Bé gái đầu tiên ra đời nhờ mang thai hộ tại Huế
Ngày 28/7, Giáo sư, Tiến sỹ Bùi Đức Phú – Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế cho biết: Lần đầu tiên tại Bệnh viện một bé gái được sinh ra nhờ phương pháp mang thai hộ.
Bé gái ra đời trong niềm vui của đội ngũ thầy thuốc bệnh viện Trung ương Huế. Ảnh: Bệnh viện Trung ương Huế cung cấp TTXVN phát)
Bé gái chào đời tại Khoa Phụ sản – Trung tâm Điều trị theo yêu cầu & Quốc tế, Bệnh viện Trung ương Huế lúc 8 giờ 10 phút sáng 28/7, nặng 3,5kg, đánh dấu việc triển khai thành công thêm một kỹ thuật mới ở Bệnh viện Trung ương Huế.
Anh Lê Thanh Ân, sinh năm 1982 và vợ là chị Nguyễn Thị Thuần, sinh năm 1981 ở Tứ Hạ, thị xã Hương Trà, Thừa Thiên – Huế kết hôn năm 2008. Chị Thuần bị u xơ tử cung lớn có biến chứng nặng phải cắt tử cung nên không thể tự mang thai.
Trường hợp này đã được thực hiện thành công kỹ thuật mang thai hộ ở Bệnh viện Trung ương Huế. Hiện nay Bệnh viện Trung ương Huế đã tiếp nhận hồ sơ trên 10 trường hợp mang thai hộ và đã tiến hành thực hiện thành công 3 trường hợp đầu tiên; trong đó có trường hợp đã sinh vừa nêu ở trên.
Video đang HOT
Bé gái ra đời trong niềm vui của đội ngũ thầy thuốc bệnh viện Trung ương Huế. Ảnh: Bệnh viện Trung ương Huế cung cấp TTXVN phát)
Hiện cả nước có 3 bệnh viện được Bộ Y tế cho phép thực hiện phương pháp mang thai hộ gồm Bệnh viện Phụ sản Trung ương (Hà Nội), Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ (Thành phố Hồ Chí Minh) và Bệnh viện Trung ương Huế.
Theo luật, cặp vợ chồng có quyền nhờ người mang thai hộ khi có đủ các điều kiện sau: Có xác nhận của đơn vị y tế có thẩm quyền về việc người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi làm thụ tinh trong ống nghiệm; vợ chồng đang không có con chung; đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.
Người được nhờ mang thai hộ phải có đủ các điều kiện sau: Là người thân thích cùng hàng của bên vợ (hoặc bên chồng) nhờ mang thai hộ; đã từng sinh con và chỉ được mang thai hộ một lần duy nhất; ở độ tuổi phù hợp và có xác nhận của đơn vị y tế có thẩm quyền về khả năng mang thai hộ; nếu người phụ nữ mang thai hộ đã có chồng thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của chồng; đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý…
Theo TTXVN
Xót xa cô bé mắc chứng bệnh hiếm gặp khiến da bong tróc, nứt nẻ như vảy cá
Một bé gái sơ sinh người Ấn Độ đã không may mắc phải căn bệnh hiếm gặp khiến làn da em rạn nứt thành từng mảng, môi như miệng cá, mí mắt bị đảo ngược ra ngoài và không có tai.
Bé gái đáng thương được sinh ra tại bệnh viện Đại học Lata Mangeshkar, thành phố Amravati, bang Maharashtra, Ấn Độ bằng phương pháp mổ sinh.
Theo bác sĩ Yash Banait, do mắc bệnh Harlequin Ichthyosis nên khi được sinh ra, bé gái đã có lớp da dày, rạn nứt thành từng mảng; mí mắt bị đảo ngược ra ngoài, môi như miệng cá và không có tai.
Hình ảnh bé gái đáng thương mắc chứng bệnh hiếm gặp. Đội ngũ y bác sĩ đã phải sử dùng dầu bôi trơn để làm ẩm da cho cô bé.
Các bác sĩ bệnh viện Lata Mangeshkar dự định sẽ tiến hành các xét nghiệm để đánh giá tình trạng cũng như tìm phương pháp chữa trị dài kỳ cho bệnh nhi, tuy nhiên, cô bé đã qua đời khi mới được 2 ngày tuổi.
Được biết, bé gái nặng 1,8kg là con đầu lòng của một cặp vợ chồng mới kết hôn, người vợ 23 tuổi còn chồng 27 tuổi. Cả hai bố mẹ đều mang gen ABCA12 đột biến dẫn đến rối loạn Harlequin ở con.
Thông thường, các bác sĩ sẽ phát hiện được chứng bệnh này ở thai nhi khi các sản phụ đi khám thai vào tháng thứ 4. Tuy nhiên, do gia đình quá nghèo nên cặp vợ chồng người Ấn Độ đã rất bàng hoàng khi sinh và biết đến căn bệnh của con gái mình.
Chứng bệnh hiếm gặp khiến làn da cô bé bong tróc như vảy cá.
"Những trẻ mắc bệnh Harlequin Ichthyosis rất dễ bị nhiễm trùng bởi nội tạng bị 'phơi' ra ngoài", bác sĩ Yash Banait nói.
Vào năm 1984, một đứa trẻ tại Pakistan cũng đã được sinh ra với hội chứng Harlequin Ichthyosis. Đứa trẻ sau đó đã qua đời vào năm 2008. Cho đến nay vẫn chưa có thêm thông tin gì về trường hợp này.
"Hiện không có thuốc chữa cho căn bệnh này. Tất cả những gì mà bác sĩ có thể làm là cố gắng duy trì sự sống cho đứa bé được thêm ngày nào hay ngày đó", ông Yash Banait cho hay.
Theo Báo Du học
Trẻ thụ tinh trong ống nghiệm sẽ có nguy cơ chết sớm? Các nhà khoa học đã phát hiện ra một mối nguy cơ mới có thể ảnh hưởng lớn đến công nghệ thụ tinh trong ống nghiệm. Telegraph dẫn lời các chuyên gia về lĩnh vực sinh học tiến hóa đã cảnh báo trong một bài nghiên cứu gần đây rằng, trẻ em được sinh ra từ công nghệ thụ tinh trong ống nghiệm...