Bé gái 3 tuổi nhập viện cấp cứu vì ngộ độc thứ mà nhà nào cũng có

Theo dõi VGT trên

Có những đồ vật rất phổ biến trong mỗi gia đình lại tiềm ẩn nguy cơ gây nguy hiểm, ngộ độc cho trẻ nhỏ mà người lớn vẫn chủ quan không đề phòng.

Nhiều bệnh viện gần đây đã tiếp nhận không ít trẻ em uống nhầm thuốc của người lớn, gây nguy hiểm đến tính mạng. Tiêu biểu là trường hợp của bé gái 3 tuổi người Trung Quốc tên là Hiên Hiên. Ngày 27/7, bà ngoại của Hiên Hiên phát hiện ra đứa cháu cầm một chai thuốc đưa lên miệng uống, nhìn kỹ bà phát hiện đó là lọ thuốc chống cao huyết áp của bà.

Mọi người trong gia đình vô cùng sợ hãi, làm mọi cách để cô bé nôn thuốc ra nhưng không thành công. Cuối cùng, gia đình phải đưa Hiên Hiên đến Bệnh viện Nhi Vũ Hán để cấp cứu. Bác sĩ ở Khoa cấp cứu giải thích, khi Hiên Hiên đến bệnh viện, sắc mặt đỏ, buồn ngủ, nôn ói, nhịp tim nhanh, xuất hiện tình trạng ngộ độc thuốc. Bác sĩ hỏi gia đình rằng cô bé đã uống bao nhiêu viên thuốc, nhưng gia đình cũng không rõ.

Sau khi cấp cứu, cuối cùng đứa trẻ cũng thoát khỏi nguy hiểm. Theo ông Đinh (ông của Hiên Hiên) giải thích, viên thuốc trong chai nhựa lớn hơn hạt đậu xanh một chút, vỏ bọc một lớp đường bóng, đứa trẻ nhầm lẫn cho rằng đó là viên kẹo.

Bé gái 3 tuổi nhập viện cấp cứu vì ngộ độc thứ mà nhà nào cũng có - Hình 1

Mọi người trong gia đình vô cùng sợ hãi, làm mọi cách để cô bé nôn thuốc ra nhưng không thành công.

Bác sĩ Thái, trưởng Khoa Cấp cứu cũng cho biết: Nguyên lý cơ bản trong việc điều trị của các loại thuốc chống cao huyết áp là mở rộng các mạch máu của cơ thể để đạt được mục đích hạ huyết áp. Người lớn nếu dùng quá liều có thể dẫn đến rối loạn nhịp tim và huyết áp hạ quá mức. Nếu trẻ con uống nhầm phải, không được điều trị kịp thời sẽ gây hậu quả nghiêm trọng.

Theo các bác sĩ của Bệnh viện Nhi Vũ Hán, mỗi tháng bệnh viện đều tiếp nhận khoảng hơn 30 trường hợp trẻ em uống nhầm các loại thuốc, chẳng hạn như thuốc hen suyễn, thuốc hạ đường huyết, thuốc thần kinh,… còn có cả trường hợp uống nhầm thuốc trừ sâu. Một số chất hóa học có tác dụng ăn mòn, nếu trẻ uống nhầm phải sẽ có thể mất mạng.

Làm thế nào để ngăn ngừa trẻ em uống nhầm thuốc?

Trẻ em thường bị uống nhầm thuốc người lớn chủ yếu tập trung ở trẻ từ 1- 5 tuổi. Trẻ ở giai đoạn này, vì nhận thức vẫn chưa đầy đủ, lại có tính hiếu kỳ, tò mò, rất dễ bị uống nhầm. Bởi trẻ còn quá nhỏ, chức năng gan thận chưa hoàn thiện, một khi bị “ngược đãi”, gây nguy hại đối với sức khỏe của trẻ rất nghiêm trọng.

Để tránh “tại nạn” liên quan đến việc trẻ uống nhầm thuốc, bác sĩ kiến nghị:

- Cố gắng không uống thuốc trước mặt con bạn, bởi vì đứa trẻ sẽ bắt chước hành vi uống thuốc của người lớn.

