Bé gái 14 tuổi này vừa giành được giải thưởng khoa học trị giá hơn 500 triệu cho công trình nghiên cứu COVID-19
Trong số hàng trăm nhóm nghiên cứu lớn nhỏ trên khắp thế giới đang đi tìm một phương pháp điều trị COVID-19 hiệu quả, Anika Chebrolu, một học sinh lớp 8 tại tiểu bang Texas, Hoa Kỳ lại đang nhận được sự chú ý đặc biệt.
Cô bé 14 tuổi người Mỹ gốc Ấn vừa chiến thắng một cuộc thi khoa học được 3M tổ chức thường niên với tên gọi Young Scientist Challenge và nhận về giải thưởng lên tới 25.000 USD, tương đương hơn 560 triệu VNĐ.
Khám phá khoa học mà Anika thực hiện đã giúp tìm ra một phân tử có khả năng liên kết và vô hiệu hóa các gai trên bề mặt SARS-CoV-2, chủng virus đang gây ra đại dịch COVID-19 hiện đã lây nhiễm trên hơn 41 triệu người và gây ra hơn 1,1 triệu ca tử vong.
Trên thực tế, Anika đã tham gia nghiên cứu khoa học từ hơn một năm trước. Sau khi tìm hiểu về Đại dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918 và biết hàng chục ngàn người Mỹ đang tử vong mỗi năm vì cúm mùa, cô bé đã xin tham gia vào một nhóm nghiên cứu tìm kiếm các phân tử có thể liên kết với protein của virus cúm thường và vô hiệu hóa nó.
Tình cờ, đại dịch COVID-19 ập đến và trong thời gian phải học online ở nhà, Anika tự hỏi: Tại sao mình không chuyển hướng nghiên cứu sang tìm kiếm một phân tử vô hiệu hóa được virus SARS-CoV-2?
Cô bé đã đem ý tưởng này đến gặp tiến sĩ Mahfuza Ali, một nhà khoa học vật liệu tại 3M và cũng là cố vấn của cô trong cuộc thi Young Scientist Challenge năm 2020. Họ đã làm việc cùng nhau kể từ khi Anika lọt vào top 10 chung cuộc nên ngay sau khi nghe ý tưởng mới, tiến sĩ Ali biết tham vọng táo bạo của Anika có thể giúp cô bé giành chiến thắng, miễn là họ có đủ thời gian để làm việc đó.
Thử thách dành cho Anika là cô bé phải sàng lọc được một cơ sở dữ liệu với gần 700 triệu hợp chất, để tìm ra những phân tử có thể liên kết với protein gai trên bề mặt virus SARS-CoV-2. Các protein gai này có nhiệm vụ giúp virus xâm nhập vào bên trong tế bào con người và nhân lên sau đó gây bệnh. Do đó, một phân tử có thể khóa chúng lại có thể là một phương pháp điều trị hứa hẹn cho căn bệnh.
“ Việc sàng lọc hợp chất cực kỳ mất thời gian và tẻ nhạt”, tiến sĩ Ali nói. “Cháu sẽ cần phải tập trung cao độ“.
Đáp lại cố vấn của mình, Anika cho biết: “Cháu biết dự án của mình cần phải được thay đổi, bởi COVID-19 đang gây ra những tác động to lớn và nghiêm trọng trên phạm vi toàn thế giới. Và cháu sẽ quyết định chuyển nghiên cứu của mình sang hướng tìm kiếm phương pháp điều trị cho COVID-19″.
Video đang HOT
Công việc sàng lọc hợp chất yêu cầu Anika phải chạy các mô phỏng trên máy tính và tìm ra các phân tử có đặc tính phù hợp để liên kết với protein gai của SARS-CoV-2.
Vậy là ngoài thời gian học trên trường, Anika đã giành tất cả các buổi tối trong tuần của mình, những ngày cuối tuần trong suốt mùa hè và cả thời gian nước Mỹ cách ly xã hội để sàng lọc kho hợp chất đồ sộ. Đáp lại nỗ lực đó, cuối cùng cô bé cũng tìm thấy một hợp chất của chì đáp ứng được những yêu cầu đặt ra.
