Bê bối khiến Chủ tịch Bình Phước Trương Tấn Thiệu mất chức (kỳ 2)
Cái gì đến sẽ đến, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với ông Trương Tấn Thiệu và các cơ quan có thẩm quyền thi hành kỷ luật cảnh cáo về chính quyền, cho thôi chức Chủ tịch UBND tỉnh đối với ông Trương Tấn Thiệu.
Ép doanh nghiệp… đổ vỏ ốc
Đứng đầu danh sách thu hồi là dự án của Công ty Cổ phần Dịch vụ thương mại Rạng Đông. Công ty này đã lợi dụng danh nghĩa quân đội để nhận khoán và được giao cho 843,65ha. Trong đó đất có rừng 451,90ha tại các tiểu khu 375, 377 và 378 thuộc Ban Quản lý Rừng kinh tế Tân Lập (nay là Nông lâm trường Tân Lập thuộc Công ty TNHH MTV Cao su Bình Phước), với mục đích làm giàu rừng, khoanh nuôi bảo vệ rừng vào tháng 7-2005. Thời điểm đó, hàng chục hộ dân đồng ý ra khỏi đất dù mỗi mét vuông chỉ được bồi thường với số tiền không mua nổi điếu thuốc lá (200 đồng/m2) vì được hứa hẹn tái định canh.
Đến tháng 10/2008, người dân bị cưỡng chế ra khỏi mảnh đất đang sinh sống để giao cho Công ty CP Đầu tư – Phát triển 67 chứ không phải giao cho quân đội như quyết định trước đây. Sau đó, UBND tỉnh Bình Phước lại ra quyết định giao hơn 1.969ha đất để công ty này liên doanh với Công ty TNHH Thương mại – Dịch vụ Minh Đăng. Khi phát hiện ra sai phạm trên, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã chỉ đạo UBND tỉnh Bình Phước thu hồi ngay dự án vì lợi dụng danh nghĩa quân đội. Tuy nhiên, việc thu hồi vẫn “dùng dằng” do cán bộ thẩm định, tham mưu sai.
Bên cạnh đó, UBND tỉnh cũng đề nghị thu hồi toàn bộ dự án 123,2ha đã cấp cho Công ty TNHH MTV Tân Thiên Mẫn do ông Đỗ Nguyễn Minh Trí làm giám đốc (ông Trí là con ông Đỗ Quốc Quýt, Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Cao su Sông Bé) và 102,118ha đã cấp cho Công ty TNHH MTV Hưng Phước Trường do bà Lê Thị Nghĩa vợ ông Đặng Văn Hơn (Phó tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Cao su Sông Bé) đứng tên.
Cả 2 “sân sau” này đều nằm tại tiểu khu 308 Nông lâm trường Nghĩa Trung. Theo đó, ông Quýt và ông Hơn có sai phạm nên có trách nhiệm phải bàn giao lại đất. Sai phạm của ông Quýt, ông Hơn là đảng viên, cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp Nhà nước nhưng đã lợi dụng ảnh hưởng chức vụ của mình đề xuất ký hợp đồng giao đất cho công ty của con và công ty của vợ.
Riêng Công ty TNHH Hoàn Hảo do bà Trần Thị Lai (SN 1947, ngụ thị xã Đồng Xoài làm giám đốc) ngoài việc bị thu hồi 10,5ha do phá rừng khoanh nuôi bảo vệ, UBND tỉnh cũng giao Công an tỉnh Bình Phước truy cứu trách nhiệm theo quy định pháp luật.
Video đang HOT
Ông Trương Tấn Thiệu trong ngày chính thức mất chức chủ tịch tỉnh
Đối với Công ty TNHH MTV Dịch vụ Hàng không sân bay Tân Sơn Nhất (Công ty Sasco) sau khi điều chỉnh còn 345ha (có 17,8ha rừng khoanh nuôi). Trong quá trình thực hiện dự án, Công ty Sasco đã không thực hiện theo đúng quy định, trái với chủ trương, ký hợp đồng ăn chia với ông Trần Tấn Minh, Giám đốc Ban Quản lý Rừng kinh tế Suối Nhung.
Theo đề nghị của công an tỉnh, UBND tỉnh đã chỉ đạo thu hồi toàn bộ dự án cấp cho công ty này. Trước mắt tỉnh Bình Phước yêu cầu Công ty Sasco phải thanh lý hợp đồng trồng cao su với các tổ chức, cá nhân. Kế đó, Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn đề xuất phương án thu hồi.
