Bé gái gần 6 năm không thể đi lại và hành trình vượt 1.000km cứu chân biến dạng
Khối dị dạng tĩnh mạch ăn đến cơ, xương, cả vào mạch máu và thần kinh ở đùi, cẳng chân của trẻ.
Ngày 17/10, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, bác sĩ khoa Chỉnh hình của bệnh viện đã phục hồi chức năng thành công chân trái bị dị dạng tĩnh mạch khiến bé gái 6 năm qua không thể đi lại.
Theo lời kể của mẹ bệnh nhi, bé A.T (9 tuổi) sinh ra khỏe mạnh, xuất hiện 3 vết bớt nhỏ như nốt ruồi son ở sau gối và cẳng chân trái. Lên 3 tuổi, vết bớt ở cẳng chân bé ngày càng phồng to, sờ vào thấy cứng như hạt đậu. Gia đình đưa bé đi khám ở nhiều bệnh viện tại TP.HCM và Đà Nẵng nhưng đều kết luận trẻ bị u máu lành tính.
4 tuổi, vùng đùi của A.T sưng to, ngày càng đau đớn nhiều. Gia đình tiếp tục đưa bé khám ở TP.HCM. Tại đây, trẻ được chẩn đoán dị dạng mạch máu vùng đùi và cẳng chân trái. Bé A.T được tiêm xơ hai lần khi 4,5 tuổi và 6 tuổi nhưng tình trạng bệnh không thuyên giảm.
Lúc này, chân trái của A.T co cứng, không thể duỗi thẳng cũng không thể gập hẳn lại. Bé không đi lại được, chân trái teo dần.
Sau khi phẫu thuật, khớp gối của bé A.T đã có thể duỗi thẳng, không còn bị co cứng như trước.
Năm 7 tuổi, A.T đi khám lại theo lịch hẹn. Các bác sĩ thông báo bệnh của A.T không thể chữa khỏi, chỉ tiêm xơ nhiều lần làm xơ hóa, ngăn sự phát triển quá mức của khối dị dạng. “Nghe tin bệnh của con không có cách nào chữa trị, hàng đêm nhìn con đau không ngủ được, tôi từng nghĩ đến việc cắt chân trái và lắp chân giả cho con”, mẹ bé A.T cho hay. Ròng rã 6 năm tìm cách chữa bệnh cho con gái nhưng không mang lại kết quả, hai mẹ con bé A.T quyết định vượt hơn 1.000km từ Gia Lai ra Hà Nội.
Video đang HOT
Bác sĩ CKII Lê Tuấn Anh – Phó Trưởng khoa Chỉnh hình, Bệnh viện Nhi Trung ương – người trực tiếp phẫu thuật cho bé A.T chia sẻ, bệnh nhi nhập viện với chẩn đoán có khối dị dạng tĩnh mạch kéo dài từ 1/3 giữa dưới đùi đến 1/3 giữa cẳng chân trái. Trước đó bé được phẫu thuật 1 lần và tiêm xơ 2 lần nhưng không mang lại hiệu quả.
“Đây là trường hợp rất nguy hiểm, khối dị dạng phát triển ngày càng to gây chèn ép, nếu không sớm cắt bỏ sẽ gây đau đớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của trẻ, thậm chí có thể phải cắt bỏ chân trái do khối phát triển nhanh gây tổn thương thần kinh, da, cơ xương”, bác sĩ Tuấn Anh phân tích thêm.
Sau khi hội chẩn và cho trẻ làm các xét nghiệm cần thiết, các bác sĩ khoa Chỉnh hình – Bệnh viện Nhi Trung ương nhanh chóng phẫu thuật cắt bỏ khối dị dạng ở chân trái cho bé A.T. Đây là phẫu thuật tương đối khó khăn do khối dị dạng mạch ăn đến cơ, xương, ăn cả vào mạch máu và thần kinh ở đùi, cẳng chân của trẻ. Các bác sĩ dùng kính vi phẫu để phẫu tích cắt bỏ khối dị dạng nhưng vẫn phải bảo tồn được mạch máu và thần kinh.
Việc này đòi hỏi sự chính xác và phối hợp ăn ý của cả ekip phẫu thuật, do các mạch máu và thần kinh ở chân rất nhỏ, đặc biệt trẻ đã tiêm xơ nên các mạch máu và thần kinh bị biến dạng rất nhiều về giải phẫu.
Sau 3 giờ 30 phút, ekip phẫu thuật đã cắt bỏ được hoàn toàn khối dị dạng mạch máu ở vùng đùi và cẳng chân trái của trẻ mà vẫn bảo tồn được hệ thống mạch máu và thần kinh, đảm bảo chức năng của chân trái cho bé.
“Trước đây, khớp gối của trẻ bị co gấp, không thể duỗi thẳng được, sau khi phẫu thuật, khớp gối của trẻ đã có thể duỗi thẳng. Thời gian tới trẻ sẽ được tập vận động để có thể đi lại, học tập, vui chơi như bao bạn nhỏ cùng trang lứa của mình”, bác sĩ Tuấn Anh vui mừng cho hay.
Phẫu thuật cắt bỏ khối u bạch huyết hơn 1kg cho bé gái 10 ngày tuổi
Ngày 7-12, Bệnh viện Nhi trung ương cho biết vừa phẫu thuật cắt bỏ thành công khối u bạch huyết có kích thước 20x20cm, nặng hơn 1kg cho bệnh nhi 10 ngày tuổi.
