Bé 6,5 tháng ăn trứng bị dị ứng tím tái cả người – cha mẹ hết sức cẩn trọng khi cho con thử món mới ăn dặm
Sau khoảng 10-15 phút ăn miếng trứng chiên bé xíu, bé Ken bị nổi mẩn đỏ rồi khó thở.
Trứng gà là một loại thực phẩm bổ dưỡng được các mẹ lựa chọn nhiều trong thực đơn bữa ăn cho trẻ. Chị Hoàng Trinh (hiện đang sống ở Nhật Bản) cũng không là ngoại lệ. Tuy nhiên, trải nghiệm đáng sợ với con trai đã khiến chị phải dừng ngay không dùng trứng gà nữa. Nguyên nhân là bé Ken (hiện hơn 20 tháng tuổi) bị dị ứng trứng gà ngay từ lần thử ăn dặm đầu tiên.
Chị Trinh kể lại: “Khi ấy bé Ken được khoảng 6,5 tháng tuổi. Bé được tập ăn dặm kiểu Nhật. Mình cho bé thử một miếng trứng rán bé xíu bằng đầu ngón tay út. Sau khi ăn trứng khoảng 10-15 phút, bé bắt đầu có biểu hiện nổi mẩn đỏ. Lúc đầu ở cổ, sau đó lan ra toàn thân, ngứa ngáy kèm theo triệu chứng khó thở. Thấy con như vậy, vợ chồng mình sợ hãi vô cùng, vội vàng đưa con đến bệnh viện. Được các bác sĩ điều trị tích cực, may mắn là con đã tỉnh táo lại bình thường”.
Bé Ken phải nhập viện khi 6,5 tháng tuổi vì dị ứng trứng gà.
Kết luận cuối cùng được các bác sĩ đưa ra khiến vợ chồng chị Trinh vô cùng bất ngờ: Bé bị dị ứng trứng gà. Trước nay chị vẫn chưa hề biết về việc trứng gà lại dễ gây dị ứng như vậy. Nhưng qua trường hợp của con trai, chị mới biết được rằng dị ứng trứng gà vô cùng nguy hiểm. Bởi nếu bị nhẹ, con chỉ nổi mẩn đỏ xung quanh miệng hay một số vùng của cơ thể (để một lúc có thể tự hết). Tuy nhiên nếu bị nặng, con sẽ có thể bị đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, suy hô hấp hay nặng nhất là gây hạ huyết áp, mất ý thức…
Nghĩ lại, chị Trinh vẫn cảm thấy may mắn vì bé Ken bị mức độ nặng nhưng được đưa đến bệnh viện kịp thời. Chị cũng chia sẻ thêm, trước thời điểm ăn dặm, bé hoàn toàn bình thường. Bé bú sữa mẹ hoàn toàn nên chị không biết bé còn bị dị ứng sữa bò nhẹ (gây mẩn đỏ). Cho đến khi nhận kết quả xét nghiệm sau lần bị dị ứng trứng gà, chị mới biết.
Bé Ken hiện tại đã gần 20 tháng tuổi và vẫn kiêng mọi đồ ăn liên quan đến trứng gà,
Video đang HOT
“Sau lần nhập viện, vì con bị dị ứng nặng nên bác sĩ vẫn chưa con thử lại trứng gà. Hiện tại cứ 6 tháng/lần, bệnh viện sẽ xét nghiệm máu lại cho con để biết rõ xem có còn dị ứng hay không. Kết quả mới nhất cho thấy tuy mức độ dị ứng trứng gà có giảm, nhưng vẫn nằm trong mức nguy hiểm nên con vẫn chưa được tập ăn trứng. Con cũng tránh ăn các loại đồ ăn có trứng như bánh quy hay bánh kem… Ngoài ra, trong kết quả xét nghiệm còn phát hiện ra con bị dị ứng sữa bò nhẹ (gây mẩn đỏ). Nhưng do sữa bò gây dị ứng mà không nguy hiểm nên bé vẫn có thể dùng sữa hàng ngày”, chị Trinh cho biết thêm.
Theo chị Trinh chia sẻ, sau lần con phải nhập viện do dị ứng trứng gà, chị cũng trở nên cẩn trọng hơn trong thực phẩm chế biến cho con. Mỗi lần cho con thử thực phẩm mới, chị chỉ dám cho một lượng ít và theo dõi biểu hiện của con thôi. Để nếu có gì xảy ra còn xử lý kịp thời. Đây cũng là lời khuyên chị đưa ra cho các bố mẹ khác để đảm bảo an toàn trong việc cho con ăn dặm.