Tuy nhiên, do Công ty Sasco chỉ đưa ra giá thanh lý từ 70-74 triệu đồng/ha cao su đã trồng, vì vậy các đối tác không đồng ý mà ra giá sẵn sàng mua lại 200 triệu đồng/ha. Trong lúc “dùng dằng” việc thu hồi thì một bảo vệ của Công ty Sasco vừa bán được 1ha đất cho một người ở tỉnh Bình Dương với giá 300 triệu đồng.
Những lô đất “phi” như… tuấn mã
UBND tỉnh Bình Phước cũng thu hồi toàn bộ dự án 196,5ha đất đã cấp Công ty TNHH MTV Nam Hằng do bà Trần Thị Thêu (SN 1968) làm giám đốc. Sau khi nhận đất nhưng chỉ đủ khả năng trồng khoảng 20ha cao su, vì vậy công ty này ký hợp đồng chuyển nhượng vốn góp cho ông Nguyễn Thanh Trúc (SN 1983) và ông Nguyễn Văn Làm (SN 1963) với giá 10,3 tỉ đồng. Số tiền này ông Nguyễn Thế Hoan (em rể bà Thêu) là Phó giám đốc công ty nhận.
Mua xong số đất trên, ông Trúc làm và lập ra Công ty TNHH Hai thành viên Nam Hằng để quản lý. Thấy dễ ăn, ông Hoan tiếp tục lập Công ty TNHH MTV Phương Minh do mình làm giám đốc xin hơn 60ha tại huyện Bù Đăng và tiếp tục sai phạm.
Qua điều tra cho thấy, bà Thêu chỉ là người đứng tên thay vì thời điểm hiện tại, bà Thêu công tác tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Phước và gia cảnh khó khăn. Người điều hành trực tiếp là ông Hoan. Xác định việc Công ty TNHH MTV Nam Hằng chuyển nhượng dự án thực chất là mua bán bất hợp pháp, nhằm trục lợi nên UBND tỉnh thu hồi. Đồng thời, yêu cầu Sở Kế hoạch – Đầu tư phải thu giấy đăng ký kinh doanh đã cấp cho Công ty TNHH hai thành viên Nam Hằng vì sang nhượng dự án bất hợp pháp. Còn Công ty TNHH Phương Minh được giao 60ha cũng bị thu toàn bộ vì ông Hoan lợi dụng dự án để trục lợi.
Đối với vụ thanh lý 72,94ha rừng giá tỵ, UBND tỉnh lập tổ liên ngành phúc tra “hồ sơ kiểm kê trữ lượng, hồ sơ thiết kế khai thác và quá trình thực hiện hợp đồng khai thác, tiêu thụ lâm sản” (viết tắt: Tổ phúc tra). Theo đó, Công ty Cổ phần Chăn nuôi Bình Phước (viết tắt: Công ty CPCN Bình Phước) được UBND tỉnh giao 72,94ha đất rừng trồng giá tỵ tại xã Tân Lập (huyện Đồng Phú) để đầu tư dự án chăn nuôi. Tháng 12/2009, Sở NN&PTNT tỉnh Bình Phước đánh giá trữ lượng trong 72,94ha rừng giá tỵ có 221,944m3 gỗ và 1.131,685 ster củi. Giá bán 706.047.678 triệu đồng.
Do chỉ cần đất nên đầu tháng 1/2010, Công ty CPCN Bình Phước ủy quyền cho Công ty TNHH Tích Việt (tỉnh Bình Dương). Ngày 20/1/2010, Công ty Tích Việt hợp đồng mua bán tài sản là gỗ và củi giá tỵ với Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Đồng Phú và được bán với giá nêu trên với điều kiện trong 15 ngày nếu Công ty Tích Việt không trả đủ tiền thì hủy hợp đồng. Ngay sau đó công ty này khai thác, vận chuyển, nộp đủ tiền cho nhà nước vào ngày 26/1/2010.
Sau khi phát hiện việc áp giá rừng giá tỵ sai quy cách, UBND tỉnh ra quyết định phê duyệt giá của số gỗ giá tỵ thêm 1,184 tỉ đồng và Công ty CPCN Bình Phước đã hỗ trợ nộp số tiền này. Tuy nhiên dư luận vẫn cho rằng thêm 1,184 tỉ đồng vẫn chưa hợp lý nên tổ phúc tra tổ chức kiểm tra, đo đạc lại trữ lượng lâm sản.