Bé gái 3 tuổi nhập viện cấp cứu vì ngộ độc thứ mà nhà nào cũng có - Hình 2

Rất nhiều trẻ uống nhầm thuốc của người lớn (Ảnh minh họa).

- Không phải vì muốn đứa trẻ uống thuốc, mà nói dối trẻ đó là “kẹo ngọt”.

- Bình thường cha mẹ nên đặt thuốc ở nơi trẻ không dễ lấy được.

Video đang HOT

Cần làm gì khi phát hiện trẻ uống nhầm thuốc?

- Cố gắng tìm hiểu xem con bạn đã ăn loại thuốc gì và đã ăn bao nhiêu. Nếu trẻ bị nhầm lẫn với một loại thuốc tổng quát, chẳng hạn như một loại vitamin có ít tác dụng phụ, hãy để trẻ uống một ít nước lạnh, để thuốc được pha loãng và đào thải ra ngoài.

- Các loại như thuốc ngủ, thuốc chống cao huyết áp, thuốc hạ sốt, thuốc hạ đường huyết,… có tác dụng phụ nhất định, có những hạn chế liều lượng, cha mẹ tốt nhất nên đưa trẻ đến bệnh viện để cấp cứu.

- Nếu trẻ uống nhầm các loại thuốc có tính ăn mòn, không được cho trẻ uống nước, cũng không được tự ý nôn ói, tránh khiến cổ họng, thực quản và dạ dày đứa trẻ bị tổn thương lần thứ 2, nên kịp thời đưa trẻ đến viện.

- Nếu trẻ uống phải thực phẩm tự bản thân cha mẹ không xác minh được, nên đưa trẻ vào viện và cầm theo bao bì bên ngoài hoặc là phần còn thừa lại đến bệnh viện, điều này giúp bác sĩ phán đoán nhanh hơn và có biện pháp xử lý kịp thời, thích hợp.

Người lớn cho trẻ uống thuốc kiểu này cũng rất nguy hiểm

- Cưỡng ép, bóp miệng đổ thuốc vào miệng trẻ: Điều này không chỉ khiến đứa trẻ bị sặc ho, nôn mà còn có thể dẫn đến viêm phổi, thậm chí ngạt thở gây nguy hiểm tính mạng.

Bé gái 3 tuổi nhập viện cấp cứu vì ngộ độc thứ mà nhà nào cũng có - Hình 3

Nên dùng ống tiêm để bơm thuốc từ từ vào miệng trẻ (Ảnh minh họa).

Phương pháp cho trẻ uống chính xác: Sử dụng một ống tiêm, rửa sạch, sau đó bơm thuốc từ từ vào một bên má trong của bé, mỗi lần bơm một chút, để trẻ có thể nuốt kịp và tránh bị sặc.

- Không dựa vào liều lượng dùng thuốc: Trước khi uống thuốc một thời gian phải ăn, khoảng cách giữa 2 lần uống thuốc ngắn, có thể sẽ dẫn đến uống quá liều.

- Giảm liều lượng thuốc của người lớn để cho trẻ uống: Đứa trẻ không phải là phiên bản thu nhỏ của người lớn. Hệ thống nội tiết, cơ quan nội tạng còn chưa hoàn thiện, nếu uống thuốc bừa bãi chỉ có thể gây hại cho sức khỏe của trẻ.

- Uống thuốc với nước ép: Trong nước hoa quả có chứa axit, có thể sẽ làm giảm công hiệu của thuốc.

- Cho trẻ dưới 2 tuổi uống thuốc viên: Trẻ khoảng 2 tuổi vẫn còn đang học nhai và nhuốt, nếu cho trẻ uống nguyên viên thuốc, rất dễ khiến trẻ bị nghẹt thở. Tốt nhất, thuốc viên nên nghiền nhỏ pha nước, cho trẻ dễ uống.

Theo Trí Thức Trẻ

Những loại thực phẩm không nên nấu lại để ăn: Nhiều gia đình vẫn thường xuyên "hâm lại"

Hâm nóng, đun lại thức ăn là thói quen của nhiều gia đình, nhưng không phải thực phẩm nào, món ăn nào cũng nên nấu lại để ăn bởi nó ẩn chứa nguy cơ gây hại cho sức khỏe.

