Bê bối tình ái trên tàu ngầm hạt nhân chấn động Hải quân Anh
Năm sĩ quan tàu ngầm hạt nhân Anh đẹ dọa từ chức sau bê bối tình ái đáng xấu hổ khiến 2 chỉ huy trên con tàu bị sa thải và lâm vào cảnh “thân bại danh liệt”.
Trung tá Stuart Armstrong đã bị cách chức sau khi bị cáo buộc về mối quan hệ bất chính với một nữ thủy thủ đoàn trên tàu ngầm HMS Vigilant của Anh.
Theo Mirror, tiếp sau Chỉ huy trưởng, Phó chỉ huy tàu ngầm hạt nhân HMS Vigilant, một trong bốn tàu ngầm lớp Vanguard được trang bị tên lửa Trident của Anh cũng vừa bị cách chức do có quan hệ bất chính.
Tuần trước, tờ The Mirror công bố thông tin độc quyền về vụ Chỉ huy trưởng HMS Vigilant, Trung tá Stuart Armstrong bị sa thải sau khi bị phanh phui có quan hệ bất chính với một nữ thành viên thủy thủ đoàn.
Được biết, thêm một sĩ quan chỉ huy tàu cũng bị sa thải hôm qua sau khi bị phát hiện có quan hệ tình ái bất chính với một phụ nữ khác trên tàu.
Tàu ngầm HMS Vigilant.
Vụ bê bối tình ái của các sĩ quan chỉ huy tàu ngầm HMS Vigilant đã khiến các sĩ quan khác vô cùng bức xúc. Họ đe dọa từ chức khi tàu cập cảng Mỹ.
Video đang HOT
Một nguồn tin thuộc Hải quân Hoàng gia Anh nhận định hành vi vô liêm sỉ như vậy có thể “ngầm phá hoại toàn bộ bộ phận chỉ huy”. Hải quân Anh cũng xác nhận đang tiến hành điều tra vụ việc.
Theo Danviet
Trận đối đầu khiến chiến hạm Đức 'ngả mũ' trước tàu khu trục Anh
Dù thua thiệt mọi mặt, tàu khu trục Glowworm vẫn đối đầu với chiến hạm Đức, khiến thuyền trưởng Đức gửi thư khen ngợi tới hải quân Anh.
Tàu Đô đốc Hipper của Đức có lượng giãn nước gấp 11 lần HMS Glowworm. Ảnh: Wikipedia.
Ngày 8/4/1940, khu trục hạm HMS Glowworm của Anh có cuộc đối đầu không cân sức với tàu tuần dương hạng nặng Đô đốc Hipper của phát xít Đức ngoài khơi Na Uy, làm nên một trong những trận hải chiến ác liệt nhất Thế chiến II, theo War History.
HMS Glowworm là tàu khu trục lớp G, được hạ thủy năm 1934 và nằm trong nhóm tàu chiến hiện đại, có khả năng cơ động cao trong hải quân Anh. Nhiệm vụ của nó là tìm kiếm và tiêu diệt tàu chiến cỡ nhỏ của đối phương, bảo vệ biên đội tàu hộ tống Anh và tác chiến săn ngầm. HMS Glowworm lần đầu tham chiến trong cuộc nội chiến Tây Ban Nha với vai trò trung lập, ngăn cản mọi tàu có ý định cập cảng nước này.
6 tháng sau khi Thế chiến II nổi ra, HMS Glowworm thuộc biên chế Bộ chỉ huy phía Tây, được triển khai đến Biển Bắc tham gia chiến dịch Wilfred nhằm thả thủy lôi ngoài khơi bờ biển Na Uy để ngăn cản cuộc xâm lược của Đức.
Đối đầu với HMS Glowworm là tuần dương hạm Đô đốc Hipper, được hạ thủy tháng 7/1935 và đưa vào biên chế tháng 4/1939. Đây là chiếc đầu tiên trong lớp chiến hạm mới của Đức, cũng là niềm tự hào của hải quân nước này. Tàu Đô đốc Hipper có chiều dài gấp đôi và lượng giãn nước gấp 11 lần HMS Glowworm.
Sau nhiều lần thử nghiệm trên biển, Đô đốc Hipper bắt đầu tham gia chiến đấu vào đầu năm 1940. Ngày 6/4/1940, Đô đốc Hipper cùng 4 khu trục hạm hộ tống chở theo 1.700 lính sơn cước tham gia chiến dịch xâm lược Na Uy.
Trước đó, vào ngày 5/4, HMS Glowworm hộ tống tàu tuần dương bọc thép HMS Renown. Hai ngày sau, nó được triển khai để tìm một thủy thủ mất tích trên biển. Sương mù dày đặc buộc tàu phải trở lại hội quân với HMS Renown sáng 8/4, trước khi phát hiện hai khu trục hạm Đức ở đường chân trời.
Lúc 8h sáng, HMS Glowworm khai hỏa mà không biết có cả một biên đội tàu chiến Đức gần đó. Khu trục hạm Đức ngay lập tức thông báo tình hình cho tàu Đô đốc Hipper. Tới 9h50, tuần dương hạm Đức và khu trục hạm Anh đã trông thấy nhau.