Ngày 10/1, Sở NN&PTNT tỉnh Bình Phước gửi công văn cho Công ty CPCN Bình Phước với nội dung xin hỗ trợ 1,2 tỉ đồng để UBND tỉnh khắc phục số tiền chênh lệch giá bán gỗ giá tỵ thanh lý. Văn bản cũng nêu công ty cũng như người đại diện pháp luật của công ty không liên quan đến việc khai thác, mua bán cũng như không làm sai lệch giá.
Thế nhưng, ngày 17/1, ông Nguyễn Văn Lợi, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước ban hành văn bản với nội dung… đẩy cái sai của cán bộ về phía doanh nghiệp: “Giao tổ phúc tra phối hợp UBND huyện Đồng Phú khẩn trương yêu cầu Công ty CPCN Bình Phước nộp ngay tiền khắc phục hậu quả vụ thanh lý 72,94ha rừng giá tỵ với số tiền trên 1,2 tỉ đồng. Tuy nhiên, đại diện Công ty CPCN Bình Phước không nộp vì họ cho rằng không sai phạm. Bởi lẽ, nếu có sai thì cán bộ của UBND huyện Đồng Phú và Sở NN&PTNT tỉnh Bình Phước mới có hành vi sai phạm.
Cái gì đến sẽ đến, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với ông Trương Tấn Thiệu và các cơ quan có thẩm quyền thi hành kỷ luật cảnh cáo về chính quyền, cho thôi chức Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước đối với ông Trương Tấn Thiệu.
Theo Dantri
Người phụ nữ quơ tay kêu cứu dưới gầm xe container
Nhiều người đã không cầm được nước mắt khi chứng kiến hình ảnh người phụ nữ nằm gọn dưới bánh xe tải quơ tay kêu cứu...
Hiện trường vụ tai nạn tang thương
Vào lúc 11h10' ngày 28/3, một người phụ nữ khoảng 40 tuổi điều khiển xe máy BKS 60N5 - 1972 lưu thông trên quốc lộ 1A hướng từ trường Đại học Nông Lâm về Đồng Nai. Khi đến chân cầu vượt Thủ Đức, chị này đột nhiên phanh gấp. Đúng lúc này xe đầu kéo container mang BKS 57K - 7210 chạy phía sau lao tới, không kịp xử lý tông thẳng vào và cuốn xe máy cùng nạn nhân vào gầm.
Người phụ nữ bị kẹt dưới bánh xe và quơ tay kêu cứu trong tuyệt vọng. Chứng kiến cảnh đó, nhiều người vô cùng xót xa. Lúc này, 2 xe nâng của một doanh nghiệp cạnh đó vội chạy đến để nâng xe đưa nạn nhân ra ngoài. Tuy nhiên lúc này người phụ nữ đã tử vong. Ngay sau khi xảy ra tai nạn, tài xế đã rời khỏi hiện trường.
Nhận được tin báo, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Thủ Đức có mặt để khám nghiệm hiện trường và điều tra nguyên nhân vụ tai nạn.
Đến 13h cùng ngày, thi thể nạn nhân đã được chuyển về Bệnh viện đa khoa Thủ Đức để khám nghiệm.
* Chiều 28/3, tại chân cầu Phú Mỹ, quận 2, TPHCM, xe bồn BKS 57H-0338 của công ty TNHH Quốc Huy đang đổ dốc cầu Phú Mỹ, hướng từ quận 7 đi quận 2 với tốc độ khá nhanh, thì đột nhiên mất phanh. Lúc này tài xế đánh xe sang bên trái đường để tránh gây tai nạn cho các phương tiện lưu thông cùng chiều, đâm gãy trụ điện và lao xuống hố sâu ven đường.
Tại hiện trường, trụ đèn chiếu sáng hai bên đường bị gãy, chiếc xe bồn cũng bị biến dạng, móp méo phần đầu, khung trước bị gãy. Nhận được tin báo, lực lượng CSGT quận 2 đã có mặt để xử lý tai nạn và phân luồng giao thông.
Một xe cẩu cũng được điều đến hiện trường để đưa xe bị nạn lên. Rất may vụ tai nạn không gây thương vong về người.
Theo Dantri
Xe ô tô biển tứ quý "chổng vó" giữa đường Chiều 10/3, một chiếc ô tô mang biển số tứ quý đã gặp sự cố, lật ngửa ngay ngã tư Tân Lập, phường Phú Hòa, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Hiện trường vụ xe ô tô mang biển số tứ quý "chổng vó" giữa đường Vào thời điểm trên, xe ô tô 5 chỗ mang BKS: 61L - 4444 lưu...