Bé 3 tuổi bị đóng đinh vào đầu vẫn nguy kịch, có thể được truyền máu từ bố
Người nhà cháu bé thông tin, ngày 23/1, các bác sĩ đã cho bố cháu bé đi xét nghiệm máu để trong trường hợp cần thiết có thể truyền máu cho bé.
Liên quan đến tình trạng sức khỏe bé Đ.N.A. (bé 3 tuổi bị đóng đinh vào đầu), trao đổi với Dân trí sáng 24/1, BS Trần Liên Hương, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn cho hay, bé vẫn đang điều trị tích cực tại Khoa Hồi sức cấp cứu nhi. Tình trạng của bé vẫn đang rất nặng.
Cũng trong sáng nay, người nhà của bé A. thông tin, ngày 23/1, bác sĩ đã cho bố cháu bé đi xét nghiệm máu để trong trường hợp cần thiết có thể truyền máu cho bé A.
“Phía bệnh viện cho biết khi nào cháu có tiến triển sẽ tiến hành phẫu thuật lấy dị vật”, người nhà bé A. cho biết.
Cháu bé vẫn đang điều trị tích cực tại Khoa Hồi sức cấp cứu nhi.
Ngày 20/1, Cơ quan Cảnh sát điều tra – Công an thành phố Hà Nội đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt bị can để tạm giam thời hạn 4 tháng đối với Nguyễn Trung Huyên (SN 1992, trú tại xã Thạch Hòa, Thạch Thất, Hà Nội) về tội “Giết người”.
Nguyễn Trung Huyên được xác định là nghi phạm chính trong vụ việc bé Đ.N.A. (3 tuổi, ở Canh Nậu, Thạch Thất) bị cắm đinh vào đầu.
Video đang HOT
Theo Công an Hà Nội, Nguyễn Trung Huyên hoàn toàn không có bệnh lý tâm thần hay “ngáo đá”. Gia đình đối tượng thuộc diện căn bản.
Nguyễn Trung Huyên chưa có tiền án, tiền sự. Huyên sống độc lập từ khá lâu. Trước khi cặp kè với mẹ cháu A., Huyên thuê nhà trọ ở nhiều nơi.
Khi bị triệu tập đến cơ quan công an, ban đầu, Huyên loanh quanh, phủ nhận việc liên quan đến những thương tích trên cơ thể bé gái 3 tuổi. Về những thương tích bên ngoài hay những lần bé A. nuốt phải dị vật, Huyên đổ lỗi cho bé gái, nói rằng cháu nghịch ngợm nên bị ngã và tự nuốt dị vật.
Tuy nhiên, trước những chứng cứ cơ quan điều tra thu thập được, Nguyễn Trung Huyên đã buộc phải thừa nhận hành vi tàn ác.
Như Dân trí đã đưa tin, chiều 17/1, Bệnh viện Thạch Thất đã tiếp nhận một bệnh nhi 3 tuổi nhập viện trong tình trạng hôn mê, co giật.
Trường hợp này là bé gái Đ.N.A., địa chỉ ở Canh Nậu được đưa vào Khoa Cấp cứu. Bệnh nhân được mẹ đưa đến. Qua điều tra bệnh sử, người mẹ cho hay, từ chiều gọi con không tỉnh nên đưa vào bệnh viện.
Đáng chú ý, sau khi các bác sĩ tiếp nhận bệnh nhân, tiến hành đặt ống, chụp phim đã phát hiện trên phim chụp có hình ảnh cản quang trên hộp sọ. Trong quá trình kiểm tra, thăm khám, các bác sĩ phát hiện cánh tay phải của bé đã được bó bột trong 2 tuần.
Qua chẩn đoán sơ bộ, bệnh nhi A. được xác định hôn mê nghi viêm màng não. Tình trạng của bệnh nhân rất nặng, tỷ lệ tử vong cao.
Sau khi bệnh nhi được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, đơn vị này đã tiến hành chụp cắt lớp, dựng hình nhận thấy có những hình ảnh giống như đinh gỗ ở sọ và tổ chức não.
Dân trí sẽ tiếp tục đưa tin về sự việc!
Vụ thai phụ 6 tháng ở Hà Nội tử vong, chồng đau đớn chia sẻ trên Facebook: Bệnh viện Thanh Nhàn nói gì?
Đại diện Bệnh viện Thanh Nhàn (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) đã lên tiếng sau vụ việc người phụ nữ mang thai 6 tháng tử vong sau 2 ngày cấp cứu.