HMS Glowworm bốc cháy khi lướt qua trước mũi tàu chiến Đức. Ảnh: Wikipedia.
Ban đầu, HMS Glowworm tưởng tàu Đức là đồng đội nên không bỏ chạy. Việc này giúp Đô đốc Hipper có thêm thời gian tiến vào tầm bắn. Các khẩu pháo cỡ nòng 203 mm được dẫn bắn bằng radar mở màn trận chiến với 4 quả đạn nhằm vào khu trục hạm nhỏ bé của Anh. Ba quả đạn đầu tiên trượt mục tiêu, nhưng quả cuối cùng đánh trúng HMS Glowworm, gây ra nhiều vụ nổ và làm tàu chiến Anh bốc cháy, tỏa ra đám khói đen mù mịt.
HMS Glowworm tự ẩn mình trong đám khói đen để tìm cách thoát ly. Tuy nhiên, radar trên tàu chiến Đức không bị ảnh hưởng bởi khói, cho phép họ theo dõi đối phương một cách hiệu quả. Khi tàu khu trục Anh thoát khỏi đám khói, chiếc tuần dương hạm khổng lồ của Đức đã áp sát. Các khẩu pháo 104 mm của tàu Đức trút mưa đạn vào khu trục hạm Anh.
Cụm pháo trước của Glowworm bị phá hủy, tiếp đó là đài chỉ huy và phòng liên lạc vô tuyến. Một quả đạn rơi trúng cột radar, khiến nó gãy gập xuống và làm còi báo động kêu liên tục. Tuy nhiên, khu trục hạm Anh quyết chiến đấu đến cùng, thay vì đầu hàng hoặc bỏ chạy.
Lúc 10h10, thuyền trưởng Gerald Broadmead Roope cho Glowworm vòng lại để phóng ngư lôi ở khoảng cách 800 m. Đô đốc Hipper tránh được loạt ngư lôi này nhờ liên tục cơ động, giữ mũi tàu hướng về khu trục hạm Anh để gây khó khăn cho việc ngắm bắn. Thuyền trưởng Roope điều khiển tàu quay vào đám khói để kéo dài thời gian, giúp thủy thủ đoàn nạp thêm ngư lôi. Tàu chiến Đức lao thẳng vào màn khói nhằm tiêu diệt đối thủ ở khoảng cách gần.
Roope nhanh chóng xử trí, cho tàu ngoặt gấp sang phải để chiếm vị trí bắn tốt hơn, đúng lúc tàu Đức lao đến. Chiếc tuần dương hạm khổng lồ cố vòng sang trái để tránh va chạm nhưng không kịp.
HMS Glowworm đâm mạnh vào mũi tàu Đức, ngay khu vực phía sau mỏ neo. Phần đầu khu trục hạm Anh bị nghiền nát sau khi rạch một lỗ lớn trên thân tuần dương hạm Đức. Nước biển ào ạt tràn vào qua lỗ thủng, nhưng thủy thủ đoàn của Đô đốc Hipper đã kịp cô lập khoang mũi và kiểm soát thiệt hại. Sau cú va chạm, tàu Glowworm bắt đầu trôi dạt và chìm dần.
Chiếc khu trục hạm Anh chìm trong khói lửa. Ảnh: Wikipedia.
Đô đốc Hipper bắn thêm một loạt đạn pháo ở khoảng cách gần. Lúc này, chuẩn úy Walter Scott quyết bám trụ với khẩu pháo cuối cùng trên HMS Glowworm. Tàu chiến Anh kịp bắn một quả đạn trước khi nồi hơi phát nổ lúc 10h24. Chiếc khu trục hạm chìm ngay sau đó.
Thuyền trưởng Roope thiệt mạng khi tàu Đô đốc Hipper cố gắng cứu ông. Roope bị thương nặng trong trận chiến, không thể nắm vào dây thừng để trèo lên chiến hạm Đức.
Đại tá Hellmuh Heyes, chỉ huy tàu Đô đốc Hipper, sau trận chiến đã gửi thư cho hải quân Anh thông qua hội Chữ Thập Đỏ. Ông mô tả hành động chiến đấu dũng cảm của HMS Glowworm, bất chấp thua thiệt về hỏa lực và lực lượng trước một trong những tuần dương hạm mới, mạnh nhất của Đức. Heyes còn đề nghị phía Anh khen thưởng cho thuyền trưởng Roope. Chính phủ Anh trao tặng Huân chương Chữ thập Victoria cho thuyền trưởng Roope vào năm 1945.
Duy Sơn
Theo VNE
Anh tính điều tàu chiến tuần tra tự do đi lại ở Biển Đông Anh có kế hoạch điều một tàu chiến tới Biển Đông vào năm 2018 để thực hiện tuần tra tự do đi lại. Tàu hộ tống HMS Westminster của hải quân Anh. Ảnh: Alamy. "Chúng tôi hy vọng điều một tàu chiến tới khu vực vào năm sau", Reuters dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Anh Michael Fallon hôm nay nói. Anh vẫn...