Bé 4 tháng tuổi bị sốc phản vệ sau khi uống 40ml sữa công thức khiến người mềm nhũn, tấy đỏ
Dù trước đó bé đã có những biểu hiện bất thường như hét rất to vào khoảng 10 giờ đêm, nhưng bà mẹ vẫn cảm thấy quá đáng sợ sau lần đối mặt với tình trạng sốc phản vệ vì sữa công thức của con trai.
Trải nghiệm đáng sợ khi con bị sốc phản vệ vì 40ml sữa công thức
Trong vòng vài tiếng sau khi sinh cậu con trai thứ ba, bà mẹ Stephanie Lambert đến từ Melbourne, Australia đã có linh cảm có điều gì đó không ổn với con mình. Cô kể lại: “ Cứ vào khoảng 10 giờ mỗi đêm ở bệnh viện, Rhys đều phải trải qua những cơn đau kinh khủng và hét rất to“.
Vì Rhys là đứa con thứ ba của Stephanie nên các bác sĩ và y tá đều nghĩ rằng cô có thể kiểm soát tốt và biết phải làm gì. Thế nhưng đêm nọ họ đã phải đến và đưa Rhys đến một phòng khác để theo dõi bởi tiếng khóc thét của cậu bé khiến mọi người không ngủ được. Bản năng của người mẹ mách bảo rằng có điều gì đó không ổn với con.
“Khi quay lại thì tôi thấy người con đầy những vết mề đay.”
Hai cậu bé lớn hơn của bà mẹ 39 tuổi này cũng bị dị ứng nặng nên cô cũng áp dụng chế độ dinh dưỡng cho cậu út giống như 2 người anh bằng cách đan xen cho con bú và dùng sữa công thức không gây dị ứng. Một ngày nọ, Stephanie cho Rhys 4 tháng tuổi uống 40ml sữa công thức: “ Con có vẻ khó chịu và tôi nghĩ có lẽ tôi đang làm phiền con nên tôi đặt con nằm trên giường và đi tắm. Khi quay lại thì tôi thấy người con đầy những vết mề đay“. Một lúc sau những vết mề đay bắt đầu nhập lại thành một và da của bé Rhys chuyển màu đỏ rực, cả người thì sưng lên. Cậu bé dần mềm nhũn và không phản ứng nữa. Đó là phản ứng phản vệ với lượng nhỏ sữa có trong sữa công thức.
Stephanie tức tốc đưa con đến bệnh viện và may thay sau 2 liều steroid, Rhys tỉnh lại và đường thở cũng bắt đầu mở lại. Cậu bé được chẩn đoán bị sốc phản vệ với sữa, trứng, các loại hạt và vừng.
Cậu bé được chẩn đoán bị sốc phản vệ với sữa, trứng, các loại hạt và vừng.
Stephanie miêu tả đó là trải nghiệm đáng sợ nhất trong cuộc đời của mình: “ Tôi là một giáo viên dạy bơi và tôi luôn phản ứng rất tốt trong những tình huống khác, nhưng khi đó là con tôi thì tôi tự nhiên trở nên trống rỗng và không biết phải làm gì. Sau đó, tôi cảm thấy thực sự tội lỗi. Vì hai cậu con trai lớn của tôi cũng bị dị ứng, tôi cảm thấy rằng đáng ra tôi cũng phải biết được vấn đề của Rhys“.
Sử dụng sữa đậu nành thay thế sữa công thức
Một vài tháng sau trải nghiệm đáng sợ đó, Stephanie được chẩn đoán mắc trầm cảm sau sinh. Cô chia sẻ trải nghiệm đó giống như điểm khởi đầu và mọi thứ trở nên tồi tệ hơn. Bác sĩ khuyên Stephanie ngừng cho con bú và Rhys bắt đầu chuyển sang dùng sữa bột đậu nành với giá khoảng $35 cho mỗi hộp và còn rất khó để có thể tìm mua.
Video đang HOT
Rhys nay đã được 7 tuổi và Stephanie nói rằng cô chăm sóc Rhys rất khác so với 2 người anh: “ Tôi trông chừng con như một con diều hâu vậy. Cho con đi học cũng rất đáng sợ. Rhys cũng không thể đến nhà các bạn chơi vì tôi không biết trong nhà họ có những gì. Điều này thực sự gây ra rất nhiều căng thẳng và tôi cảm thấy tồi tệ vì trở thành một ‘người mẹ phiền phức’“
Nhờ có mẹ, cậu bé Rhys nay đã 7 tuổi chưa bị sốc phản vệ thêm một lần nào nữa.
