Bé gái 9 tuổi bị viêm loét dạ dày
Bệnh nhi bị đau bụng, khó thở, nặng ngực và có kết quả xét nghiệm dương tính với vi khuẩn HP.
Theo thông tin từ Bệnh viện Đa khoa Medlatec (Hà Nội), bệnh nhi là Đ.B.P. (nữ, 9 tuổi) trú tại Ba Đình, Hà Nội. Trong khoảng một tháng trước khi đi khám, bé P. thỉnh thoảng đau bụng quanh vùng rốn kèm cảm giác khó thở, nặng ngực sau xương ức khi nằm.
Tuy nhiên, bé không có biểu hiện ợ hơi, ợ chua, ho, sốt hay gầy, sụt cân, đại tiện phân bình thường. Mẹ bệnh nhi cho biết bố của bé P. bị viêm dạ dày, dương tính với HP và đang điều trị.
Đáng chú ý, một tuần trước đó, gia đình đã cho bé đi siêu âm ổ bụng, điện tim, siêu âm tim và chụp phổi tại một bệnh viện gần nhà. Kết quả bình thường, bé được kết luận rối loạn nhu động ruột và đau tức ngực do tiền dậy thì.
Trẻ em vẫn có thể nhiễm vi khuẩn HP nếu trong gia đình có người mắc. Ảnh minh họa: MW.
Do đó, trẻ được tư vấn điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt. Tuy nhiên, triệu chứng nặng ngực khó thở tăng lên, bệnh nhi vẫn có cảm giác đau bụng và được gia đình đưa đi khám lại.
Tại bệnh viện, thạc sĩ, bác sĩ Dương Thị Thủy, chuyên khoa Nhi, chẩn đoán bé mắc bệnh lý liên quan dạ dày tá tràng và tư vấn gia đình cho trẻ nội soi dạ dày thực quản gây mê để tìm chính xác nguyên nhân.
Kết quả nội soi cho thấy niêm mạc hang vị dạ dày của trẻ bị phù nề, xung huyết rải rác có vài trợt nông. Tại hành tá tràng, bệnh nhi có vài ổ loét nhỏ khoảng 2-3 mm đáy phủ giả mạc trắng. Đặc biệt, xét nghiệm HP của bệnh nhi cho kết quả dương tính.
Theo bác sĩ Thủy, vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) có khả năng lây nhiễm từ người sang người qua đường tiêu hóa (ăn uống, vệ sinh kém). Vì vậy, gia đình có người thân bị nhiễm virus, khả năng lây cho con rất cao.
Video đang HOT
Vi khuẩn HP có thể gây nhiều bệnh lý dạ dày nguy hiểm như viêm loét dạ dày, tá tràng, ung thư dạ dày nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Triệu chứng của bệnh lý dạ dày, thực quản ở trẻ không điển hình như người lớn. Do đó, bác sĩ cần thăm khám kỹ lưỡng để tránh tình trạng chẩn đoán nhầm.
Một người sẽ có 4 biểu hiện bất thường sau nếu bị nhiễm vi khuẩn HP, cần làm ngay 3 việc kẻo ung thư hình thành
Nhiễm Helicobacter pylori có thể gây viêm dạ dày và loét dạ dày tá tràng, nếu tình trạng viêm không được kiểm soát đúng cách, nó có thể phát triển thành ung thư dạ dày.
Ngày 1/3, tờ QQ đưa tin về một trường hợp mắc bệnh dạ dày rất đặc biệt. Bệnh nhân họ Lý, 33 tuổi, đang là giám đốc điều hành của một công ty. Người đàn ông này cả ngày luôn bận rộn với công việc. Đặc biệt, anh thường phải ra ngoài tiếp khách vì thế không kiểm soát được thói quen ăn uống của mình.
Anh Lý thường xuyên uống rượu thay cơm vì vậy mắc bệnh dạ dày lúc nào không hay. Cứ thế ngày này qua ngày khác, bụng anh ngày càng cồn cào, ăn vào thì buồn nôn, đau đớn.
Dưới sự thuyết phục của vợ, anh quyết định đến bệnh viện khám, được bác sĩ chẩn đoán nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (HP). Đây là nguyên nhân chính gây viêm, loét dạ dày- tá tràng và ung thư dạ dày.
Bác sĩ cảnh báo anh Lý nên điều chỉnh lại chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt, nếu không vi khuẩn sẽ sinh sôi và tăng nguy cơ ung thư dạ dày. Đồng thời, bác sĩ cũng cảnh báo khi vi khuẩn HP xâm nhập vào cơ thể, sẽ có 4 biểu hiện bất thường dưới đây.
