Bé 8 tuổi tắc ruột vì ăn nai khô, bò khô ở cổng trường
Trong quá trình nội soi ổ bụng, bác sĩ phát hiện hơn 1 mét hỗng – hồi tràng của trẻ lấp đầy những khối bã lớn dai chắc. Nguyên nhân sau đó được phát hiện là do trẻ ăn nhiều bò khô, nai khô ở cổng trường…
Khối bã thức ăn được lấy ra từ ruột của bệnh nhi 8 tuổi
Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn (Hà Nội) mới tiếp nhận một bệnh nhi, 8 tuổi, nhập viện trong tình trạng bụng trướng, đi đại tiện khó khăn. Theo chia sẻ từ phía gia đình, trước đó gần 1 tháng, bệnh nhi đã có dấu hiệu đau tức ở vùng thượng vị nhưng gia đình nghĩ là ốm vặt nên không đưa trẻ đi khám.
Khi tình trạng nặng hơn, cháu bé được đưa vào Trung tâm kỹ thuật cao và Tiêu hóa của Bệnh viện. Qua thăm khám, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhi bị bán tắc ruột. Bệnh nhi bước đầu được chỉ định điều trị nội khoa. Trong quá trình điều trị nội khoa, các bác sĩ đã tiến hành nội soi dạ dày và đại tràng.
Điều bất ngờ là trong quá trình nội soi ổ bụng, bác sĩ phát hiện hơn 1 mét hỗng-hồi tràng của trẻ lấp đầy những khối bã lớn dai chắc.
Các khối bã gây tắc ruột này được kết cấu từ những bó sợi dai màu nâu đỏ tương tự như thịt bò, nai khô hoặc các loại que cay…được bày bán tràn lan trước các cổng trường.Phía gia đình cháu bé cũng xác nhận, bệnh nhi thường xuyên ăn các món ăn vặt được bày bán ở cổng trường.
Sau 3 ngày điều trị nội khoa không thể cải thiện được tình trạng tắc ruột, cháu bé được chỉ định phẫu thuật. Ca mổ lấy bã thức ăn, sau đó, được thực hiện thành công.
Video đang HOT
Đây không phải trường hợp đầu tiên trẻ bị tắc ruột do thức ăn. Trước đó, tại Bệnh viện Bãi Cháy (Quảng Ninh) cũng liên tục tiếp nhận và xử trí cấp cứu nhiều trường hợp bệnh nhân có dị vật bã thức ăn đường tiêu hóa do thực phẩm có nhiều nhựa, chất xơ hình thành. Đặc biệt nguy hiểm khi bã thức ăn tồn tại lâu ngày ở dạ dày trôi xuống ruột non gây biến chứng tắc ruột phải tiến hành phẫu thuật cấp cứu.
Trong đó phải kể đến trường hợp bệnh nhân Lê T T (TP Cẩm Phả, Quảng Ninh) cũng phải nhập viện cấp cứu vì ăn quả hồng. Bệnh nhân này nhập viện trong tình trạng đau tức thượng vị, buồn nôn.
“Trong quả hồng có chất nhựa gây kết dính thức ăn tạo nên cục thức ăn lớn rất khó tiêu hóa. Bã thức ăn ứ đọng trong dạ dày nếu không được chẩn đoán và xử trí kịp thời sẽ gây nên những biến chứng nguy hiểm như viêm loét, xuất huyết dạ dày, đầy bụng, khó tiêu. Nếu bã thức ăn trôi xuống và bị tắc nghẽn ở ruột non sẽ gây nên biến chứng như giãn, viêm, phù nề, hoại tử ruột non, thủng ruột, viêm màng bụng, nhiễm trùng, nhiễm độc toàn thân… dẫn đến tử vong”. – Bác sĩ CKI. Nguyễn Thái Bình – Phó Trưởng Khoa Ngoại, Bệnh viện Bãi Cháy cho biết.
Theo các bác sĩ, tắc ruột do khối bã thức ăn thường gặp ở người già và trẻ nhỏ. Sử dụng một lượng lớn thực phẩm có nhiều chất tanin như hồng, ổi hay chất bã xơ… có thể là một trong những nguy cơ hình thành bã thức ăn trong quá trình tiêu hóa.
Đặc biệt, nếu ăn khi đói, dạ dày còn trống rỗng, nồng độ acid dạ dày cao, hoa quả có nhiều chất xơ, nhựa dễ bị kết tủa làm kết dính các sợi xơ thực vật, tạo thành khối bã rắn chắc.
Vì vậy, BS Phan Ngọc Chúc, Trung tâm kỹ thuật cao và Tiêu hóa, BV Xanh Pôn khuyến cáo, các bậc phụ huynh cần có ý thức bảo vệ con trẻ trước những món đồ ăn vặt ướp hóa chất bảo quản được nhuộm màu bắt mắt, giá rẻ, cực kỳ hấp dẫn lứa tuổi học trò. Các món này thường được bày bán ở cổng trường, quán cóc vỉa hè, bởi hiển hiện nguy cơ lây truyền bệnh tật. Đáng chú ý là vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP).
Những triệu chứng thường gặp của bã thức ăn trong dạ dày là đau bụng thượng vị, trướng bụng, đầy hơi, nôn, buồn nôn, đầy bụng sau ăn, bi trung đai tiên… Các bác sĩ khuyến cáo khi gặp những dấu hiệu trên, người bệnh cần đến cơ sở y tế để thăm khám, xác định nguyên nhân và xử trí kịp thời, tránh biến chứng tắc ruột đe dọa tính mạng người bệnh.
