Bé 2 tuổi tử vong nghi uống nhầm xăng
Sau khi tiếp nhận, các bác sĩ xác định trong ruột bé có xăng. Dù đã được cấp cứu, nhưng do tình trạng nặng, bé L. đã tử vong.
BV Nhi Thanh Hóa, nơi bé L. điều trị trước khi tử vong (ảnh: internet)
Ngày 17/9, BV Nhi Thanh Hóa cho biết, bệnh nhi Đ.T.L (SN 2019, trú tại thôn Thọ Tân, xã Trường Xuân, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa) vừa tử vong do uống nhầm xăng.
Trước đó, sáng ngày 15/9, bệnh nhi Đ.T.L. được chuyển từ BV Đa khoa Thọ Xuân xuống cấp cứu trong tình trạng toàn thân tím tái, đặt nội khí quản nghi uống nhầm xăng.
Tại BV, các bác sĩ xác định trong ruột bé có xăng nên đã nỗ lực cấp cứu. Tuy nhiên, do tình trạng nặng nên đến 12h cùng ngày bệnh nhi không qua khỏi.
Nhận được thông tin, Công an huyện Thọ Xuân đã tiến hành khám nghiệm hiện trường, ghi nhận lời khai của những người có liên quan. Tuy nhiên, phía gia đình đã từ chối giải phẫu tử thi và cam kết không có khiếu kiện gì đến cơ quan chức năng.
Theo kết quả xác minh ban đầu của cơ quan công an, vào khoảng 8h ngày 15/9, ông Lê Viết H. (SN 1977, trú tại thôn Thọ Tân, xã Trường Xuân, huyện Thọ Xuân) sang nhà anh Đ.V.L. (bố bé L.) hút xăng từ xe máy của anh L. vào chai nhựa.
Video đang HOT
Sau đó, ông H. mang chai xăng sang nhà hoang bên cạnh nhà anh L. để đốt ong. Còn thừa một ít xăng trong chai, ông H. đã đóng nắp và ném sang sân nhà anh L. Cơ quan chức năng cho rằng, có thể bé đã uống phải chỗ xăng còn lại nên dẫn tới ngộ độc.
PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa Nhi (BV Bạch Mai) cho rằng, gia đình không được để những hóa chất, thuốc ở tầm với của trẻ. Đặc biệt, phụ huynh không đựng hóa chất vào những chai, hộp bởi trẻ dễ nhầm thành đồ uống, đồ ăn được.
Trường hợp trẻ uống nhầm hóa chất, phụ huynh phải bình tĩnh sơ cứu và đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất. Đồng thời, phụ huynh đưa trẻ đến cơ sở y tế và thông tin cho bác sĩ về hóa chất nghi ngờ trẻ đã uống để có liệu pháp phù hợp.
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị ngộ độc hóa chất
- Trẻ bị đau họng, buồn nôn và nôn, môi lưỡi đỏ hoặc bị phồng rộp, ra máu, đau tức thượng vị, đau ở mũi rồi lan ra khắp bụng.
- Trẻ khó thở, thở gấp, mặt mũi tím tái, thở cánh mũi phập phồng, co kéo cơ hô hấp ở cổ, có biểu hiện của suy hô hấp. Ngoài ra, trẻ thường rên rít lên do thanh quản bị co thắt.
- Da xanh xao nhợt nhạt, da nổi các vân tím, một số bé bị mất ý thức, hoảng loạn, la khóc, thậm chí rơi vào trạng thái hôn mê bất tỉnh.
Cách sơ cứu khi trẻ bị ngộ độc hóa chất
Cho trẻ uống thật nhiều nước. Nước có tác dụng làm loãng nồng độ hóa chất có trong hệ tiêu hóa của bé.
Nếu trẻ không rơi vào hôn mê, phụ huynh nên tìm cách giúp trẻ nôn. Theo đó, dùng 200 – 300ml nước muối 0,9% cho bé uống, rồi dùng tay ngoáy họng để kích thích bé nôn ra hóa chất. Tuy nhiên, với những trẻ bị ngộ độc xăng, acid,… phụ huynh không được tiến hành gây nôn vì sẽ nguy hiểm cho bé. Thay vào đó, sau khi cho bé uống nhiều nước nên nhanh chóng đưa trẻ đi cấp cứu. Không được dùng than hoạt tính để gây nôn cho bé.
