Bê bối ở ngân hàng lưu giữ máu cuống rốn khiến hàng nghìn cha mẹ phẫn nộ
Hàng nghìn cha mẹ rất tức giận sau khi tập đoàn Cordlife, nhà điều hành ngân hàng máu cuống rốn lớn ở châu Á, làm hỏng mẫu của con họ.
Đây là một trong những vụ bê bối tồi tệ nhất ảnh hưởng đến ngành công nghiệp lưu giữ máu cuống rốn của trẻ em. Tập đoàn Cordlife có hoạt động trải dài ở Singapore, Trung Quốc, Indonesia, Philippines và Ấn Độ.
Ông Bobby Lim, 54 tuổi, nhận được thông báo mẫu máu cuống rốn của cậu con trai 15 tuổi bị hỏng vào đầu năm nay. Ông Lim đã trả gần 1.500 USD phí ban đầu để tham gia dịch vụ kèm thêm phí hằng năm.
Các phụ huynh như ông Lim hy vọng nguồn tế bào gốc đó có thể dùng để cứu sống con mình nếu không may mắc bệnh. Máu cuống rốn của trẻ sơ sinh được lấy ngay khi chào đời, được xử lý, đông lạnh và lưu trữ trong vòng 20 năm.
Công nhân kiểm tra bể chứa tại cơ sở Cordlife ở Hong Kong vào năm 2010. CordLife cho biết họ đã xem xét các thị trường khác ngoài Singapore và không tìm thấy mối lo ngại nào. Ảnh: SCMP
Theo Strait Times, một người mẹ 43 tuổi cho biết cô được thông báo máu cuống rốn của con mình bị hỏng khi đến gia hạn hợp đồng cuối năm 2023. “Tôi đã khóc khi nghe tin mẫu máu cuống rốn của con gái bị hỏng vì đây là thứ có thể cứu mạng con tôi trong trường hợp có bất trắc xảy ra”, người mẹ tâm sự.
Một số cha mẹ đã thành lập nhóm để xem xét tiến hành các hành động pháp lý.
Những người khác từ chối đề xuất hoàn trả phí của Cordlife cho các mẫu bị hư hỏng. Một phụ huynh được đề nghị nhận hơn 3.600 USD cho biết công ty “không quan tâm và không hối hận vì đã đánh mất một thứ quá quý giá”.
Video đang HOT
Cordlife phát hiện khoảng 2.200 đơn vị máu cuống rốn trong một bể chứa bị hư hỏng và ước tính khoảng 5.300 đơn vị trong một bể khác cũng không thể tồn tại được nữa.
Theo Taipei Times, nguyên nhân là lượng nitơ lỏng trong thùng không đủ dẫn đến nhiệt độ tăng cao hơn mức chấp nhận được nhiều lần kể từ tháng 11/2020. Theo báo cáo của Cordlife cho cảnh sát vào tuần trước, các nhân viên (hầu hết đã nghỉ làm) đã mắc sai lầm.
Bộ Y tế Singapore nhận được đơn khiếu nại vào tháng 7/2023 của một người dân. Bộ cho biết hiện cần tiến hành nhiều cuộc kiểm tra hơn đối với các bể chứa khác có đầu dò nhiệt độ bị đặt sai vị trí.
Công ty cho biết họ đã xem xét lại hoạt động của mình tại các thị trường khác và không thấy có mối lo ngại nào.
Máu được lấy từ cuống rốn chứa tế bào gốc, có thể chuyển hóa thành các loại tế bào máu khác. Máu cuống rốn được cho là hữu ích trong điều trị một số loại ung thư, các bệnh về máu và một loạt rối loạn hệ miễn dịch.
Tuy nhiên, nếu trẻ có khiếm khuyết, tế bào gốc cũng bị ảnh hưởng và không còn tác dụng.
Nhiều tổ chức y tế không ủng hộ ngân hàng máu cuống rốn tư nhân. Tổ chức thương mại tính phí chiết xuất máu cuống rốn cộng với phí hằng năm để lưu trữ.
Trong khi đó, các ngân hàng công nhận hiến máu cuống rốn miễn phí và sẵn sàng tặng cho bất kỳ ai có nhu cầu.
Cả Học viện Nhi khoa Mỹ và Hiệp hội Y khoa Mỹ đều không khuyến nghị lưu trữ máu cuống rốn như hình thức “bảo hiểm sinh học”. Hầu hết trẻ em không bao giờ cần sử dụng nguồn tế bào gốc này.
Tranh chấp biên giới Trung - Ấn nóng lên vì tuyên bố của Mỹ
Bắc Kinh đã tái khẳng định tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với một lãnh thổ ở đông bắc Ấn Độ, đồng thời chỉ trích Mỹ 'kích động tranh chấp' bằng cách ủng hộ New Delhi.