Thế nhưng, sự cảnh giác và những nỗ lực của Stephanie đều đã đền đáp khi Rhys chưa bị sốc phản vệ lần nào nữa. Cô chia sẻ trong những năm vừa qua cô đã rất cảm động vì sự thấu hiểu và chu đáo của những phụ huynh khác đối với Rhys nhưng cũng có không ít lần cô cảm thấy buồn và thất vọng vì sự vô tâm của một số người.
Cậu bé đang được huấn luyện để không bị dị ứng với trứng và sữa nữa
Năm ngoái, Rhys đã được nhận vào một nghiên cứu của Giáo sư Mimi Tang tại Viện nghiên cứu trẻ em Murdoch ở Melbourne. Đây là nghiên cứu đầu tiên trên thế giới sử dụng một chế phẩm sinh học cùng với liệu pháp miễn dịch đường uống trong điều trị dị ứng sữa và trứng ở trẻ em trên 5 tuổi. Liệu pháp miễn dịch đường uống bao gồm việc cho Rhys uống một lượng sữa rất nhỏ và lượng sữa sẽ tăng dần trong hai năm. Mục đích của liệu pháp này là “huấn luyện” cho hệ thống miễn dịch biết rằng chất gây dị ứng không phải là mối đe dọa và ngừng sản xuất kháng thể chống lại nó.
Trước đây thì không có cách chữa trị sốc phản vệ mà cách tiếp cận duy nhất là phải hoàn toàn tránh xa khỏi các chất gây dị ứng. “ Chúng tôi may mắn được chọn để tham gia vào nghiên cứu. Rhys đang làm rất tốt, cải thiện nhiều đến mức chúng tôi vẫn đang duy trì“, Stephanie chia sẻ. Tuyệt vời hơn nữa là có lần Rhys cầm nhầm hộp đồ ăn trưa của anh trai có chứa mì pasta và phô mai nhưng không hề bị dị ứng hay có triệu chứng gì trong khi nếu như ngày xưa thì sự nhầm lẫn này đã có thể đe dọa tính mạng con. “ Nghiên cứu vẫn chưa kết thúc nhưng tôi đã nhận thấy một sự thay đổi vô cùng to lớn ở con. Điều đó thật tuyệt vời“, bà mẹ hạnh phúc cho biết.
Sốc phản vệ sau tiêm chủng ở trẻ là gì? Cách nhận biết sớm sốc phản vệ sau tiêm chủng
Sốc phản vệ sau tiêm chủng ở trẻ rất hiếm xảy ra, nhưng đây là trạng thái cấp cứu, diễn tiến nhanh chóng và có thể đe dọa tính mạng của trẻ. Do vậy, cha mẹ cần nhận biết sớm các dấu hiệu của sốc phản vệ để đưa trẻ đến cơ sở y tế kịp thời.
1. Sốc phản vệ sau tiêm chủng ở trẻ là gì?
Về định nghĩa, sốc phản vệ được cho là tình trạng phản ứng quá mức của cơ thể đối với các tác nhân lạ xâm nhập. Vì vậy sốc phản vệ sau tiêm chủng ở trẻ là tình trạng cơ thể trẻ phản ứng quá mức dữ dội với các thành phần có trong vacxin (kháng nguyên phòng bệnh, chất bảo quản, các thành phần nhiễm bẩn, kháng sinh,...).
Sốc phản vệ sau tiêm chủng ở trẻ là một trạng thái cấp cứu, có thể diễn tiến nhanh chóng nếu không được cấp cứu kịp thời và gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Tình trạng sốc có thể xuất hiện rất sớm ngay trong khi tiêm cho trẻ, hoặc sau khi tiêm một thời gian ngắn khoảng vài giờ sau tiêm. Nhưng hi hữu cũng có những trường hợp sốc phản vệ xảy ra muộn.
Tuy nhiên, tình trạng sốc phản vệ sau tiêm chủng ở trẻ là tình trạng hết sức hiếm gặp, tỷ lệ gặp phải trên thực tế thường chỉ nằm ở mức phần triệu. Do đó, tiêm chủng vẫn là một phương pháp an toàn để có thể dự phòng cho bé khỏi các căn bệnh truyền nhiễm trong cộng đồng.