Liên quan vụ việc người phụ nữ mang thai 6 tháng tử vong sau 2 ngày cấp cứu, bà Nguyễn Thị Lan Hương, Phó Giám đốc Bệnh viện Thanh Nhàn cho biết, ngày 15/11, Khoa Cấp cứu tiếp nhận bệnh nhân T.T.H. (33 tuổi) nhập viện trong tình trạng thiếu máu rất nặng. Các bác sĩ đã truyền cho sản phụ 700 ml máu, 300 ml hồng cầu.
Sau khi làm các xét nghiệm, các bác sĩ nhận thấy diễn biến bệnh quá nhanh và nặng. Tiểu cầu của bệnh nhân chỉ có 9 tiểu cầu/l máu trong khi người bình thường từ 150.000 đến 200.000 tiểu cầu/l máu. Nguy cơ xuất huyết rất lớn, thiếu máu trầm trọng chỉ còn 1/3 lượng máu trong cơ thể.
"Kíp trực bác sĩ đã phải truyền máu, cấp tập không bệnh nhân xuất huyết rất nguy hiểm, truyền nhưng tiểu cầu chỉ lên được 12", bà Hương nói.
Cũng theo Phó Giám đốc Bệnh viện Thanh Nhàn, các bác sĩ chuyên khoa về huyết học, sản, hồi sức đã đánh giá về trường hợp của sản phụ H. Đồng thời tham vấn chuyên môn một số bệnh viện lớn, nhận định nguy cơ tử vong rất cao.
Bà Hương cho biết, sản phụ mang thai lần 5, hai lần gần nhất thai lưu nhưng không đi khám, không tầm soát ngay từ đầu khi mang thai. "Qua họp hội đồng chuyên môn chúng tôi xác định bệnh nhân bị chứng rối loạn đông máu, Hội chứng HELLP - rối loạn liên quan tới tiền sản giật, nếu không chữa trị kịp thời, có thể gây tử vong. HELLP là một dạng nhiễm độc thai nghén thường gặp ở 5 - 8% phụ nữ đang mang thai, phổ biến nhất là sau tuần 20 khi mang bầu", bà Hương thông tin.
Chị H. cùng đứa con trong bụng qua đời sau khi thăm khám tại Bệnh viện Thanh Nhàn (Ảnh: NVCC)
Về việc người nhà phản ánh sau khi tiêm thuốc chống sốc, sản phụ bị sùi bọt mép, nhưng sau 40 phút mới có 2 bác sĩ đến thăm khám, đại diện bệnh viện lên tiếng, "ngay từ khi bệnh nhân vào viện cấp cứu, truyền máu, truyền hồng cầu các bác sĩ đã nỗ lực cứu chữa. Trước tính mạng bệnh nhân, bác sĩ không bao giờ bỏ rơi. Kíp trực đã làm rất nhiều xét nghiệm nước tiểu, máu...".
Bà Hương cũng cho hay, trong tình huống cấp bách, tiểu cầu quá thấp cũng không thể chuyển viện. Khi sang bệnh viện khác, bệnh nhân lại phải làm lại toàn bộ xét nghiệm trong khi bệnh viện đã xin được hồng cầu, máu... Chuyển viện sẽ mất thời gian trong khi tính mạng bệnh nhân đang cấp bách, phải ưu tiên cấp cứu trước.
"Bệnh viện công khai thông tin và giải thích cho người nhà hiểu. Gia đình nào cũng thế, mất mát lớn rất bức xúc nhưng mọi người chưa hiểu vấn đề chuyên môn", bà Hương nói thêm.
Trước đó, ngày 24/11, anh V., sống tại Hà Nội, đau xót chia sẻ trên trang Facebook cá nhân về việc mất vợ và đứa con trong bụng mới 6 tháng sau khi điều trị tại Bệnh viện Thanh Nhàn (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội).
Sau khi sản phụ được truyền tiểu cầu và hồng cầu, siêu âm phát hiện thai nhi đã mất. Sau tiêm chống sốc, sản phụ cũng không qua khỏi.
Người chồng cho biết, gia đình bày tỏ nguyện vọng không mong muốn được đền bù, nhưng "người đã mất rồi, hi vọng bệnh viện đưa ra kết luận cuối cùng để vợ con tôi ra đi thanh thản".
Khánh kiệt vì bệnh tan máu bẩm sinh Tan máu bẩm sinh (Thalassemia) không chỉ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, cuộc sống của người bệnh mà còn khiến nhiều gia đình khánh kiệt về kinh tế. "Cuộc sống của gia đình tôi gần như chỉ gắn với bệnh viện" Theo thống kê, Việt Nam hiện có khoảng 20.000 bệnh nhân Thalassemia thể nặng, phải điều trị suốt đời. Mỗi năm,...