Bé gái 1 tuổi sốt cao, mụn mọc quanh miệng, đi khám mới biết do bà đút cơm sai lầm
Răng của trẻ nhỏ chưa phát triển đầy đủ, người lớn thường có thói quen thổi, nhai mớm thức ăn cho trẻ, khiến trẻ dễ bị nhiễm bệnh.
Bác sĩ Nhi khoa Vũ Hán Mạnh (Bệnh viện Trường Canh Lâm Khẩu, Đài Loan) chia sẻ cô bé tên là Tiểu Huyên (1 tuổi) đang ngồi ở bàn để chờ người lớn đút cho ăn, người mẹ thì đút từng chút cháo một, còn bà nội trong thời gian rảnh muốn cháu được ăn nhanh, nên đã lấy thịt gà trên bàn tự nhai mớm sau đó đút cho Tiểu Huyên ăn.
Sau 4,5 ngày, Tiểu Huyên bắt đầu sốt cao, trong miệng xuất hiện mụn nước, xung quanh môi nổi mẩn đỏ. Người mẹ nhanh chóng đưa Tiểu Huyên đi khám bác sĩ. Sau khi kiểm tra phát hiện Tiểu Huyên bị “ viêm nướu do virus herpes”, nguyên nhân là do thức ăn bà nội đã nhai trong miệng sau đó đút cho Tiểu Huyên mới khiến đứa trẻ bị bệnh.
Bác sĩ Vũ Hán Mạnh nhắc nhở rằng việc nhai mớm thức ăn của người lớn cho trẻ nhỏ có thể gây ra 5 loại bệnh truyền nhiễm.
1. Viêm nướu do herpes
Các bệnh dễ gây ra do nhai mớm thức ăn cho trẻ chủ yếu là viêm nưới herpes, đường lây nhiễm là tiếp xúc trực tiếp với nước bọt hoặc chất nhầy trong miệng, thời gian ủ bệnh khoảng 7 ngày. Các triệu chứng bao gồm sốt, phát ban quanh miệng và xuất hiện mụn nước trong miệng, trường hợp nghiêm trọng thậm chí sẽ loét quanh lưỡi và môi.
2. Bệnh viêm gan
Video đang HOT
Trong các virus gây bệnh viêm gan thì virus viêm gan A và E có thể lây lan qua đường tiêu hóa. Virus viêm gan A tồn tại trong nước bọt, nước tiểu của người mắc bệnh, cho nên khi nhai mớm cơm, thức ăn cho trẻ nước bọt của người nhiễm bệnh cho thể lây lan cho trẻ.
Khi mắc bệnh trẻ có biểu hiện bệnh như vàng da, vàng mắt, sốt, người mệt mỏi, chán ăn, rối loạn tiêu hóa, nước tiểu sẫm màu, phân bạc màu, kèm theo ngứa toàn thân. Virus viêm gan A có thể lây lan thành dịch, tuy nhiên đa số các triệu chứng nhẹ thoáng qua.
3. Bệnh lỵ amip
Bệnh lỵ amip ký sinh trùng thuộc họ entamoeba, lây truyền đường phân miệng, bào nang của lỵ amip ra ngoài cơ thể theo phân là dạng lây lan của bệnh, bào nang có khả năng chịu đựng được những điều kiện không thuận lợi trong thời gian dài.
Bào nang có thể tồn tại trong móng tay người mang bệnh, khi người mang bệnh nhai, dùng tay đút thức ăn có thể gây bệnh cho trẻ. Những biểu hiện của bệnh lỵ amip bao gồm: có thể sốt hoặc không, đau bụng, mót rặn, đi ngoài nhiều lần phân có nhầy lẫn máu. Có thể gây ra áp xe gan do amip (người bệnh đau vùng gan, sốt, vàng da).
4. Nhiễm vi khuẩn HP
Nhiễm vi khuẩn HP (helicobacter pylori) là nguyên nhân chính gây bệnh viêm loét dạ dày tá tràng cấp và mạn tính và co nguy cơ phát triển thành ung thư dạ dày, vi khuẩn này có khả năng lây qua đường tiêu hóa (miệng-miệng), khi người lành tiếp xúc trực tiếp bằng miệng với nước bọt của người mang vi khuẩn HP.