2. Biểu hiện của sốc phản vệ sau tiêm chủng ở trẻ là gì?
Sốc phản vệ sau tiêm chủng ở trẻ là một tình trạng nặng nề, vì vậy phát hiện sớm các triệu chứng của sốc là cơ sở để có thể có hướng xử lý và cấp cứu kịp thời nhằm đảm bảo sức khỏe cho trẻ.
Một số biểu hiện điển hình báo hiệu tình trạng sốc phản vệ sau tiêm chủng ở trẻ:
- Sốt cao kéo dài, khóc thét,
- Nổi mề đay, phát ban, phù, da tái nhợt,...
- Khó thở, khò khè, ngạt mũi, chảy nước mũi, co kéo nhiều ở vùng bụng khi thở, cánh mũi phập phồng, tiếng rít khi thở,...
- Nôn hoặc buồn nôn, đại tiện không tự chủ,...
- Trẻ vật vã, kích thích, co giật,...
- Tim đập nhanh, nếu đo huyết áp có thể thấy huyết áp hạ, huyết áp kẹt hoặc không đo được, trong các trường hợp nặng có thể ngừng tim.
Nếu phát hiện được những triệu chứng báo hiệu sốc phản vệ đang diễn ra, hãy đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán và cấp cứu kịp thời khi cần thiết.
3. Những nhóm trẻ dễ bị sốc phản vệ sau tiêm chủng
Mặc dù sốc phản vệ sau tiêm chủng ở trẻ có nguy cơ xảy ra ở bất kỳ trẻ nào, nhưng một số những nhóm trẻ được ghi nhận có khả năng gặp sốc phản vệ cao hơn mức bình thường như:
- Trẻ có phản ứng dữ dội ở lần tiêm chủng trước.
- Trẻ có hệ miễn dịch suy giảm.
- Trẻ bị HIV.
- Trẻ sinh thiếu tháng.
- Trẻ mắc hội chứng Down.
- Trẻ có bệnh tim, phổi,...
4. Sốc phản vệ sau tiêm chủng ở trẻ có chữa được không?
Sốc phản vệ sau tiêm chủng ở trẻ là rất nguy hiểm và diễn tiến nhanh chóng, tuy nhiên nếu được phát hiện và chẩn đoán kịp thời thì vẫn có thể điều trị được.
Các điều trị chủ yếu cho một trường hợp sốc phản vệ sau tiêm chủng ở trẻ bao gồm:
- Điều trị suy hô hấp bằng thờ oxy, đặt nội khí quản, sử dụng các thuốc chủ vận beta,... để cải thiện chức năng đường dẫn khí.
- Đặt đường truyền tĩnh mạch, bù dịch cấp cứu, sử dụng thuốc co mạch (thường dùng nhất là adrenalin) để cải thiện tình trạng tuần hoàn của người bệnh.
- Sử dụng các thuốc kháng histamin, corticoid để làm giảm tình trạng dị ứng, ức chế miễn dịch của cơ thể nhằm giảm nhẹ các đáp ứng dị ứng gây sốc.
Điều trị sốc phản vệ sau khi tiêm chủng là sự chạy đua với thời gian, phát hiện và điều trị càng sớm sẽ càng hạn chế các tổn thương thứ phát do tình trạng sốc gây nên và đảm bảo an toàn tính mạng cho trẻ.
Có thể thấy rằng, sốc phản vệ sau tiêm chủng ở trẻ là tình trạng đặc biệt nguy hiểm, vì thế các bậc cha mẹ cần theo dõi sát tình trạng của trẻ để có thể phát hiện kịp thời các biểu hiện của sốc phản vệ. Đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
QN
Bạn có dị ứng với thuốc gì không? Trong quá trình thăm khám, kê đơn thuốc, các bác sĩ thường hỏi: "Cô, bác có dị ứng với thuốc gì không?". Mặc dù dị ưng thuôc la tinh trang xay ra ngoai y muôn, nhưng tác hại của dị ứng thuốc không chỉ gây nguy hiểm cho sức khỏe mà nhiều trường hợp còn đe dọa tính mạng người bệnh. Ảnh minh...