Bé gái 7 tuổi bị nhiễm virus HPV, cảnh báo về thói quen dùng chung đồ vật trong nhà
Hiện nay, HPV có khả năng lây nhiễm cao tới 40%, minh chứng là một bé gái 7 tuổi bị nhiễm virus HPV do tiếp xúc với vật dụng của người bị nhiễm bệnh.
Virus HPV là loại virus lây nhiễm phổ biến làm tăng sinh biểu mô vảy của da và niêm mạc, một khi bị nhiễm trùng da sẽ bị lây nhiễm thông qua tiếp xúc da hoặc tiếp xúc với đồ vật và sẽ lây cho những người thân trong gia đình hoặc bạn bè xung quanh.
Bé gái 7 tuổi bị nhiễm virus HPV
Ảnh minh họa
Một bé gái 7 tuổi ở Thiểm Tây, Trung Quốc bị nổi nhiều nốt mẩn đỏ trên mặt, được bố mẹ đưa đến bệnh viện khám, kết quả khám cho thấy bé gái bị nhiễm mụn cóc phẳng do virus HPV gây ra, và do đứa trẻ gãi nên các nốt đỏ đã lan ra khắp má và cổ, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, tiếp tục bị nhiễm trùng, các nốt đỏ sẽ từ từ biến thành sùi mào gà.
Sau đó, bác sĩ tìm hiểu thì được biết bản thân mẹ của bé gái cũng bị nhiễm virus HPV, cô con gái 7 tuổi cũng dùng chung khăn tắm với mẹ do quên mang theo khăn khi đi du lịch. Do đó, bé gái đã bị nhiễm HPV do tiếp xúc gián tiếp với các vật liệu lây nhiễm, và cuối cùng hai mẹ con được chẩn đoán mắc cùng một loại vi rút HPV.
Bác sĩ nhắc nhở: Trong gia đình có người bị nhiễm virus HPV thì cần tránh làm những việc này
Ảnh minh họa
Con đường lây truyền chủ yếu của virus HPV là qua đường tình dục, một khi bạn tình bị nhiễm virus HPV, để tránh lây nhiễm chéo, bạn phải chú ý các biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục.
Video đang HOT
Tuy tỷ lệ lây nhiễm do lây truyền gián tiếp không cao nhưng cũng không nên xem nhẹ, nhiều chị em phụ nữ phát hiện bản thân mắc virus HPV mà không rõ nguyên nhân, thì phần lớn là do vệ sinh cá nhân chưa tốt, nếu trong gia đình có người bị nhiễm virus HPV, người mắc bệnh càng phải chú ý giữ vệ sinh sạch sẽ, không để chung đồ lót với quần áo của người khác, cần phải giặt riêng đồ lót.
Ảnh minh họa
Ngoài ra những người trong gia đình không nên tắm chung trong bồn tắm, không dùng chung khăn tắm, bàn chải đánh răng và các vật dụng khác.
Để tránh nhiễm HPV, cần làm 3 điều:
1. Bổ sung dinh dưỡng để tăng cường miễn dịch
Hiện tại vẫn chưa có thuốc điều trị virus HPV nên chỉ có thể nâng cao khả năng miễn dịch của bản thân. Đầu tiên cần ghi nhớ rằng chế độ dinh dưỡng cân bằng là tiền đề cho việc giữ cơ thể khỏe mạnh. Một bữa ăn cần phải ăn đủ các nhóm chất dinh dưỡng: chất bột, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất. Ngoài ra để nâng cao sức đề kháng thì chúng ta cần phải ăn nhiều hoa quả và rau xanh kèm với uống nhiều hơn 1,5 lít nước trong 1 ngày.
2. Tập thể dục nhiều hơn
Ảnh minh họa
Tập thể dục bền bỉ có thể nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể, cải thiện khả năng chống virus và ngăn vi trùng xâm nhập trở lại cơ thể. Do đó, hãy thường xuyên tập thể dục, chẳng hạn như chạy bộ, yoga, bơi lội và các bài tập cường độ thấp khác cũng đều có lợi cho cơ thể, giúp cơ thể chống lại sự xâm nhập của virus.
3. Không nên thức khuya
Thức khuya rất có hại cho hệ miễn dịch của cơ thể, không có lợi cho việc điều trị virus HPV. Vì vậy, chị em phụ nữ phải nghỉ ngơi sớm, đi ngủ lúc trước 11 giờ tối, thức dậy lúc 6 giờ sáng. Đảm bảo có một giấc ngủ ngon mỗi đêm, để phục hồi các tế bào miễn dịch bị tổn thương khi nghỉ ngơi.
Cô gái 20 tuổi đi xăm lông mày, không ngờ gặp biến chứng xuất hiện hơn 50 nốt mụn cóc
Bác sĩ Chung cho biết: "Mụn cóc do virus HPV gây ra thường mọc ở bàn tay và ngón chân, hiếm gặp ở mặt, trường hợp của cô gái trẻ được xem là rất hiếm".
