Bé gái cầm bát cơm nhìn lén vào lớp được nhận học nhưng phản ứng của bố mẹ lại gây bất ngờ
Tuy bức ảnh cảm động khiến cô con gái 5 tuổi được đến trường, ông Lakshman – cha của cô bé, lại cho rằng điều này là không công bằng đối với gia đình ông.
Vào ngày 7/11/2019, một bức ảnh chụp cô bé Divya 5 tuổi đang đứng ngoài cửa lớp học nhìn lén vào trong, tay cầm chiếc bát trống, đã trở nên “viral” trên mạng xã hội và được đăng trên một tờ báo tiếng Nhật tới tiêu đề “Ánh nhìn khao khát”. Sau khi công bố bức ảnh rộng rãi, sự phản đối đã dậy lên từ phía dư luận.
Khi dư luận bất bình lên tiếng
Bức ảnh nhanh chóng thu hút sự chú ý của mọi người, và một nhà hoạt động vì quyền trẻ em đã chia sẻ nó trên Facebook cá nhân kèm theo những lời than thở rằng cô bé trong ảnh không được hưởng quyền được ăn uống và quyền được giáo dục. Tác động của sự chú ý này lớn đến mức ngay hôm sau, Divya đã được ngôi trường đó nhận vào học.
Vào đầu tháng 11, bức ảnh chụp cô bé Divya 5 tuổi đang đứng ngoài cửa lớp học nhìn lén vào trong, tay cầm chiếc bát trống, đã trở nên “viral” trên mạng xã hội và được đăng trên một tờ báo tiếng Nhật tới tiêu đề “Ánh nhìn khao khát”.
Nhưng cha của cô bé, ông M Lakshman, chia sẻ rằng bức ảnh kia và sự phẫn nộ mà nó gây ra cho dư luận thực tế là không công bằng đối với ông và người vợ của ông, bà Yashoda. Được biết, ông Lakshman làm làm nghề nhặt rác, còn bà Yoshoda mưu sinh bằng công việc quét rác.
“Tôi cảm thấy buồn khi nhìn thấy bức ảnh. Divya có cha mẹ và chúng tôi đang làm việc rất chăm chỉ để con bé có một tương lai tốt đẹp. Vậy mà con bé được khắc họa như là một đứa trẻ mồ côi đói khát” – cha của Divya chia sẻ với BBC.
Ông Lakshman cho biết, ông chờ Divya tròn 6 tuổi để ông có thể đăng ký gửi cô bé vào ký túc xá của chính phủ – nơi mà hai cô con gái khác của ông đang theo học. Cặp vợ chồng cũng có một cậu con trai, vừa học xong và hiện đang nộp đơn vào đại học cũng như phụ giúp bố mẹ.
Ước muốn con cái thoát khỏi vòng lặp luẩn quẩn của gia đình
Divya và cha mẹ cô bé sống trong căn nhà một phòng cũ kỹ tại một khu ổ chuột ở trung tâm thành phố Hyderabad. Khu này cách trường công lập khoảng 100 mét, nơi Divya được chụp ảnh. Hầu hết 300 hộ gia đình sống ở đây đều là những người làm công ăn lương theo ngày và gửi con cái theo học tại trường gần nhà.
Ngôi nhà của Divya sinh sống trống vắng, nhựa và thủy tinh thì chất đống bên ngoài, sẵn sàng để bán cho các nơi tái chế. Bố Divya cho biết, ông và vợ kiếm được khoảng 10.000 rupee (khoảng 3,2 triệu đồng) mỗi tháng. Số tiền này được dùng để mua thức ăn và quần áo. Tuy nhiên, việc cho con đi học thì được miễn phí vì là trường công lập.
Cha của Divya cho biết, ông không muốn con sẽ có cuộc sống như mình nên luôn cố gắng cho tất cả chúng đến trường.
Ông Lakshman biết mình cần phải đấu tranh cho điều gì. Bản thân ông lớn lên mà không có cha mẹ và phải luôn vật lộn để kiếm sống lương thiện. “Tôi không bao giờ muốn các con có cuộc sống như tôi. Vì vậy, tôi chắc chắn rằng sẽ cho chúng nó đến trường”.
Ông nói thêm rằng bức ảnh làm ông đặc biệt đau đớn vì bản thân ông cũng đang chăm sóc cho 5 đứa con của anh trai mình: “Anh trai và chị dâu tôi đã qua đời cách đây không lâu. Tôi không muốn 5 đứa con của họ lớn lên thành trẻ mồ côi. Vì vậy, tôi đã đăng ký tất cả chúng vào ở chung ký túc xá để chăm sóc”.