Bệnh nhi khi sinh ra đã mang khối u nặng 1kg - Ảnh: BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
Trước đó, ngày 9-11, bé T.L. (trú tỉnh Quảng Ninh) chào đời ở tuần thai thứ 36, nặng 3,2kg tại Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh. Khi sinh ra, bé mang trên mình 1 khối u bạch huyết chiếm toàn bộ nửa người bên trái gây biến dạng hoàn toàn vùng ngực, nách và cánh tay trái. Sau khi hội chẩn, các bác sĩ quyết định chuyển trẻ đến Bệnh viện Nhi trung ương lúc 3 ngày tuổi.
Bác sĩ CKII Lê Thị Hà - giám đốc Trung tâm Sơ sinh, Bệnh viện Nhi trung ương - cho biết bé nhập viện trong tình trạng tự thở. Các bác sĩ tại Trung tâm Sơ sinh đã hội chẩn cùng khoa sọ mặt và tạo hình, cho làm các xét nghiệm cận lâm sàng để đánh giá tình trạng của trẻ.
Theo ThS.BS Đặng Hoàng Thơm, trưởng khoa sọ mặt và tạo hình, sau khi thăm khám, đánh giá mức độ thương tổn trên lâm sàng và trên phim chụp MRI, trẻ được chẩn đoán có khối u bạch huyết nửa người trái kích thước 20x20cm, u xâm lấn vào vùng cổ, nách, ngực bụng, cánh tay trái. Nếu không loại bỏ sớm, nguy cơ u phát triển nhanh gây chèn ép, loét da, nhiễm trùng, biến dạng nửa người trái, ảnh hưởng đến chức năng vận động của trẻ.
Sau 7 ngày được các y bác sĩ tại Trung tâm Sơ sinh tận tình chăm sóc để đảm bảo toàn trạng ổn định, 10 ngày tuổi, bé T.L. bước vào cuộc đại phẫu loại bỏ khối u khổng lồ khỏi cơ thể mình.
Êkip bác sĩ Bệnh viện Nhi trung ương thực hiện cắt bỏ khối u cho bệnh nhi - Ảnh: BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
Bác sĩ Đặng Hoàng Thơm, trưởng êkip phẫu thuật, người trực tiếp thực hiện ca đại phẫu, cho biết đây là một ca phẫu thuật phức tạp, đòi hỏi độ chính xác rất cao, cần có kế hoạch và chiến lược phẫu thuật tạo hình phù hợp.
Khi phẫu thuật nếu làm thương tổn vào mạch máu, thần kinh, cơ... sẽ để lại nhiều di chứng cho trẻ như liệt cánh tay, thiếu máu hoại tử, thậm chí phải cắt bỏ tay.
Ngoài ra, bệnh nhi là trẻ sơ sinh mới 10 ngày tuổi nên quá trình gây mê và hồi sức trong phòng mổ cũng đặc biệt phức tạp. Việc tạo hình che phủ, xử lý vạt da mỏng để bảo tồn sau cắt khối u và chuyển đổi vị trí quầng núm vú bị thay đổi so với giải phẫu bình thường cũng là vấn đề quan trọng, nếu không thực hiện tốt thì các kết quả trước đó không thể được đảm bảo.
"Êkip phẫu thuật đã xây dựng kế hoạch tỉ mỉ, đánh giá mạng mạch chi phối cấp máu cho da, lựa chọn đường rạch da, thiết kế các vạt da và chuyển vạt da cơ nhằm đảm bảo việc cấp máu cho da, tránh tình trạng da bị hoại tử do thiểu dưỡng, đảm bảo hồi lưu tốt, không ảnh hưởng chức năng vận động vùng nách, vai của trẻ.
Đặc biệt, đây là một bé gái, trước phẫu thuật núm vú bên trái của bé bị đẩy xuống dưới và bên ngoài ở vùng bụng cách vị trí giải phẫu 17cm. Khi phẫu thuật, các bác sĩ phải bảo tồn được phức hợp quầng và đưa về vị trí giải phẫu sinh lý bình thường, đảm bảo tính thẩm mỹ về mặt hình thể cũng như chức năng ngực, vú của bé trong tương lai. Đây là một công đoạn khó, đòi hỏi độ chính xác và kỹ năng phẫu thuật cao", bác sĩ Thơm chia sẻ.
Bệnh nhi đã được cắt bỏ khổi u và hồi phục - Ảnh: BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
10 ngày sau phẫu thuật, vết thương của trẻ đã dần hồi phục, trẻ ăn ngủ tốt, chức năng vai và cánh tay trái vận động bình thường, phức hợp quầng núm vú sống tốt, hình thể bé cân đối, đảm bảo chức năng và thẩm mỹ. Trong thời gian tới, trẻ sẽ được tiến hành tiêm xơ để làm giảm nguy cơ và tỉ lệ tái phát của khối u bạch huyết.
Chưa lấy hết được mảnh vụn trong người hai trẻ trong vụ nổ bom bi tại Sơn La Sáng 4-8, đại diện Bệnh viện Nhi trung ương thông tin về tình hình sức khỏe bệnh nhi trong vụ nổ bom bi tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Các bác sĩ Bệnh viện Nhi trung ương phẫu thuật cho bệnh nhi nghi bị nổ bom bi - Ảnh: BVCC Sáng 3-8, vụ nổ nghi là bom bi xảy ra tại bản...