầu thực sự. Bởi vì, trước hết, giá bảo quản máu cuống rốn không hề rẻ, là gánh nặng lớn đối với những gia đình có điều kiện kinh tế không mấy khả quan.
Thứ hai, việc sử dụng máu cuống rốn rất thấp. Cuối cùng, ngay cả khi đứa trẻ lớn lên mắc bệnh ác tính và cần được cấy ghép, phần lớn nó liên quan đến gen của chính nó, lúc này, máu cuống rốn của chính nó chắc chắn sẽ không đóng vai trò gì, thay vào đó, nó cần phải tìm máu dây rốn khỏe mạnh của người khác để cấy ghép.
Vì vậy, điều quan trọng nhất của mang thai và sinh con là cần phải làm tốt công tác khám sản khoa, sinh hoạt điều độ trước và trong lúc mang thai để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho thai nhi và mẹ.
Mắc bệnh lạ, bé gái có mái tóc bù xù giống hệt nhà khoa học Albert Einstein
Tình trạng hiếm gặp khiến bé gái đến từ Anh có mái tóc kỳ quặc, luôn bù xù y hệt nhà khoa học Albert Einstein. Layla Davis là cô bé có mái tóc vàng luôn dựng đứng như một ngôi sao nhạc rock, bù xù và không thể chải thẳng.
Cha mẹ cô bé cảm thấy mọi nỗ lực trong việc chải tóc cho cô bé đều không đem lại kết quả.
Mắc bệnh lạ, bé gái có máu tóc bù xù giống hệt nhà khoa học Albert Einstein
Mái tóc rối bù của bé Layla Davis là kết quả của hội chứng "tóc chổi rơm". Căn bệnh do những đột biến gen khiến nang lông có hình trái tim thay vì hình tròn. Tình trạng bệnh cực kỳ hiếm gặp với khoảng 100 ca được ghi nhận trên thế giới, một trong số đó là nhà khoa học lỗi lạc Albert Einstein.
Mái tóc khác thường của Layla Davis trở nên rõ rằng từ khi cô bé mới được 12 tháng tuổi. Mẹ của bé, cô Charlotte chia sẻ rằng mái tóc đặc biệt khiến cô bé được nhiều người chú ý hơn. Do căn bệnh kỳ lạ, vợ chồng Charlotte không thể thay đổi tình trạng tóc dù thử vô số sản phẩm làm tóc cũng như tốn hàng giờ chải đầu cho con
Charlotte cho biết: "Mái tóc của Layla vẫn khá mềm mại từ trước khi 1 tuổi. Nhưng sau đó, mái tóc bắt đầu thay đổi, không còn mềm mại, bù xù, rối tung, rất khó để chải tóc. Khi biết được tình trạng bệnh hiếm gặp trên thế giới, tôi cũng không có quá nhiều lo lắng. Chỉ có khoảng 100 người mắc bệnh này trên thế giới. Suy nghĩ tích cực hơn thì thấy cơ hội có mái tóc khác lạ rất ít, tôi cũng vui vì con bé giống Albert Einstein".
Vì sự khác biệt, ngày càng nhiều người biết đến cô bé. Mẹ của Layla lập riêng cho cô bé tài khoản Instagram chia sẻ hình ảnh về cuộc sống thường ngày của bé. Hiện tại tài khoản Instagram có hơn 48.000 người theo dõi.
Tuy nhiên, Charlotte chia sẻ rằng Layla bây giờ còn quá nhỏ để hiểu mái tóc của cô tuyệt vời như thế nào. Người mẹ muốn con lớn lên và nhận ra rằng điều khác biệt khiến cô trông tuyệt vời hơn chứ không lấy điều này khiến bản thân tự ti. Biết rằng Albert Einstein cũng mắc chứng bệnh tương tự, Charlotte giúp Layla Davis hóa trang vào vai nhà bác học mỗi dịp Halloween.
Năm 2021, thế giới biết đến cậu bé David cũng rơi vào tình trạng tương tự. Mẹ của David là Tatiana Doroniana và chồng Ruslan nghĩ rằng đứa con của họ sẽ có mái tóc đen giống cha mẹ. Nhưng cặp đôi đã bị sốc khi thấy mái tóc của cậu con trai lúc chào. Cậu bé có mái tóc vàng, bù xù, dựng đứng và không thể chải cho thẳng như người bình thường.
50 năm trước, vì sao phi hành gia lên Mặt Trăng đều mắc "bệnh lạ", triệu chứng giống nhau? Sau khi đặt chân lên Mặt Trăng, các phi hành gia của NASA mắc "bệnh lạ" và kéo dài trong vài tuần mới khỏi. Đó là gì? Cách đây hơn nửa thế kỷ, để bắt kịp thế chủ động khám phá vũ trụ, nhất là sau khi Liên Xô phóng nhiều tàu thăm dò tới Mặt Trăng, Mỹ đã liên tiếp thực hiện...