Trẻ bị nhiễm vi khuẩn có thể bị mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng gây ra các triệu chứng như: Đau vùng trên rốn, đau có thể lan ra sau lưng và liên quan đến chế độ ăn, thời tiết; kèm theo rối loạn tiêu hóa (buồn nôn, nôn, chán ăn, ợ hơi, ợ chua…), mệt mỏi… Bệnh có thể gây ra những biến chứng như thủng dạ dày-tá tràng, xuất huyết tiêu hóa, thiếu máu mạn tính, hẹp môn vị, tăng nguy cơ ung thư dạ dày.
5. Bệnh màng não cầu
Đây là một loại song cầu khuẩn cư trú ở vùng mũi và họng. Bệnh này rất dễ lây qua đường nước bọt. Chính vì vậy, khi nhai cơm, cầu khuẩn dễ dàng từ mũi họng người bệnh và người mang mầm bệnh sang người bé.
Các bác sĩ cũng khuyến cáo các bậc phụ huynh khi chăm sóc trẻ tuyệt đối không được làm những việc sau đây:
1. Không nên nhai món thức ăn cho trẻ. Nếu thức ăn quá lớn bạn có thể cắt nhỏ khi chế biến thức ăn.
2. Khi cho trẻ uống nước không được dùng miệng để thử độ nóng của nước, thậm chí càng không được dùng miệng ngậm vào núm vú của bình sữa để kiểm tra độ nóng của sữa.
3. Tuyệt đối không được dùng đũa của mình trực tiếp đút thức ăn cho trẻ, cũng không được dùng chung cốc uống nước với trẻ. Tóm lại các dụng cụ để ăn uống của trẻ phải được dùng riêng.
4. Không được dùng chung khăn mặt, chậu rửa mặt với trẻ. Tuyệt đối không được dùng chung nước rửa mặt với trẻ.
5. Bình thường không nên thơm vào môi của trẻ, đặc biệt là người lớn tuổi có các triệu chứng như cảm cúm, tiêu chảy, mắc các bệnh về răng miệng, viêm kết mạc,…hay khi trang điểm thì nhất định phải tẩy trang sạch đi thì mới được thơm trẻ. Bởi vì trong đồ trang điểm đều có chứa các chất độc hại như chì, thủy ngân,..
6. Không nên cho trẻ ăn đồ cay nóng vì như vậy sẽ làm mỏng đi dạ dày của trẻ.
Nhiều trẻ mắc viêm não, màng não
Đang vào mùa dịch, các phụ huynh cần lưu ý phát hiện sớm các triệu chứng viêm não như: sốt rất cao kèm đau đầu (uống thuốc hạ sốt không giảm), buồn nôn và nôn ngay cả khi không đúng bữa ăn, cơ thể kích thích, vật vã...
Bệnh nhi viêm não điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng. Ảnh: T.LŨy
Thông tin từ Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ, gần đây tình trạng trẻ em nhập viện do các bệnh viêm não, màng não xảy ra khá nhiều, trong đó có nhiều trường hợp nặng phải điều trị tại khoa hồi sức tích cực - chống độc.
Ghi nhận từ đầu năm đến nay bệnh viện đã tiếp nhận điều trị gần 50 trẻ bị viêm não, màng não. Đặc biệt bệnh tăng cao trong tháng 6.
BS Trương Cẩm Trinh - trưởng khoa khám 2, Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ - cảnh báo: viêm não, màng não trẻ em là căn bệnh nguy hiểm, đáng ngại nhất là bệnh viêm não do nhiễm trùng gồm viêm não Nhật Bản (chiếm 25-30% số ca viêm não) và viêm não do Herpes (chiếm tỉ lệ 15-20%).
Đang vào mùa dịch, các phụ huynh cần lưu ý phát hiện sớm các triệu chứng viêm não như: sốt rất cao kèm đau đầu (uống thuốc hạ sốt không giảm), buồn nôn và nôn ngay cả khi không đúng bữa ăn, cơ thể kích thích, vật vã... cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay để được điều trị kịp thời.
Bé sơ sinh ngủ nhiều, bú kém, 3 ngày mới được đưa đi khám thì phải nhập viện cấp cứu khi nhịp tim lên đến 276 nhịp/phút Bé gái nhập viện trong tình trạng sốc, tỉnh chậm, nhịp tim nhanh, da tái. Thông tin từ Bệnh viện Sản Nhi Vĩnh Phúc cho biết, sáng nay 22/6/2020, khoa hồi sức cấp cứu của Bệnh viện đã tiếp nhận bệnh nhi nữ, dưới 2 tháng tuổi với các triệu chứng: mệt nhiều, bỏ bú, thở nhanh, da nhợt nhạt. Theo thông tin...