Bế con: cẩn thận hại chết con
Bế con tưởng như bản năng của người mẹ nhưng sự thực vẫn có người lóng ngóng, bế là con khóc, con trớ…
Ảnh minh họa: Internet
Bế nghiêng con trớ
Trẻ con trớ là do những tư thế bú không đúng khiến không khí trong dạ dày dâng lên. Ths.BS Nguyễn Bạch Đằng (Bộ môn Tiêu hóa, Học viện Quân y) cho biết: Nếu bế trẻ ở tư thế nằm ngang, đầu thấp thì thức ăn dễ trào ngược, hoặc sau khi bú no, bé được bế nghiêng sang phải sẽ khiến thức ăn trong dạ dày bị dốc ngược lên thực quản gây trớ.
Vì vậy nên cho bé bú bên trái trước sau đó cho bú bên vú phải và bế bé ở tư thế đầu cao hơn bụng. Khi bú xong, mẹ cần bế sao cho bé trong tư thế đứng và phải giữ đầu cổ trẻ. Trong quá trình bú, ăn dặm và sau khi no, phụ huynh cần bế giữ chân tránh cho bé nhún nhảy mạnh dễ dẫn tới trào ngược dạ dày thực quản, nguy hiểm hơn là bị lồng ruột.
Video đang HOT
Vừa bế vừa lắc khiến trẻ hỏng não
Khi con khóc hay “ngắc” ngủ thì thói quen của nhiều phụ huynh là bế trẻ và rung lắc để dỗ dành. Sự thật hành động này có thể giúp bé thích thú nhưng sẽ hình thành thói quen xấu và nguy hiểm hơn bé có thể gặp tai nạn bất thường.
Vì đầu nặng, cổ chưa đủ sức nâng nên hành động lắc qua lắc lại của người bế có thể khiến bé tổn thương: lệch, gẫy cổ. Đồng thời não trẻ còn non yếu, luôn cử động trong hộp sọ nên khi lắc mạnh thì não dễ va đập vào thành sọ gây rách, chảu máu trong có thể chậm phát triển, bệnh tật và tử vong.
Bế một tay rơi mất con
Bạn cho rằng bé mỏng manh, yếu đuối nên nằm gọn trên một tay bạn nhưng sự thật bé có thể mạnh mẽ hơn bạn tưởng, đó là lúc bé rướn người, quẫy đạp trên tay. Vì vậy khi sơ suất hoặc lúc bạn di chuyển nhanh, đi cầu thang sẽ rất dễ làm bé rơi, hoặc bé bị lệch tư thế. Khi dùng một tay bế thì phần đầu, mông trẻ không có điểm tựa chắc chắn nên giảm bớt cảm giác an toàn, dễ khiến trẻ giật mình.
Theo SKGD
Trẻ sẽ bị lồng ruột nếu mẹ ép ăn nhiều
Với mong muốn con nhanh lớn và khỏe mạnh, nhiều bà mẹ cố ép con ăn mà không hề biết đó có thể là nguyên nhân khiến bé bị lồng ruột.
Lồng ruột là từ chuyên nghành chỉ hiện tượng ruột non chui vào lòng ruột già. Trẻ nhỏ dưới 24 tháng tuổi, nhất là những bé bú mẹ và bụ bẫm thì thường có khả năng cao xảy ra lồng ruột. Dù có tới 90% trẻ bị lồng ruột không rõ nguyên nhân nhưng các chuyên gia cũng rút ra được kết luận rằng lồng ruột rất hay xảy ra ở trẻ bú mẹ, thường từ 4-9 tháng. Đặc biệt, càng những bé bụ bẫm, ham ăn, bị mẹ nhồi nhét ăn dẫn đến nhu động ruột phải hoạt động mạnh thì càng dễ bị lồng ruột.
Vì vậy, các mẹ cần lưu ý rõ về căn bệnh này để còn kịp đưa con đi cấp cứu, nhất là khi thấy bé có biểu hiện đau bụng sau khi được cho ăn no.
Biểu hiện của trẻ bị lồng ruột
Lồng ruột là một trạng thái bệnh lý, khi một đoạn ruột chui vào lòng của một đoạn ruột kế cận. Khi chui vào kèm theo các mạch máu cũng bị cuốn vào trong lòng đoạn ruột chứa lồng, hậu quả là tạo nên sự thắt nghẹt các mạch máu này khiến tổn thương đoạn ruột bên dưới và chảy máu, có khi khiến ruột bị tắc, dẫn đến đoạn ruột lồng sẽ bị hoại tử nếu không can thiệp kịp thời. Dưới đây là những biểu hiện khi bé bị lồng ruột:
- Khi đang ăn chơi bình thường, bé bỗng nhiên khóc thét lên từng cơn. Trong cơn khóc bé thường ưỡn người, bỏ bú, khóc kéo dài độ vài phút sau đó nằm yên 10 - 15 phút lại tỉnh dậy, có thể bú một ít rồi khóc tiếp.
Khi đang ăn chơi bình thường, bé bỗng nhiên khóc thét lên từng cơn.
- Khi khóc mặt bé thường trắng bệch, lưng cong ưỡn lên, hai tay nắm chặt, chân co lại hay đạp lung tung.
- Nếu không được phân biệt và phát hiện sớm, sau lần quấy khóc đầu, ở lần khóc thứ hai, cách lần đầu khoảng 5 - 6 tiếng, bé sẽ bắt đầu nôn. Ở giai đoạn sớm, bé nôn ra thức ăn chưa kịp tiêu hóa, giai đoạn muộn hơn bé sẽ nôn ra mật xanh vàng, sau đó nôn ra dịch dạng phân.
Điều trị
Khi trẻ có những dấu hiệu đầu tiên của bệnh lồng ruột thì cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện để việc xử trí được đơn giản và không để lại hậu quả nghiêm trọng. Nếu trẻ bị lồng ruột được phát hiện sớm thì có thể áp dụng phương pháp tháo lồng: bơm hơi qua hậu môn để đẩy chỗ ruột lồng ra.
Còn nếu sau 24 tiếng, khi khối ruột lồng đã bị hoại tử, thủng ruột, viêm phúc mạc, thì phải phẫu thuật cắt đại tràng ngoài ổ bụng hoặc cắt nửa đại tràng phải.
Theo Phunutoday
Ép con bú mẹ hại con lồng ruột Vừa cố ép con ti nốt cho no, mẹ bỗng tái mặt khi thấy con đôt nhiên gập bụng, khóc thét, sữa phun trào kín cả mắt mũi. Chủ nhật vừa rồi quả là một ngày kinh hoàng của mình. Hôm đấy là cữ bú trưa của Thỏ. Vì đã khá mệt mỏi sau cả buổi sáng cuối tuần hì hục dọn nhà...