1. Hôi miệng nặng
Hơi thở nặng mùi cũng là một trong những triệu chứng ban đầu rõ ràng nhất của nhiễm vi khuẩn HP.
Lý do là khi cơ thể nhiễm HP, chức năng hệ tiêu hóa sẽ suy giảm dần, thức ăn không được tiêu hóa kịp trong dạ dày sẽ sinh ra mùi hôi nghiêm trọng. Nếu tình trạng hôi miệng không thể thuyên giảm dù cho đã điều trị bằng nhiều phương pháp thì bạn cần đến bệnh viện để khám.
2. Khó tiêu kéo dài
Đôi khi khó tiêu là một hiện tượng bình thường, cho thấy bạn đã ăn quá ít chất xơ hoặc do bạn tiêu thụ quá nhiều thực phẩm mà dạ dày chưa tiêu hóa hết.
Tuy nhiên nếu tình trạng kéo dài rất lâu mà không hề giảm, nguyên nhân có thể là do hệ tiêu hóa hoạt động chậm lại do nhiễm vi khuẩn HP, hơn nữa thức ăn vào cơ thể không dễ tiêu hóa dẫn đến đầy bụng, táo bón, đau dạ dày.
3. Ợ chua lặp đi lặp lại
Nguyên nhân chính gây ra cảm giác buồn nôn là do cơ thể tiết quá nhiều axit dạ dày. Một lượng lớn axit dịch vị gây ra những tổn thương không thể phục hồi cho ruột và niêm mạc dạ dày.
4. Đau dạ dày nghiêm trọng
Hơn 90% người đến bệnh viện kiểm tra vì đau dạ dày, và 80% trong số đó là do đã nhiễm vi khuẩn HP.
Sự xâm nhập của vi khuẩn HP vào cơ thể người cũng giống như các bệnh dạ dày thông thường, chúng đẩy nhanh quá trình tổn thương của ruột và dạ dày, đồng thời gây ra tình trạng đau dạ dày do viêm loét dạ dày.
Nếu thường xuyên mắc phải 4 tình trạng trên, tốt nhất bạn nên đến bệnh viện để khám và điều trị kịp thời để ngăn chặn sự sinh trưởng và phát triển của vi khuẩn HP.
Muốn loại bỏ HP thì trước hết bạn phải tuân thủ 3 việc này
1. Điều chỉnh chế độ ăn uống
Đối với những người có tình trạng tiêu hóa kém, có thể bổ sung thêm nhiều chất dinh dưỡng cho dạ dày để chống lại vi khuẩn HP. Ví dụ như ăn nhiều rau và trái cây, đặc biệt nên ăn nhiều súp lơ xanh vì chúng có chứa nhiều anthocyanins và vitamin, có thể làm giảm sự sinh sản của HP, thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa và cải thiện niêm mạc ruột và dạ dày.
2. Không nên dùng chung bát đĩa, gắp đồ ăn cho nhau
Vi khuẩn HP có thể lây truyền từ người này sang người khác qua việc dùng chung bát đũa, hôn trực tiếp và đặc biệt là ăn uống chung. Khi chúng ta dùng đũa của mình để gắp thức ăn cho người khác, vi khuẩn này sẽ đi theo dịch tiêu hóa bám trên đũa và dính vào thức ăn của người đối diện, trong đó có thể là vi khuẩn HP, viêm gan A, viêm gan E, vi khuẩn lỵ, vi khuẩn thương hàn, vi khuẩn quai bị... Thậm chí có những trẻ bị nhiễm HP khi mới 2 tuổi, nguyên nhân do người mẹ thường có thói quen mớm thức ăn bón cho con.
3. Uống nhiều nước
Bạn nên uống nhiều nước mỗi ngày, đặc biệt là nước mật ong vì mật ong có thểức chế hoạt động của vi khuẩn Helicobacter pylori trong cơ thể, đồng thời có thể giảm viêm và kháng khuẩn, có thể giảm sự tổn thương của ruột và niêm mạc dạ dày.
Hé lộ '4 không, 3 phải làm' để 'bồi bổ' cho dạ dày, hết những cơn đau, viêm khó chịu Nếu thực hiện được những điều này, viêm dạ dày của bạn sẽ giảm. Không ăn cay Mặc dù ăn cay có thể tăng cường vị giác, tạo thêm cảm giác ngon miệng. Nhưng ăn cay không tốt cho sức khỏe của người đau dạ dày. Bởi, khi đồ cay vào cơ thể dẫn đến niêm mạc của dạ dày bị ảnh hưởng....