Tiến sĩ Cindy Moss, giám khảo cuộc thi 3M Young Scientist Challenge cho biết: “Anika là một cô bé có óc tò mò và đã sử dụng sự tò mò của mình để đặt ra những câu hỏi liên quan đến COVID-19. Công việc mà cô bé đã làm rất toàn diện, khi đã kiểm tra qua nhiều cơ sở dữ liệu.
Cô bé cũng đã phát triển một năng lực đổi mới sáng tạo và có khả năng giao tiếp bậc thầy, Anika sẵn sàng sử dụng thời gian và tài năng của mình để giúp thế giới trở nên tốt đẹp hơn và đem đến hi vọng cho chúng ta trong thời điểm này”.
Cũng phải nói rằng, khoảng cách từ việc tìm ra một hợp chất liên kết được với protein gai của SAR-CoV-2 cho đến khi biến hợp chất này trở thành một phương pháp điều trị hoặc vắc-xin COVID-19 là rất xa.
“Hai ngày qua, em đã thấy rất nhiều phương tiện truyền thông đang thổi phồng dự án của mình”, Anika thừa nhận. “ Nỗ lực của em trong việc tìm ra một hợp chất chì liên kết được với protein gai của virus SARS-CoV-2 chỉ như một giọt nước trong đại dương các nghiên cứu khác đang được thực hiện để chống lại COVID-19″.
Tuy nhiên, Anika cho biết cô sẽ tiếp tục liên lạc với một số nhà virus học và nhà nghiên cứu hóa dược để giúp đỡ mình trong các bước nghiên cứu tiếp theo, để xem hợp chất mà cô bé tìm thấy có thực sự có tiềm năng trong việc chữa trị hoặc phòng ngừa COVID-19 hay không?
Ngoài thời gian nghiên cứu khoa học trong phòng thí nghiệm, Anika hay tập múa, một điệu múa truyền thống rất khó của Ấn Độ có tên là Bharatanatyam.
Tiến sĩ Ali, cố vấn của Anika cho biết: “Ngay khi gặp cô bé, bạn có thể thấy một đam mê nhiệt tình toát lên từ khuôn mặt. Anika luôn muốn dùng kiến thức của mình để làm điều gì đó tốt đẹp cho thế giới. Cô bé ấy là một phụ nữ trẻ rất ấn tượng”.
Với số tiền 25.000 USD nhận được từ giải thưởng 3M Young Scientist Challenge, Anika dự định sẽ quyên góp một phần cho AcademyAid, một tổ chức phi lợi nhuận đang giúp đỡ những học sinh nghèo có hoàn cảnh khó khăn ở Ấn Độ, quê hương mình.
Ngoài thời gian nghiên cứu khoa học trong phòng thí nghiệm, Anika cũng giống những đứa trẻ 14 tuổi bình thường khác, cô bé vẫn vui chơi và hay tập múa, một điệu múa truyền thống rất khó của Ấn Độ có tên là Bharatanatyam.
Nhưng khao khát cháy bỏng trong mắt cô bé là trở thành một nhà nghiên cứu y sinh thực thụ trong tương lai. “ Hãy cứ làm và đừng bao giờ ngừng đặt câu hỏi”, đó là phương châm mà Anika chia sẻ để đạt được ước mơ đó. “Bạn chỉ cần học qua cách vượt qua các thử thách khi chúng đến. Bất cứ điều gì cũng đều có thể, bất kể tuổi tác của bạn, bất kể bạn già hay trẻ”.
Nghiên cứu mới cho thấy nam giới nghiện điện thoại nhiều hơn phụ nữ
Chứng nghiện điện thoại thông minh ngày càng phổ biến ở nam giới và các bậc cha mẹ có nhiều con, theo nghiên cứu của các nhà khoa học Trung Quốc.
Nghiện smartphone là một vấn đề thời đại, và việc khó khăn khi tách bản thân mình ra khỏi điện thoại thông minh đang là một trong những vấn đề gây đau đầu nhất của thế kỷ 21. Và hóa ra, một người bị cuốn hút vào thiết bị di động của họ có thể liên quan đến giới tính, thu nhập và giáo dục.
Nam giới dễ bị nghiện điện thoại di động hơn nữ giới, theo báo cáo khoa học do Tạp chí Khoa học Xã hội ở Trung Quốc công bố gần đây.