- Sau khi sơ cấp cứu, phụ huynh cần nhanh chóng đưa trẻ đến BV để các bác sĩ rửa ruột cho bé. Đồng thời, mang theo loại hóa chất mà trẻ đã uống để bác sĩ xác định chủng loại và có phương pháp xử lý phù hơp.
Làm gì khi trẻ lỡ nuốt phải hóa chất?
Trong lúc chơi đùa, bé trai Đặng B. A (21 tháng) đã cho vào miệng chiếc chén mà gia đình từng dùng để đựng thuốc tẩy rửa bồn cầu nhưng chưa kịp rửa sạch khiến vùng miệng bị tổn thương.
Phải để trẻ tránh xa các hóa chất.
Trẻ bị loét miệng - hạ họng thanh môn và loét thực quản-dạ dày
Do nuốt phải hóa chất tẩy rửa nên môi của bé sưng, bé nôn trớ nhiều, gia đình biết con bị ngộ độc đã đưa cháu đến Bệnh viện Nhi Trung ương để cấp cứu. Bé A nhập viện trong tình trạng miệng họng có nhiều vết trợt loét.
Tại khoa Cấp cứu chống độc, các bác sĩ đã xử trí cấp cứu ban đầu và đánh giá trẻ không có dấu hiệu suy hô hấp, suy tuần hoàn và không có thủng nội tạng. Trẻ được lên kế hoạch nội soi tai mũi họng và nội soi đường tiêu hóa trên trong vòng 24 giờ sau cấp cứu.
Kết quả cho thấy, bé A. bị tổn thương vùng miệng và hạ họng thanh môn phù nề xung huyết; loét thực quản-loét dạ dày độ 2b-3a. Cháu bé được chuyển lên theo dõi tại khoa Tiêu hóa-Trung tâm Gan mật-Tiêu hóa-Dinh dưỡng.
Bác sĩ CKII Đặng Thúy Hà, Phó trưởng khoa Tiêu hóa, Trung tâm Gan mật-Tiêu hóa-Dinh dưỡng chia sẻ: Tại khoa Tiêu hóa, các bác sĩ tiếp nhận một số trường hợp trẻ nuốt phải chất ăn mòn (phổ biến nhất là axit) gây tổn thương nghiêm trọng ở thực quản và dạ dày. Mức độ tổn thương phụ thuộc vào số lượng, độ pH, dạng vật lý (rắn/lỏng) của chất ăn mòn và thời gian tiếp xúc với niêm mạc.
Cách sơ cứu đúng nhất
Trong trường hợp bé A. do tổn thương dạ dày ở mức độ 2b -3a nên đã được sử dụng kháng sinh, thuốc ức chế bơm proton, dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch và Solumedrol liều cao trong 3 ngày theo khuyến cáo. Dự kiến, bệnh nhi sẽ được nội soi lại sau 4 tuần để đánh giá lại tổn thương và có kế hoạch điều trị tiếp theo.
Theo bác sĩ Hà, khi trẻ nuốt phải những hóa chất có tính ăn mòn thì việc đầu tiên là cần sơ cứu sớm để tránh tổn thương sâu.
Các bác sĩ khuyến cáo cần rửa, súc họng, miệng bằng nước muối loãng ấm hay dung dịch trung hòa như dung dịch Bicarbonat Na; giảm đau và sau khi sơ cứu cần chuyển ngay người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trịviệc nuốt phải chất ăn mòn (phổ biến nhất là axit) gây tổn thương nghiêm trọng ở thực quản và dạ dày.
Mức độ tổn thương phụ thuộc vào số lượng, độ pH, dạng vật lý (rắn / lỏng) của chất ăn mòn và thời gian tiếp xúc với niêm mạc. Người lớn nên nhanh chóng quan sát thứ cháu uống nhầm là chất gì. Thông tin này rất quan trọng trong việc xử lý ban đầu cũng như cung cấp cho bác sĩ khi bé nhập viện.
Những thói quen tai hại của người lớn vô tình đẩy con trẻ rơi vào nguy hiểm Nhiều vụ trẻ bị ngộ độc, ngoài nguyên nhân do tuổi còn nhỏ, có tính tò mò và chưa phân biệt được các loại hóa chất độc hại, còn phải nhắc đến sự chủ quan, lơ là, thiếu cẩn thận của người lớn khiến trẻ rơi vào nguy kịch, thậm chí mất mạng. Mới đây, một bé trai 21 tháng tuổi được gia...