Cứ 6 tháng một lần, bé Ken lại được xét nghiệm máu một lần để kiểm tra mức độ dị ứng có cải thiện hay không.
Nguy cơ dị ứng khi cho con ăn dặm
Theo các tài liệu ở bên Nhật, có 27 loại thực phẩm dễ bị dị ứng nhất. Dù cho trẻ vẫn có thể dị ứng các thực phẩm khác ngoài 27 loại thực phẩm ấy, tuy nhiên 27 thực phẩm dưới đây dễ gây dị ứng, bao gồm: trứng, sữa, bột mì, mì soba, đậu phộng, tôm, cua (đây là 7 loại gây dị ứng nhiều nhất) và tiếp theo là: nghêu, mực, trứng cá hồi, cam, kiwi, thịt bò, hạt óc chó, cá hồi, cá ngừ, đậu nành, thịt gà, thịt heo, nấm, đào, củ từ, táo, chuối, hạt mè, hạt điều.
Biểu hiện của trẻ khi bị dị ứng
Nhẹ thì trẻ sẽ bị nổi mẩn đỏ xung quanh miệng, hay một số vùng của cơ thể, để một lúc thì sẽ lặn và bình thường lại. Nặng hơn thì con sẽ bị đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, nặng hơn chút nữa thì con suy hô hấp. Ngoài ra, trẻ có thể bị sưng miệng, cổ họng và nặng nhất là gây hạ huyết áp, mất ý thức.
Làm gì để cho trẻ ăn dặm một cách an toàn?
Khi mới bắt đầu ăn dặm, dù là thứ gì cũng chỉ cho ăn một lượng nhỏ. Nên cho con ăn vào buổi sáng và theo dõi con.
Khi giới thiệu đồ ăn cho bé thì giới thiệu từng loại một, tránh mỗi ngày giới thiệu 2-3 loại đồ ăn mới vì khi dị ứng sẽ không biết được loại đồ ăn gây dị ứng.
Đối với các trẻ có người trong gia đình bị dị ứng thì càng nên chú ý bé.
Ứng phó khi trẻ bị dị ứng
Nếu bé chỉ nổi mẩn thì theo dõi thêm khoảng mấy tiếng sau bé sẽ lặn lại, và nên tránh thực phẩm đó 1 thời gian.
Nếu bé bị khó thở hay nguy hiểm hơn thì tốt nhất đưa bé đến bệnh viện ngay lập tức.
Nên cho bé làm thêm các xét nghiệm để biết chính xác mức độ dị ứng, các loại thực phẩm bị dị ứng và nghe theo lời khuyên của bác sĩ.
Theo Helino
Trẻ không chắc sẽ hết biếng ăn nhờ ăn dặm kiểu Nhật
Nếu được thực hành thói quen ăn tốt như ăn dặm kiểu Nhật ngay từ ngày đầu tiên, liệu trẻ có hết biếng ăn? Câu hỏi này chắc chắn là mối quan tâm của nhiều cha mẹ.
Biếng ăn là tình trạng khá phổ biến, đặc biệt là với nhóm trẻ ở độ tuổi từ 1-3. Ước tính, có đến 40% trẻ ở độ tuổi này biếng ăn bởi nhiều lý do khác nhau. Nhiều người cho rằng: bởi vì ngay từ khi bắt đầu ăn dặm, trẻ đã không được thực hành thói quen ăn uống tốt nên mới dẫn đến tình trạng biếng ăn sau này. Chính vì vậy, nhiều bậc cha mẹ đã tìm đến cách ăn thức ăn dặm kiểu Nhật với mong muốn có thể giúp con cảm thấy ăn uống ngon miệng hơn.
Nhiều lợi thế so với ăn dặm truyền thống
So với ăn dặm truyền thống, ăn dặm kiểu Nhật có rất nhiều khác biệt. Nếu như ăn dặm truyền thống mang lại sự hòa quyện hương vị của nhiều loại thực phẩm thì ăn dặm kiểu Nhật lại tôn trọng hương vị nguyên bản của từng loại thực phẩm. Chính vì vậy, các loại thức ăn của trẻ sẽ được để riêng rẽ, không trộn lẫn với nhau. Việc này sẽ giúp trẻ cảm nhận hương vị nguyên bản của từng thực phẩm, phát triển vị giác, từ đó kích thích trẻ thèm ăn.
Không chỉ vậy, thức ăn theo chế độ ăn dặm kiểu Nhật cũng thô hơn vì người Nhật cho rằng như thế sẽ kích thích trẻ nhai, sau đó mới nuốt, do đó sẽ cảm nhận được vị ngon của thức ăn. Việc phải nhai cũng giúp tiết ra dịch vị khiến trẻ thấy ngon miệng hơn.