Thói quen hâm nóng lại đồ ăn đang khá phổ biến trong các gia đình hiện nay. Rất nhiều người cất trữ thực phẩm thừa vào tủ lạnh đề hâm nóng dùng lại trong ngày hôm sau để tránh lãng phí đồ ăn.

Tuy nhiên với một số món, việc hâm đi hâm lại những thực phẩm này sẽ khiến chúng biến chất, không những không còn bổ dưỡng mà còn có thể gây ngộ độc cho cơ thể.

Hãy ghi nhớ và đừng bao giờ đun lại các món ăn dưới đây để tránh những tổn hại cho sức khỏe của chính bạn và gia đình của mình.

1. Rau củ có hàm lượng Nitrat cao

Những loại thực phẩm không nên nấu lại để ăn: Nhiều gia đình vẫn thường xuyên hâm lại - Hình 1

Một số loại rau củ có hàm lượng nitrat cao như cần tây, cải bó xôi, củ cải đường, chúng ta cần tránh đun nóng hay nấu lại những thực phẩm này.

Nguyên nhân là bởi trong quá trình nấu lại, nhiệt có thể làm cho nitrat trong rau củ biến thành độc tố nitrit, sau đó thành nitrosamine, giải phóng các đặc tính gây ung thư gây hại cho sức khỏe.

2. Nấm

Những loại thực phẩm không nên nấu lại để ăn: Nhiều gia đình vẫn thường xuyên hâm lại - Hình 2

Nấm là món ăn ngon, bổ dưỡng và tất nhiên bạn nên nấu vừa đủ cho một bữa, tránh để thừa và hâm nóng ăn lại trong bữa sau.

Theo Hội đồng Thông tin Thực phẩm Châu Âu, nấm chứa nguồn protein và khoáng chất dồi dào nhưng cũng dễ dàng bị phá hủy bởi các enzyme và vi sinh vật.

Nếu nấm không được bảo quản đúng cách, nấm cũng dễ bị mất chất. Khi bị hâm nóng lại, các phân tử protein trong nấm cũng sẽ bị phá vỡ khiến cho bạn bị đau bụng, hệ tiêu hóa khó chịu.

3. Trứng

Những loại thực phẩm không nên nấu lại để ăn: Nhiều gia đình vẫn thường xuyên hâm lại - Hình 3

Trứng là một trong những loại thức ăn thừa không bao giờ được hâm nóng sau khi đã nấu chín. Trong trứng có chứa hàm lượng protein cao, tuy nhiên, trứng đã nấu chín có thể gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe khi tiếp xúc với nhiệt thêm một lần nữa.

Trứng sau khi nấu chín bằng cách luộc, hấp và rán sẽ có lượng canxi, chất dinh dưỡng, vitamin và nhiều chất dinh dưỡng khác nhưng khi tiếp tục bị tác động bởi nhiệt độ cao, thì các chất có trong trứng có thể biến thành chất gây hại cho cơ thể.

4. Khoai tây

Những loại thực phẩm không nên nấu lại để ăn: Nhiều gia đình vẫn thường xuyên hâm lại - Hình 4

Khoai tây là món ăn khá hấp dẫn, được chế biến thành nhiều món ngon khác nhau. Tuy nhiên, bạn cũng không nên nấu quá nhiều mà chỉ nên nấu đủ cho 1 bữa và ăn hết.

Nếu bạn không ăn hết khoai tây trong một bữa, bạn có thể bảo quản chúng cho ngày hôm sau bằng cách làm nguội khoai tây thật nhanh rồi cất vào tủ lạnh.

Khoai tây chứa hàm lượng các loại vitamin và kali dồi dào. Nhưng nếu chúng ta hâm nóng khoai tây một lần nữa thì không những không ngon mà còn tạo điều kiện cho một loại vi khuẩn có tên Botulism khiến người ăn bị ngộ độc.

5. Cơm nguội

Những loại thực phẩm không nên nấu lại để ăn: Nhiều gia đình vẫn thường xuyên hâm lại - Hình 5

Hâm nóng lại cơm để ăn trong bữa sau có lẽ là thói quen của phần đông các gia đình. Thế nhưng có một sự thật là bạn có thể bị ngộ độc thực phẩm khi ăn cơm được hâm lại.