Các nhà nghiên cứu trước đây cho rằng việc sử dụng điện thoại thường trở thành một cơn nghiện khi nó gây căng thẳng cho người dùng, với các triệu chứng tồi tệ nhất có thể bao gồm lo lắng và trầm cảm. Nhưng nghiên cứu mới cho thấy sự khác biệt về mức độ nghiện giữa hai giới là rất nhỏ, nhưng các nghiên cứu riêng biệt trên các nhóm dân số khác lại cho ra kết quả trái ngược.
"Các bà mẹ chăm sóc trẻ em trong khi các ông bố nằm ôm điện thoại", một trong những bình luận hàng đầu trên Weibo từ một người đang cố gắng giải thích kết quả này.
"Bởi vì hầu hết đàn ông không làm bất cứ điều gì", một người khác bình luận. "Họ chỉ về nhà và chơi game trên điện thoại, và họ không bao giờ nghĩ đến việc làm việc nhà."
Mặc dù những lời phàn nàn như thế này khá phổ biến trên các mạng xã hội, nhưng một số người đã tìm ra lý do để phản bác lại.
"Ngày nay, rất nhiều phần mềm đã đi kèm với phiên bản di động, vì vậy thay vì nghiện điện thoại, chúng tôi buộc phải sử dụng điện thoại", một người khác viết. "Tôi đã thấy âm thanh của điện thoại thông minh thật kinh tởm và căng thẳng."
"Không cần thiết phải chê bai đàn ông", một người khác nói. "Thế giới có rất nhiều người đàn ông và phụ nữ vô trách nhiệm, nhưng tôi hy vọng chúng ta không khái quát hóa. Dù là đàn ông hay phụ nữ, rất nhiều người trong chúng ta đang cuộn màn hình điện thoại chủ yếu vì chúng ta muốn thư giãn sau một ngày bận rộn."
Và nghiên cứu mới cho thấy nghiện điện thoại thông minh có liên quan đến số lượng trẻ em trong gia đình của một người. Một người nuôi ba con trở lên sẽ phụ thuộc vào điện thoại thông minh nhiều hơn các bậc cha mẹ khác, hoặc những người không có con.
Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng trong số tất cả những người trưởng thành, những người từ 21 đến 30 tuổi nghiện điện thoại thông minh nhất. Và những người thất nghiệp hoặc kiếm được mức lương hàng tháng từ 2.200 USD đến 3.000 USD cũng dán mắt vào màn hình nhiều hơn.
Mặt khác, những người ít nghiện điện thoại thông minh nhất có thể chỉ đạt trình độ tiểu học - điều phổ biến ở các thế hệ lớn tuổi ở Trung Quốc. Sử dụng điện thoại thông minh gần như là nhu cầu thiết yếu cho cuộc sống hàng ngày ở đất nước này. Đây vẫn là một thách thức đối với những người cao tuổi, nhiều người trong số họ thường gặp khó khăn trong việc thích ứng với thế giới kỹ thuật số của thanh toán di động và mã QR.
Khoảng cách kỹ thuật số giữa nông thôn và thành thị Trung Quốc đang thu hẹp hơn bao giờ hết nhờ vào sự phổ biến của điện thoại thông minh và tác động đã có thể thấy rõ. Tuy nhiên, bất cứ nơi nào mọi người sống, nhiều người thừa nhận rằng họ đang trở nên không thể tách rời khỏi chiếc điện thoại của mình.
Trong một cuộc thăm dò ý kiến trực tuyến không chính thức do Sina thực hiện, hơn một nửa trong số hơn 8.000 người được hỏi cho biết họ "gần như không thể tránh xa điện thoại thông minh". Chỉ một nhóm nhỏ khoảng 200 người được hỏi cho biết họ "không nhìn vào điện thoại thông minh trừ khi làm việc".
Bộ KH-CN lên phương án sản xuất vắc xin phòng Covid-19 Nhiều doanh nghiệp sản xuất vắc xin và thuốc sinh học đã được triệu tập để bàn cách giúp Việt Nam sản xuất vắc xin phòng Covid-19. Bộ Khoa học và Công nghệ vừa tổ chức buổi họp về việc nghiên cứu, sản xuất vắc xin phòng chống dịch Covid-19. Tham dự cuộc họp này có hầu hết các nhà sản xuất vắc...