Chế độ ăn dặm kiểu Nhật cũng đề cao tính duy mỹ khi trình bày món ăn. Các bữa ăn của trẻ thường rất màu sắc và được tạo hình rất đẹp. Việc này được lý giải là để trẻ thấy đủ hấp dẫn để thưởng thức bữa ăn của mình.
Có một điều nữa mà các mẹ Nhật cũng áp dụng khi cho con ăn dặm, đó là không ép uổng, bởi vì, họ lo lắng rằng: ép con ăn sẽ khiến bữa ăn trở thành nỗi ám ảnh, từ đó, các bé sẽ càng sợ ăn hơn nữa.
"Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật giúp các bà mẹ học được sự tỉ mỉ, cẩn thận khi chế biến thức ăn. Phương pháp này cũng giúp trẻ ăn thô sớm, cơ hàm phát triển tốt hơn khi nhai, nuốt. Thế nhưng, ăn dặm kiểu Nhật không có nghĩa là không ép con ăn. Bởi lẽ nếu con không hợp tác, chúng ta cho nhịn luôn, trẻ sẽ rơi vào tình trạng còi xương, suy dinh dưỡng".
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Hải (nguyên Giám đốc Trung tâm dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia)
Và với những lợi ích không thể chối bỏ như vậy, chế độ ăn dặm kiểu Nhật đã và đang được các mẹ kỳ vọng là giúp trẻ cảm thấy ngon miệng hơn và hết biếng ăn.
Chỉ là biện pháp hỗ trợ trẻ ngon miệng hơn
Tuy nhiên, ngần ấy ưu điểm vẫn chưa thực sự là giải pháp giúp hóa giải hoàn toàn sự biếng ăn ở trẻ. Bởi lẽ, ngay ở Nhật vẫn có những trẻ biếng ăn. Chính vì thế, chúng ta chỉ nên coi đây là một trong nhiều biện pháp hỗ trợ trẻ ăn ngon miệng hơn.
Bàn về lợi ích của ăn dặm kiểu Nhật, Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Hải, nguyên Giám đốc Trung tâm dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia khẳng định: Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật giúp các bà mẹ học được sự tỉ mỉ, cẩn thận khi chế biến thức ăn. Phương pháp này cũng giúp trẻ ăn thô sớm, cơ hàm phát triển tốt hơn khi nhai, nuốt. Thế nhưng, ăn dặm kiểu Nhật không có nghĩa là không ép con ăn. Bởi lẽ nếu con không hợp tác, chúng ta cho nhịn luôn, trẻ sẽ rơi vào tình trạng còi xương, suy dinh dưỡng.
Không ép ăn chỉ nên hiểu là khi trẻ khóc hay có những phản ứng dữ dội, chúng ta không nên bắt trẻ ăn bằng được. Việc này vừa khiến con cảm thấy bị ám ảnh với những bữa ăn, mà quan trọng hơn là có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng như sặc thức ăn vào đường thở. Đặc biệt, với những trẻ vốn đã biếng ăn, chúng ta không nên dồn ép, bắt trẻ ăn hết lượng thức ăn lớn liền một lúc mà nên chia nhỏ các bữa ra, nhưng vẫn phải đảm bảo rằng trẻ được ăn đủ lượng thực phẩm cần thiết.
Ăn dặm kiểu Nhật hay bất cứ phương pháp ăn uống nào khác đều phải đảm bảo đủ các nhóm chất: tinh bột, chất béo, chất đạm, chất xơ, vitamin và khoáng chất! Về mức độ thô của thức ăn, chúng ta cần tùy theo tình trạng thực tế của trẻ. Những hôm trẻ yếu mệt, hãy cho ăn thức ăn loãng và lỏng hơn thường ngày. Và mức ăn thô của mỗi trẻ cũng khác nhau, nên cần điều chỉnh để hợp lý với từng trẻ. Và tất nhiên, đừng kỳ vọng: ăn dặm kiểu Nhật sẽ giúp trẻ hết biếng ăn!
Theo anninhthudo
Người phụ nữ 42 tuổi bị dị ứng khiến ai nhìn cũng khiếp sợ chỉ vì có thói quen này vào buổi đêm Một bà mẹ 3 con đã phải từ bỏ đồ uống có cồn vì luôn bị dị ứng rượu với các biểu hiện như nổi mẩn đỏ, khó thở mỗi khi uống nhiều. Cass Bowman, 42 tuổi, sẽ uống trung bình 10 ly trong một đêm với sự pha trộn của rượu mạnh, rượu táo và rượu bia. Sự pha trộn này dẫn...