Khi được hỏi tại sao Divya đến trường mà lại cầm theo một cái bát trong tay như ảnh chụp, ông Lakshman giải thích rằng rất nhiều trẻ em từ khu ổ chuột đến đó vào bữa trưa để được ăn cơm miễn phí. Đây là một chương trình của chính phủ cung cấp bữa ăn nấu sẵn cho trẻ em ở hơn một triệu trường học. Chúng nó biết điều này vì có các anh chị lớn hơn học ở đó.
“Tôi cảm thấy buồn khi nhìn thấy bức ảnh. Divya có cha mẹ và chúng tôi đang làm việc rất chăm chỉ để con bé có một tương lai tốt đẹp. Vậy mà con bé được khắc họa như là một đứa trẻ mồ côi đói khát” – cha của Divya chia sẻ với BBC.
Video đang HOT
“Divya không làm vậy hằng ngày nhưng bữa đó nó có đến và vô tình được một người nào đó chụp lại” – ông Lakshman giải thích.
Vụ cơm trưa miễn phí này được các giáo viên tại trường xác nhận. Trao đổi với BBC, họ cho biết có một số học sinh mang cơm từ nhà theo ăn. Vì vậy, thức ăn còn lại từ chương trình bữa trưa miễn phí sẽ được trao cho những trẻ nhỏ không đi học.
“Trẻ em là trẻ em. Và ở đây không có trung tâm giữ trẻ. Vì vậy, rất nhiều bé vẫn quanh quẩn ở trường tiểu học” – một giáo viên cho biết.
Sau tất cả, bức ảnh vẫn mang lại những điều tốt đẹp
Ông Lakshman và hàng xóm thừa nhận thị trấn họ sinh sống không có trung tâm giữ trẻ do chính phủ tài trợ. Vì vậy, các phụ huynh rất đau đầu vì không có nơi nào để gửi con trong lúc họ đi làm.
Ông SU Shivram Prasad, thanh tra trường địa phương, nói rằng ông hy vọng sự chú ý của dư luận xuất phát từ bức ảnh chụp bé Divya sẽ đẩy nhanh quá trình thiết lập một trung tâm giữ trẻ công lập. “Nó sẽ giúp cha mẹ và con cái có được một bữa ăn bổ dưỡng” – thanh tra phát biểu.
Tuy vậy, Divya rất vui mừng vì được đến trường. Cô bé cứ mang túi đi học theo khắp mọi nơi, thậm chí mang cả ra ngoài sân chơi.
Giáo viên tại trường cũng hy vọng rằng sự chú ý của truyền thông sẽ cải thiện cơ sở vật chất nơi đây. Họ cho biết trường thiếu hụt nhân lực và tài liệu giảng dạy trầm trọng, thậm chí trường còn không có tường ngăn kiến các giáo viên phải theo dõi học sinh trong suốt giờ ra chơi.
Tuy vậy, Divya rất vui mừng vì được đến trường. Cô bé cứ mang túi đi học theo khắp mọi nơi, thậm chí mang cả ra ngoài sân chơi. Nhưng ngoài việc nói tên của mình, Divya không trả lời bất kỳ câu hỏi nào.
Nắm tay và hôn con gái, ông Lakshman cho biết: “Con bé là một đứa trẻ rất đằm tính”. Bên cạnh đó, ông thừa nhận rằng dù thế nào thì bức ảnh kia cũng đã mang lại một số điều tốt đẹp. “Bây giờ những đứa trẻ khác bằng tuổi Divya cũng đang được ghi danh vào trường. Điều đó làm tôi hạnh phúc” – ông Lakshman chia sẻ.
Theo saostar
Đi chợ đồ xưa Saint Ouen ở Paris
Mùa đông ở Paris có nhiều nơi đến để trải nghiệm, nhưng lần này chúng tôi quyết định đi đến một nơi chốn cũ: đi chợ đồ xưa Saint Ouen.
Đây là ngôi chợ chuyên bán đồ xưa lớn nhất Paris, nằm tại thành phố cùng tên ở vùng Seine Saint Denis, ngoại ô Paris. Một phần của sự lựa chọn này là do chợ chỉ mở vào chủ nhật và thứ hai mà thôi.
Khu vực chợ khá rộng, chính xác nơi đây là một quần thể của những khu chợ nhỏ với những cái tên khác nhau như: Biron, Cambo, Paul Bert... Trên những con đường dẫn vào khu chợ Saint Ouen từ phía bên ngoài, cảnh rao hàng, chào bán các mặt hàng diễn ra khá rôm rả như bất kỳ một ngôi chợ trời nào khác.
Tác giả bên một gian hàng đồ xưa.
