Bé 4 tháng co giật sau khi uống thuốc của phòng khám tư
Sau khi uống thuốc từ phòng khám tư, bé bốn tháng tuổi bị co giật toàn thân, mắt trợn ngược, sùi bọt mép, tay co quắp, chân duỗi cứng.
Ngày 19-5, thông tin từ Khoa cấp cứu – Trung tâm Sản Nhi, BV đa khoa Phú Thọ cho biết vừa tiếp nhận một bệnh nhi nữ (bốn tháng tuổi, huyện Lâm Thao, Phú Thọ) chuyển từ tuyến dưới lên với chẩn đoán theo dõi viêm màng não.
Qua khai thác bệnh sử, được biết 10 ngày trước bệnh nhi đi ngoài phân lỏng 7-8 lần/ngày, phân màu xanh có lẫn dịch nhầy.
Gia đình đưa bé đi khám tại phòng khám tư và được kê đơn hai túi thuốc bột màu vàng chữa nôn và đi ngoài, có hướng dẫn kèm theo. Được biết trước đây chị gái bé cũng bệnh tương tự, đã đi khám tại phòng khám và khỏi bệnh sau khi được bác sĩ cho thuốc về uống.
Uống thuốc được hai ngày, bé không còn đi ngoài nhưng xuất hiện tình trạng li bì, ngủ nhiều hơn bình thường.
Đơn thuốc được kê cho bé bốn tháng tuổi. Ảnh: THIÊN DY
Video đang HOT
Đến tối 15-5, bé bị co giật toàn thân, mắt trợn ngược, sùi bọt mép, tay co quắp, chân duỗi cứng, được gia đình đưa đến trung tâm y tế địa phương. Sau đó chuyển đến BV đa khoa Phú Thọ.
BS-CKI Nguyễn Phú Thạch, Khoa cấp cứu BV đa khoa Phú Thọ, cho hay sau thăm khám các bác sĩ chẩn đoán tình trạng co giật của bệnh nhi là do ngộ độc thuốc và được điều trị theo phác đồ, chỉ định các xét nghiệm tìm tác nhân gây ngộ độc.
Sau ba ngày điều trị và theo dõi, hiện bệnh nhi đã tỉnh, sức khỏe ổn định.
Đặc biệt, các bác sĩ đã xác định nguyên nhân khiến bé tiêu chảy là do nhiễm khuẩn đường tiết niệu chứ không phải bệnh lý tiêu chảy, cần điều trị theo phác đồ nhiễm khuẩn tiết niệu. Nếu được khám và tìm ra nguyên nhân sớm thì bé đã không gặp phải tình trạng đáng tiếc như trên.
“Khi bé bị ốm hay có bất cứ vấn đề gì về sức khỏe, cha mẹ cần đưa bé đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ, không áp dụng đơn thuốc của bé này cho bé khác, không dùng các loại thuốc không nhãn mác, thành phần, nguồn gốc” – BS Thạch khuyến cáo.
Gia đình 2 thế hệ với 8 người cùng bị ung thư đại tràng
Gia đình bệnh nhân T. có 10 người thì 4 người bị ung thư đại tràng. Gia đình người bác cũng có 4 người mắc căn bệnh này. Theo các bác sĩ, đây là trường hợp điển hình của ung thư đại tràng do di truyền.
BV Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) cho biết, BV đang quản lý, điều trị cho bệnh nhân Nguyễn Thị. T (59 tuổi, huyện Yên Sơn, Tuyên Quang) bị ung thư đại tràng. Đáng nói, gia đình bệnh nhân có 10 anh chị em nhưng có đến 4 người cùng bị ung thư đại tràng.
Trước đó, năm 2018, bệnh nhân T. các biểu hiện như xuất hiện khối u ở sườn phải, sủi bụng nhiều ngày kèm theo đi ngoài phân lỏng nên đến BV thăm khám. Qua nội soi đường tiêu hóa, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị ung thư đại tràng và có chỉ định phẫu thuật. Sau phẫu thuật, bệnh nhân được điều trị hoá chất tại BV.
Sau 2 năm điều trị, trải qua 12 đợt hoá trị hiện tại sức khoẻ bệnh nhân ổn định đang được quản lý ung bướu tại BV.
Ung thư đại tràng có yếu tố di truyền
BV cũng cho biết, gia đình có 10 người nhưng có tới 04 người bị ung thư đại tràng. Ngoài bệnh nhân, còn có mẹ, em trai và em gái cùng bị căn bệnh này.
Bệnh nhân kể: Mẹ bệnh nhân qua đời vì bệnh ung thư đại tràng nhiều năm trước. Em gái ruột phát hiện ung thư đại tràng 2 năm trước đã mổ hai lần và điều trị hóa chất, hiện tại sức khỏe ổn định và không còn tế bào ung thư. Em trai ruột với biểu hiện gầy yếu, da xanh, vàng nhưng không khám sức khỏe, tình trạng kéo dài ba bốn năm đến khi quá yếu, gia đình đưa đi khám tại BV dưới Hà Nội thì phát hiện ung thư đại tràng. Qua quá trình điều trị tích cực, hiện tại sức khỏe đã ổn định trở lại.
Ngoài ra, bác ruột (anh trai mẹ bệnh nhân) cũng qua đời vì ung thư đại trực tràng. Trong số 6 người con trai của ông có 3 người bị ung thư. Hiện tại còn một người đang điều trị căn bệnh này.
Theo bác sĩ Tẩn A Pao, ung thư đại trực tràng là ung thư đường tiêu hóa thường gặp nằm trong nhóm ung thư hàng đầu của người châu Á. Nguyên nhân chủ yếu của ung thư đại trực tràng do yếu tố dinh dưỡng, các thương tổn tiền ung thư và yếu tố di truyền.
Yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng trong sinh bệnh ung thư đại trực tràng, với gen sinh ung thư và các hội chứng di truyền bao gồm: Bệnh đa polyp đại trực tràng gia đình và hội chứng ung thư đại trực tràng di truyền không có polyp. Trường hợp gia đình bệnh nhân Nguyễn Thị. T là đặc biệt điển hình với yếu tố di truyền là nguyên nhân chính của bệnh.
Theo bác sĩ Páo, hiện nay điều trị ung thư đại tràng bao gồm các phương pháp: Phẫu thuật, xạ trị, hóa trị. Để phòng bệnh, người dân cần khám sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị sớm ung thư đại trực tràng; thay đổi thói quen ăn uống; tạo thói quen kiểm tra sức khỏe định kỳ, nội soi dạ dày, đại tràng 6 tháng một lần. Ngoài ra, người dân cần tập thể dục đều đặn và xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh.
Ngộ độc nấm, 3 người trong gia đình nguy kịch Hái nấm trong rẫy về ăn, một gia đình tại Quảng Ngãi có 3 người bị ngộ độc nặng. Một trong ba bệnh nhân bị ngộ độc nấm tại Quảng Ngãi đang trong tình trang nguy kịch. Ảnh: BVĐN Ngày 6.5, Bệnh viện Đà Nẵng cho biết, 1 trong 3 bệnh nhân bị ngộ độc nấm tại Quảng Ngãi vẫn đang trong tình...