Theo Cơ quan Tiêu chuẩn Thực phẩm (FSA), gạo khi chưa nấu có thể chứa bào tử vi khuẩn và gây ngộ độc thực phẩm. Khi gạo được nấu chín thành cơm, bào tử vi khuẩn đó có thể vẫn sống sót.

Sau đó, quá trình để cơm ở nhiệt độ phòng sẽ giúp vi khuẩn sinh sôi, tạo ra chất độc gây nôn mửa hoặc tiêu chảy. Hâm nóng lại cơm cũng không có tác dụng loại bỏ những chất độc này.

6. Thịt gà

Những loại thực phẩm không nên nấu lại để ăn: Nhiều gia đình vẫn thường xuyên hâm lại - Hình 6

Thịt gà và thịt các loại gia cầm nói chung chứa một lượng lớn protein. Việc đun nóng lại sẽ khiến các protein này thay đổi và biến chất, gây rối loạn hệ tiêu hóa.

Tốt nhất là bạn hãy để món gà nguội ở nhiệt độ phòng sau đó ăn tiếp nếu còn thừa. Trường hợp muốn hâm nóng, bạn cũng nên lưu ý làm nóng đều thịt gà từ trong ra ngoài.

Theo Trí Thức Trẻ

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Nữ sinh 19 tuổi tử vong sau khi ăn 2 miếng bánh
14:08:05 18/11/2024
Uống nước táo đỏ khô mỗi ngày có tốt?
11:05:16 18/11/2024
Chụp MRI, phát hiện điều không ngờ nhờ uống trà xanh
11:11:44 18/11/2024
Bị chó nhà cắn không đi tiêm phòng dại, người phụ nữ tử vong
07:57:37 19/11/2024
Loại củ là đặc sản mùa đông, 'thần dược' bổ thận, giúp lọc máu, giá rẻ đến không ngờ
09:29:52 19/11/2024
Những hệ lụy khôn lường sức khỏe khi ngồi quá lâu
11:07:15 18/11/2024
Những triệu chứng khi trẻ sơ sinh bị viêm phổi
11:03:26 18/11/2024
Những loại tỏi không nên mua
11:09:16 18/11/2024

Tin đang nóng

Sửa nhà, thợ sửa ống nước tìm thấy rương "kho báu" 64 tỷ đồng
16:16:03 19/11/2024
Công ty của nghệ sĩ Quyền Linh nợ bảo hiểm xã hội hơn 2 tỉ đồng
13:46:09 19/11/2024
Thu Minh lên tiếng khi bị chỉ trích hỗn láo với diva Thanh Lam
15:23:42 19/11/2024
NSƯT Kim Tiểu Long khóc đỏ mắt trong đám tang của con gái, đau đớn: "Ba Long đến rồi Ly của ba ơi"
13:42:07 19/11/2024
Gương mặt biến dạng của "quốc bảo nhan sắc" khiến dân tình sốc nặng
14:54:08 19/11/2024
15 giây tiết lộ quá khứ của 1 sao hạng A, đúng là ai cũng phải bắt đầu từ đâu đó!
14:42:16 19/11/2024
Đám cưới Khánh Vân mời nửa showbiz, nhưng có một người im hơi lặng tiếng
13:49:09 19/11/2024
Vừa hết Miss Universe, Hoa hậu Kỳ Duyên lại phát ngôn gây tranh cãi
16:51:50 19/11/2024

Tin mới nhất

Hà Nội tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi

08:02:55 19/11/2024
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội nhận định số mắc sởi đang có xu hướng gia tăng. Bệnh nhân ghi nhận rải rác trên địa bàn, chủ yếu ở người chưa tiêm chủng vắc xin, hoặc chưa được tiêm đầy đủ.

Sức khỏe răng miệng kém có thể dẫn đến các bệnh lý mạn tính

07:59:57 19/11/2024
Bên cạnh đó, thói quen văn hóa, chế độ ăn uống, không kiểm tra nha khoa thường xuyên khiến tình trạng răng miệng nặng hơn khi phát hiện và điều trị.