Ở đây, hàng loạt các gian hàng bán các loại sản phẩm, như: quần áo, vải vóc, thời trang... phần lớn đến từ Trung Quốc. Những người bán hàng với đủ nguồn gốc (Ấn Độ, Ả Rập, da đen) đang rộn ràng giới thiệu những thứ hàng mà họ cho là "xịn" với Gucci và Vuitton hay Nike. Đây là chỉ là những khu vực vành đai của Saint Ouen. Chúng tôi đi bộ một khoảng đường nữa mới vào khu vực bán đồ xưa cũ.
Đường đi vào chợ có nhiều ngõ vào, chúng tôi đi vào ngõ chính có ghi bảng Vernaison. Đi sâu hơn nữa, một kho báu "đồ cổ" đã hiện ra trước. Chúng tôi có cảm giác như lạc vào một khu chợ của thế kỷ 18-19 với đủ các thể loại đồ vật như giường ngủ, gương, dao dĩa, chén, tô, bình... có các kiểu dáng rất xưa.
Đường đi vào chợ có nhiều ngõ vào, chúng tôi đi vào ngõ chính có ghi bảng Vernaison. Đi sâu hơn nữa, một kho báu "đồ cổ" đã hiện ra trước. Chúng tôi có cảm giác như lạc vào một khu chợ của thế kỷ 18-19 với đủ các thể loại đồ vật như giường ngủ, gương, dao dĩa, chén, tô, bình... có các kiểu dáng rất xưa.
Các mặt hàng ở đây được phân theo khu vực, góc này chuyên bán bàn ghế, chỗ kia chuyên bán bát đĩa. Một khu vực chuyên bán các loại tạp chí thuộc serie cũ dành cho những người thích sưu tầm những bộ tạp chí xưa.
Ngõ vào chợ.
Tủ xưa.
Ở đây, chúng tôi thấy có tờ tạp chí La Vie Parisienne, xuất bản vào năm 1915. Có chỗ trưng bày những máy chiếu phim, máy chụp ảnh có tuổi đời trên dưới cả trăm năm. Khu vực chuyên bán vật dụng văn hóa thì nổi bật với những chiếc đĩa nhạc to đùng của thập kỷ 1960-1970 gợi nhớ về những The Beatles hay Rolling Stones.
Tại khu chợ này, không chỉ là những sản phẩm đồ cổ của riêng nước Pháp mà còn có xuất xứ từ cả châu Âu và từ các châu lục khác.
Có những vật dụng được coi là đồ "quý hiếm" vì thâm niên của chúng đã trải qua vài ba thế kỷ như chiếc ghế mà chủ quán giới thiệu với khách là có từ năm 1814, thời kỳ Napoléon Bonaparte; hay một chiếc đèn chùm có từ năm 1880 thời kỳ của Gustave Eiffel.
Vật dụng gỗ.
Bàn ghế.
Vật trang trí.
Đang thích thú ngắm nhìn không chán biết bao là đồ vật có hình thù lạ mắt thì thật ngỡ ngàng: một chiếc xích lô đạp rất quen thuộc, có lẽ đã được mang từ Việt Nam sang mà cách đây không xa, chúng ta vẫn còn đang sử dụng.
Gần đó, một tủ đựng các dụng cụ học tập của học sinh khoảng hơn nửa thế kỷ trước như những ngòi bút lưỡi tre, tập vở dành cho học sinh tiểu học.
Qua quan sát, chúng tôi thấy phần lớn khách hàng của các chủ quán đều là khách quen. Khách đến đây họ rất tin tưởng vào sự chuyên nghiệp của chủ quán, mặc dù giá cả nhiều món đồ đều không hề rẻ. Một chiếc ghế thuộc thế kỷ 18 được chủ quán báo giá là 500 euro, hay một cái tủ đựng bát đĩa, một cái giường xưa được bán với 1.000 euro được nhiều người dừng chân chiêm ngưỡng nhất...
Phần đông số người đến đây không nhất thiết phải mua sắm mà chỉ đơn thuần là tản bộ và ngắm nghía những mặt hàng phong phú, từ những tấm chăn da gấu, những tấm thảm cổ hay những chiếc chuông đồng thật bắt mắt...
Xe xích lô đạp.
Máy chiếu phim thập niên 1950.
Theo nhiều tài liệu ghi chép còn lưu lại thì tên đầy đủ của nơi này là Marché aux Puces de St-Ouen. Trong tiếng Pháp, Marché aux Puces có nghĩa là chợ rận do khi xưa ở đây chuyên bán giường đệm cũ, và theo lời đồn thì trong đó có rận! Vào nửa cuối thế kỷ 19, đây từng là khu vực sinh sống của những người làm nghề thu dọn rác, một nơi dành cho tầng lớp lao động cấp thấp của xã hội. Vì sự bùng nổ dân số, chính quyền thành phố Paris phải thực hiện chính sách quy hoạch đô thị và nhà ở một cách hợp lý.