Hội chứng "công chúa tóc mây"
Nhiều gia đình thấy con gái cứ hay bứt tóc ăn, khiến tóc bị trụi cả mảng lớn trên đầu, đưa đi khám da liễu nhưng không hết
Cách đây không lâu, Bệnh viện (BV) Nhi trung ương đã phẫu thuật lấy khối tóc lớn trong dạ dày cho bệnh nhi 11 tuổi ở Hà Nội. Các bác sĩ lấy ra khỏi dạ dày bệnh nhi khối u tóc lớn kích thước tương đương 1 quả bưởi. Trước đó, bệnh nhi này nhập viện trong tình trạng gầy yếu, vàng da, cân nặng chưa đầy 30 kg.
Thói quen ăn tóc
Gia đình bệnh nhi trên cho biết từ nhỏ, cháu đã có thói quen bứt tóc ăn nhưng cả nhà không để ý. Gần đây, thấy bé có triệu chứng đau bụng, kèm nôn ra dịch vàng lẫn máu nên gia đình mới đưa tới BV Nhi trung ương khám. Kết quả nội soi xác định dị vật, bác sĩ phát hiện dạ dày bệnh nhi có khối tóc lớn, chiếm gần hết dạ dày. Bệnh nhi được chẩn đoán mắc chứng Rapunzel - thích ăn tóc.
Mới đây, BV Nhi Đồng 2 (TP HCM) cũng đã phẫu thuật cứu bé gái 8 tuổi ngụ quận 7 vì ăn cả ký tóc. Trước khi nhập viện 5 ngày, cháu đau bụng từng cơn, ói dịch xanh, vàng. Trước đó, gia đình có đưa bé đến điều trị tại phòng khám tư nhưng không giảm nên được chuyển tiếp đến BV.
Thăm khám lâm sàng, siêu âm, X-Quang bụng, các bác sĩ phát hiện bé bị tắc ruột, chỉ định phẫu thuật khẩn cấp và lấy ra 1 búi tóc rất to ở đoạn ruột non gây tắc nghẽn đường ruột. May mắn là bé chưa có hiện tượng thủng ruột do được phẫu thuật kịp thời.
BS Phạm Duy Hiền, Phó Giám đốc BV Nhi trung ương - Trưởng Khoa Ngoại tổng hợp, cho biết trường hợp những bệnh nhi ăn tóc này nếu không được phẫu thuật sớm để loại bỏ khối u sẽ có nguy cơ cao gặp các biến chứng nguy hiểm như loét dạ dày, vàng da, tắc mật hay viêm tụy cấp...
Hội chứng Rapunzel chủ yếu xảy ra ở các bé gái. Trong ảnh: Trẻ đến khám chữa bệnh tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP HCM (ảnh chỉ mang tính minh họa) Ảnh: HOÀNG TRIỀU
Thường gặp ở nữ dưới 20 tuổi
Theo BS Phạm Duy Hiền, người mắc hội chứng Rapunzel sẽ ăn tóc của mình hoặc người khác, thậm chí ăn cả tóc búp bê, khiến tóc bị mắc kẹt trong dạ dày, ruột, lâu ngày gây tắc, thủng ruột. Người mắc hội chứng này thường có biểu hiện đau bụng, buồn nôn, giảm cân nhanh, táo bón, tiêu chảy...
Hội chứng Rapunzel được đặt theo tên nhân vật "công chúa tóc mây" trong chuyện cổ tích Grimm. Hội chứng này lần đầu được báo cáo vào năm 1968. Đây là hội chứng khiến người mắc thích nhổ và ăn tóc của chính mình, thậm chí nhổ cả tóc người xung quanh để ăn. Hội chứng này thường xuất hiện ở nữ giới dưới 20 tuổi (chiếm 70%).
Trẻ nhỏ mắc hội chứng Rapunzel vẫn ăn cơm bình thường nhưng lại có thêm thói quen thích ăn tóc, chứ không phải là ăn tóc thay cơm. Nguyên nhân gây nên hội chứng này hiện vẫn chưa được xác định, có thể là do khiếm khuyết về trí tuệ, rối loạn tâm thần, chấn động tâm lý từ thơ ấu, gặp căng thẳng quá mức... nhưng không được can thiệp kịp thời; hoặc có thể là do thiếu sắt hay mắc Celiac - một bệnh lý đường ruột do nhạy cảm với gluten, một loại protein được tìm thấy trong lúa mì, lúa mạch đen và lúa mạch.
Hội chứng Rapunzel được điều trị chủ yếu bằng phẫu thuật và cần được điều trị tâm lý, bổ sung vi chất để ngăn ngừa việc ăn tóc.
Điều trị tâm lý là chính
Theo BS Nguyễn Hiền, Khoa Ngoại tổng hợp - BV Nhi Đồng 2, người mắc hội chứng Rapunzel sau khi đã được phẫu thuật lấy búi tóc thì việc điều trị tâm lý vô cùng quan trọng để phòng ngừa tái phát. Hiện nay, chưa có phương pháp nào triệt để để chữa trị hội chứng này. Rapunzel chủ yếu xảy ra ở trẻ em, vì vậy cha mẹ cần chăm sóc con em mình theo sự tư vấn của BS, dành nhiều thời gian chơi với con, cho trẻ thường xuyên tham gia các hoạt động tập thể...
Bé gái tắc ruột vì hội chứng ăn tóc Khi phẫu thuật, các bác sĩ phát hiện có một búi tóc rất to ở đoạn ruột non làm tắc nghẽn đường ruột bé gái 8 tuổi. Chiều 12/1, bác sĩ Nguyễn Hiền, Khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM) cho biết, bệnh viện vừa phẫu thuật lấy búi tóc trong ruột bé gái (8 tuổi, ngụ quận 7, TP.HCM)....