5 thực phẩm ăn trước khi ngủ giúp giảm cân, say giấc

06:00:25 19/11/2024
Phô mai tươi là một lựa chọn tuyệt vời để tiêu thụ trước khi ngủ do hàm lượng protein cao và hàm lượng carbohydrate thấp. Nó giúp tăng cảm giác no, hỗ trợ phục hồi cơ bắp và thúc đẩy quá trình đốt cháy chất béo.

Cụ ông mất một nửa lượng máu vì sốt xuất huyết

05:38:56 19/11/2024
Phương pháp điều trị tập trung vào việc truyền các chế phẩm máu nhằm duy trì các yếu tố đông máu và ổn định chỉ số huyết sắc tố, đảm bảo cung cấp đủ oxy cho các cơ quan.

Tránh uống rượu khi bạn đang uống các loại thuốc này

20:01:48 18/11/2024
Đây cũng là một loại thuốc cần tránh uống rượu bởi rượu có thể dẫn đến lượng đường trong máu thấp nguy hiểm. Ngoài ra, còn có nguy cơ mắc các triệu chứng như huyết áp thay đổi đột ngột, nhịp tim nhanh, đau đầu và buồn nôn.

Hà Nội: Số ca mắc sởi có xu hướng gia tăng, số ca sốt xuất huyết vẫn ở mức cao

19:23:08 18/11/2024
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. Hà Nội nhận định số mắc sởi đang có xu hướng gia tăng. Bệnh nhân ghi nhận rải rác trên địa bàn, chủ yếu ở người chưa tiêm chủng vaccine hoặc chưa được tiêm đầy đủ.

Vấn nạn trẻ hóa bệnh đái tháo đường

13:50:17 17/11/2024
Kiểm soát các yếu tố nguy cơ, như huyết áp cao, rối loạn mỡ máu và béo phì. Đồng thời kiểm tra sức khỏe định kỳ và tuân thủ phác đồ điều trị nếu được chẩn đoán mắc bệnh.

3 mối nguy tiềm ẩn khi ăn tôm

13:46:38 17/11/2024
Tuy nhiên, cholesterol trong tôm có thể ảnh hưởng đến những người bị rối loạn lipid máu, đặc biệt với người mắc bệnh tiểu đường hoặc có nguy cơ suy tim. Do đó, theo Circulation, những nhóm này nên hạn chế thực phẩm có hàm lượng choleste...

Có 1 loại rau giàu canxi hơn sữa, giá rẻ không lo phun hóa chất

07:15:30 17/11/2024
Dân gian thì thường dùng rau càng cua để chữa rắn cắn, nhọt lở, chấn thương sưng đau. Hàm lượng sắt trong rau càng cua giúp bồi bổ khí huyết, phòng thiếu máu thiếu sắt, răn rau càng cua nấu chín giúp bổ máu.

5 dấu hiệu cho thấy cơ thể cần bổ sung chất dinh dưỡng

07:14:17 17/11/2024
Đó có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng thiếu vitamin D3 hoặc canxi. Canxi giúp xây dựng và duy trì xương chắc khỏe, trong khi vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi từ các thực phẩm như sữa, cá mòi và rau lá xanh.

9 loại đậu và cây họ đậu tốt cho sức khỏe

07:10:42 17/11/2024
Đậu và các loại cây họ đậu là quả hoặc hạt của một họ thực vật có tên là Fabaceae. Chúng là nguồn cung cấp chất xơ và protein chay tuyệt vời.

Ăn quá nhiều đồ ăn vặt kém dinh dưỡng, cậu bé 12 tuổi bị mất thị lực vĩnh viễn

15:38:55 16/11/2024
Tuy nhiên, thị lực của cậu bé bắt đầu suy giảm nhanh chóng trong vòng 6 tuần, cậu bé chỉ có thể di chuyển xung quanh nếu bố mẹ giúp cậu vượt qua chướng ngại vật. Sau đó, vào một đêm, cậu bé thức dậy và hét lên rằng mình không nhìn thấy ...

Có thể bạn quan tâm

Anh chết, em bị thương sau chầu nhậu hết 4 lít rượu

Pháp luật

19:21:01 19/11/2024
Theo Cơ quan điều tra, giữa Y Yốp Byă và anh Y Nim Ayun (SN 1990, trú cùng xã) và anh Y Nin Ayun (SN 1997, em trai của anh Y Nim Ayun) là bạn thân chơi với nhau.