Những người làm nghề thu dọn rác kể trên không được phép ở trong nội thành Paris và thực chất họ cũng không có đủ tiền để trang trải tiền thuê một căn hộ trọng nội thành. Và thế họ cùng nhau dọn đến sống ở khu vực Saint Ouen; bấy giờ là một khu "xóm liều" nằm ở ngoại thành Paris với rất nhiều đất trống không ai kiểm soát.
Sau khi xây cất nhà cửa xong, với những loại "rác" mà mình thu gom được, họ cùng nhau tổ chức bày bán thành một khu chợ chuyên về những món đồ "rác" mà họ kiếm được. Rác ở đây được hiểu là những vật dụng không được người khác dùng nữa, nhưng vẫn còn giá trị sử dụng cho những người khác. Những chiếc ghế có đệm ngồi, những chiếc chăn đệm, vì để lâu ngày và không có phương pháp tẩy rửa nên thường có rận bám vào.
Nhờ tính chất "xóm liều" đó nên việc di chuyển đến đây sinh sống không quá khó khăn đối với tầng lớp lao động Paris vào đầu thế kỷ 20. Đây cũng là một điểm đến lý tưởng cho rất nhiều người từ những quốc gia châu Âu khác như Ba Lan, Albania, Romania, Ý...
Có một số lượng lớn dân nhập cư, từ nhiều nền văn hóa khác nhau đến đây chung sống. Saint Ouen từ đó trở thành một điểm giao thoa văn hóa mà Vernaison chính là nơi khởi đầu cho khu chợ này từ cuối thế kỷ 19.
Máy ảnh các loại.
Ngòi bút và tập vở.
Qua thời gian từ chỗ chỉ là một khu ổ chuột, Saint Ouen đã trở thành một khu chợ quy mô lớn. Đến đầu thế kỷ 20, với sự phát triển của công nghệ quảng cáo bằng áp phích và in bưu thiếp, chợ Saint Ouen đã biết cách tận dụng tối đa kênh quảng cáo này để đánh bóng thương hiệu. Nhờ vậy, ngày càng có nhiều người biết đến và ngày càng thu hút một lượng đông đảo khách đến mua sắm hay tham quan.
Số lượng khách tăng lên, kéo theo số lượng gian hàng cũng tăng lên và đa dạng hơn. Cái thời của những món đồ bẩn thỉu nhặt được từ thùng rác dần dần được "nâng cấp" lên với những món đồ cổ thực sự có giá trị cao.
Khu chợ độc đáo này cũng đã được đi vào điện ảnh và văn học. Trong bộ phim Midnight in Paris (Nửa đêm ở Paris) có cảnh nhân vật Gil Pender vào khu chợ này, và gặp được cô chủ cửa hàng đồ xưa tên là Gabrielle.
Cô này chuyên bán các loại đĩa rất thịnh hành ở Paris vào những năm 1920, cô gái không ngần ngại chia sẻ niềm đam mê của mình với Gil. Có thể nói bộ phim này đóng góp một phần khiến cho khu chợ Saint Ouen được biết đền nhiều hơn.
Trong cuốn Les Miserables (Những người khốn khổ), Victor Hugo có tả nhân vật Vargouleme, người lượm ve chai tự hào là có cái nghề đi lượm rác để bán. Thi sĩ Baudelaire cũng có làm bài thơ Le vin de chiffoniers trong tập thơ Les Fleurs du Mal, nói về những người lượm ve chai đem đến bán ở khu chợ này.
Có thể nói khu chợ Saint Ouen ngày nay thực sự là một địa danh du lịch chứ không chỉ đơn thuần là một địa điểm thương mại giữa người bán và kẻ mua. Rất nhiều người đến đây chỉ để nhìn ngắm những đồ vật nhuốm màu thời gian như để hoài niệm về một thời quá khứ chưa xa...
Tôn Thất Thọ
Theo nguoidothi.net.vn
Sự ám ảnh 'ma mị' của nhà tù, sân bay bỏ hoang Những công trình kiến trúc bị bỏ hoang xuất hiện khắp nơi trên thế giới và thường thu hút chúng ta một cách kỳ lạ. Lỗi thời không còn phù hợp cho các công nghệ mới, công trình phục vụ thời chiến trở thành "bóng ma" kỳ quái sau khi xung đột kết thúc, các doanh nghiệp, nhà xưởng, công viên giải trí...