Bác sĩ Chung Bội Nghi, khoa da liễu, bệnh viện Lee Women's Hospital, chia sẻ về trường hợp một bệnh nhân nữ (20 tuổi) sống tại Đài Loan, đến khám trong tình trạng xuất hiện nhiều nốt mụn ở cổ trái và lan đến da mặt.
Bệnh nhân nữ (20 tuổi) sống tại Đài Loan có hơn 50 mụn cóc do virus gây ra được tìm thấy ở lông mày bên trái của bệnh nhân.
Sau khi tiến hành kiểm tra, bác sĩ Chung chẩn đoán cô gái mắc bệnh mụn cóc do virus HPV (Human Papilloma Virus) gây ra. Kiểm tra chi tiết hơn, bác sĩ Chung phát hiện có hơn 50 mụn cóc do virus gây ra được tìm thấy ở lông mày bên trái của bệnh nhân.
Qua khai thác bệnh sử, bác sĩ Chung được biết năm ngoái cô gái trẻ đã đi xăm lông mày, sau đó phát hiện vị trí xăm lông mày liên tiếp xuất hiện nhiều nốt mụn, vùng da trực tiếp tiếp xúc khi bệnh nhân gãi cũng làm mụn lây lan rất nhanh.
Bác sĩ Chung cho biết: "Mụn cóc do virus HPV gây ra thường mọc ở bàn tay và ngón chân, hiếm gặp ở mặt, trường hợp của cô gái trẻ được xem là rất hiếm".
Mụn cóc xuất hiện ở khu vực cổ trái của bệnh nhân nữ.
Xăm lông mày thực chất là thuốc nhuộm được truyền vào da bằng cách sử dụng kim đâm vào lớp hạ bì của da. Nếu virus HPV gây nhiễm trùng sẽ xuất hiện mụn nước, kết hợp với ngứa ngáy khiến người bệnh gãi sẽ dẫn đến tình trạng nhiễm trùng chéo các bộ phận khác nhau và lây lan. Một khi vết thương xuất hiện, người bệnh sẽ có khả năng nhiễm khuẩn tụ cầu vàng gây biến dạng khuôn mặt, thậm chí tử vong do nhiễm trùng huyết.
Hiện tại, tình trạng của cô gái trẻ đã được kiểm soát sau khi bác sĩ áp dụng một số phương pháp điều trị. Bác sĩ Chung nhắc nhở mọi người rằng virus HPV gây ra mụn cóc rất khó loại bỏ và cồn sát trùng không thể tiêu diệt chúng, cần phải chiếu đèn tia cưc tím ít nhất 30 đến 40 phút để tiêu diệt virus.
Hơn nữa, thuốc nhuộm để chị em xăm lông mày cũng nên là sản phẩm sử dụng một lần, nếu không nhiều người sử dụng cùng một bộ thuốc nhuộm có thể dẫn đến nhiễm khuẩn và virus.
Trước khi xăm chân mày hay xăm hình, bác sĩ Chung cảnh báo bạn cần phải quan sát thật kỹ xem có vết sưng tấy nào trên da không. Mọi người được khuyến cáo nên xăm lông mày, xăm hình sau khi bồi dưỡng cơ thể để tránh lây nhiễm virus HPV do hệ miễn dịch suy yếu.
Mụn cóc là bệnh da liễu thường gặp do virus HPV (Human Papilloma Virus) gây ra. Virus HPV này xâm nhập vào da qua những vết trầy xước bên ngoài, tạo thành những u nhỏ lành tính, bề mặt sần sùi, gọi là mụn cóc.
Triệu chứng bệnh mục cóc
Mụn cóc thường gây khó chịu trên da. Đôi khi mụn cóc gây ra ra máu nếu mụn xuất hiện ở trên mặt hay đầu.
Mụn cóc bàn chân thường rộp và sưng lên, có thể gây đau và dễ vỡ khi bước đi. Mụn cóc quanh móng chân có thể làm nứt nẻ và đau. Một số trường hợp mụn cóc bàn chân có thể tự biến mất sau nhiều tháng hay nhiều năm, nhưng đa số vẫn tồn tại, phát triển và lây lan trong thời gian dài.
Vì vậy, khi chúng phát triển nhiều, to, đau, ra máu khi va chạm, làm khó chịu, mất thẩm mỹ thì cần phải điều trị. Mụn cóc là những u sùi lành tính ngoài da, vì vậy việc điều trị cũng phải lành tính, không gây hại cho bệnh nhân và giảm thiểu tối đa các tác dụng phụ.
Dùng chung khăn tắm, đôi vợ chồng 27 tuổi cùng nhập viện vì bị lây nhiễm chéo virus HPV Chị Lý cùng chồng đều phát hiện bị nổi mụn xung quanh hậu môn, đi khám mới biết cả hai đều bị nhiễm virus HPV, nguyên nhân do dùng chung đồ dùng sinh hoạt cá nhân. Chị Lý và chồng cùng 27 tuổi, đã kết hôn được 2 năm. Một vài tuần trước, chị phát hiện ra vùng quanh hậu môn nổi mụn...