Anh Trai nhạt nhất show Say Hi hội mang combo "nhạc dở, hát nhép, nhảy kém" đi diễn khiến netizen ngán ngẩm

Nhạc việt

19:19:52 19/11/2024
Tại một sự kiện, nam ca sĩ đã đem đến cho khán giả bài hát Pickleball vừa mới ra lò. Bỏ qua những tranh cãi xoay quanh chất lượng của MV, màn diễn live của Đỗ Phú Quí vẫn bị nhận xét là thảm họa.

7 người thiệt mạng do lở đất khi siêu bão Man-yi tấn công Philippines

Thế giới

18:50:05 19/11/2024
Lễ ký kết diễn ra tại trụ sở quân đội Philippines ở Manila, nơi các bộ trưởng quốc phòng Mỹ và Philippines còn động thổ dự án xây trung tâm giúp thúc đẩy sự phối hợp giữa lực lượng vũ trang 2 nước.

Cực từ Bắc di chuyển bí ẩn gần Nga hơn?

Lạ vui

18:23:07 19/11/2024
Các nhà khoa học phát hiện hoạt động bất thường ở Cực Bắc trong lúc cực từ Bắc di chuyển gần Nga hơn theo cách thức chưa từng có trước đây.

Vinicius bị tước vai trò đá phạt đền

Sao thể thao

18:17:40 19/11/2024
HLV Dorival Junior có quyết định táo bạo trước thềm trận đại chiến với Uruguay tại vòng loại World Cup 2026. Theo đó, Raphinha sẽ là người thực hiện phạt đền nếu Brazil được hưởng.

"Ảnh đế" Yoo Ah In dùng cái chết của cha xin giảm án tù gây phẫn nộ

Sao châu á

18:12:18 19/11/2024
Vào ngày 19/11, Yoo Ah In đã kháng cáo lên Phòng hình sự số 5, Tòa án tối cao Seoul. Phía Yoo Ah In cho rằng mức án 1 năm tù giam cho tội vi phạm Đạo luật kiểm soát ma túy là quá nặng.

Lớp học vắng 5 học sinh sau buổi chiều tắm sông định mệnh

Tin nổi bật

17:52:15 19/11/2024
Lớp 8B, Trường THCS Hiền Quan, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ có 5 chỗ ngồi trống vắng, tiết học bao trùm bởi sự đau buồn sau vụ 5 học sinh mất tích khi tắm sông.

Bức ảnh gây "nóng mắt" của Lisa

Nhạc quốc tế

17:41:47 19/11/2024
Đầu tháng 11, tour gặp gỡ người hâm mộ Fan Meetup của Lisa (BLACKPINK) đi qua 5 thành phố lớn của châu Á đã phát động đêm đầu tiên tại Singapore.

Tử vi ngày mới 12 cung hoàng đạo thứ 3 ngày 19/11: Cự Giải tiêu không nhìn giá, Song Ngư có đột phá

Trắc nghiệm

17:10:55 19/11/2024
Xem tử vi của 12 cung hoàng đạo trong ngày 19/11 về tài lộc, tình yêu, công việc. Hôm nay, Song Ngư có thể tạo ra những bước đột phá lớn trong công việc.

Bức ảnh chụp một gia đình đi chơi sở thú trông rất bình thường, nhưng nhìn đến chiếc túi mà người mẹ đeo ai cũng sốc

Netizen

17:04:53 19/11/2024
Cuộc hôn nhân của thiếu gia Hà Du Quân và siêu mẫu Hề Mộng Dao vào năm 2019 là sự kiện thu hút đông đảo sự quan tâm của netizen Trung Quốc.

Vũ Luân làm điều gì với đàn anh mà để bị nhớ suốt đời?

Sao việt

16:58:56 19/11/2024
Mạng xã hội hiện đang chia sẻ lại đoạn clip nghệ sĩ Bạch Long chia sẻ trong một chương trình. Theo đó, Bạch Long kể về Vũ Luân bằng thái độ vô cùng niềm nở.