Ấn Độ và Trung Quốc từ lâu đã tranh chấp chủ quyền tại khu vực mà New Delhi gọi là bang " Arunachal Pradesh", trong khi Bắc Kinh cho rằng thuộc về vùng "Tạng Nam" (tức phía nam Tây Tạng). Trung Quốc đã đổi tên khu vực này trên bản đồ chính thức của mình và cấp thị thực (visa) riêng cho công dân Ấn Độ cư trú tại đây nhằm khẳng định chủ quyền.
"Tạng Nam là lãnh thổ của Trung Quốc từ thời cổ đại. Đây là một thực tế không thể phủ nhận", người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Ngô Khiêm nói trong một cuộc họp báo hôm 28.3, theo Newsweek.
Phát ngôn của ông Ngô là phản ứng trực tiếp đối với chuyến thăm của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tại khu vực chiến lược nằm trên dãy Himalaya hồi đầu tháng này.
Trong chuyến đi, ông Modi đã tham dự lễ khánh thành đường hầm Sela, công trình nằm trong dự án phát triển cơ sở hạ tầng quan trọng nhằm tăng cường khả năng kết nối với vùng Tawang ở phía tây Arunachal Pradesh, nơi quân đội Ấn Độ và Trung Quốc đụng độ vào tháng 12.2022. Quá trình xây dựng bắt đầu vào tháng 10.2020.
Tuyên bố từ người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc xuất hiện trong bối cảnh căng thẳng đã gia tăng dọc theo Đường kiểm soát thực tế (LAC) ngăn cách hai cường quốc châu Á trong thời gian gần đây.
Đèo Sela ở khu vực Tawang thuộc Arunachal Pradesh, nơi Trung Quốc gọi là Tạng Nam. ẢNH AFP
Mỹ đã khiến Trung Quốc khó chịu khi lên tiếng ủng hộ Ấn Độ trước những chỉ trích của Bắc Kinh về đường hầm Sela.
"Mỹ công nhận Arunachal Pradesh là lãnh thổ của Ấn Độ và chúng tôi phản đối mạnh mẽ mọi nỗ lực đơn phương nhằm thúc đẩy các yêu sách lãnh thổ bằng cách xâm nhập hoặc xâm phạm LAC, bất kể mang tính quân sự hay dân sự", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Vedant Patel cho biết vào tuần trước.
Ông Ngô Khiêm đã đáp trả tuyên bố từ Washington. "Mỹ có hồ sơ tệ hại về việc kích động tranh chấp với các nước khác và theo đuổi lợi ích ích kỷ của riêng mình trong quá khứ, và cộng đồng quốc tế thấy rõ điều này", ông nói trong cuộc họp báo hôm 28.3.
Trước đó trong tháng này, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã chỉ trích Mỹ vì xen vào căng thẳng biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc.
"Trung Quốc cực kỳ lấy làm tiếc và kiên quyết phản đối việc này. Biên giới Trung - Ấn chưa bao giờ được phân định. Tạng Nam luôn là lãnh thổ của Trung Quốc, một thực tế cơ bản không thể phủ nhận... Vấn đề biên giới Trung - Ấn là vấn đề giữa hai nước và không liên quan gì đến phía Mỹ", người phát ngôn Lâm Kiếm của Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói.
New Delhi cho rằng những tuyên bố của Bắc Kinh là "vô căn cứ". Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ấn Độ Randhir Jaiswal hôm 28.3 khẳng định Arunachal Pradesh là lãnh thổ không thể tách rời của Ấn Độ, một thực tế không thể thay đổi bất chấp những khẳng định dai dẳng của Trung Quốc.
"Lập trường của chúng tôi đã được thể hiện rất rõ ràng. Trung Quốc có thể lặp lại những tuyên bố vô căn cứ của mình bao nhiêu lần tùy thích. Chuyện đó sẽ không làm thay đổi lập trường của Ấn Độ", báo Times of India dẫn lời ông Jaiswal nói trong một cuộc họp báo.
Cuộc khẩu chiến công khai tiếp diễn giữa những nỗ lực xoa dịu căng thẳng ở biên giới. Đại diện của Trung Quốc và Ấn Độ đã tổ chức vòng đối thoại lần thứ 29 tại Bắc Kinh vào ngày 27.3.
Tại biên giới, các lãnh đạo quân sự của Trung Quốc và Ấn Độ cũng đã tổ chức 21 vòng đàm phán, nhưng cùng lúc cả hai bên vẫn tiếp tục các nỗ lực triển khai lực lượng vũ trang.
Khoảnh khắc mừng năm mới độc đáo của người châu Á ở một số nước Chia tay năm cũ, hàng triệu người dân từ Bali đến Trung Quốc hào hứng đón năm rồng, hòa mình vào vũ điệu tại các lễ hội truyền thống. Sắc đỏ, vàng ngập tràn khắp các góc phố. Trong dịp Tết Nguyên đán truyền thống tại các nước châu Á, sắc đỏ ngập tràn phố lớn, ngõ nhỏ từ lì xì, pháo hoa,...