Bé 2 tuổi giúp mẹ cầm túi xách, ngủ gật vẫn không quên nhiệm vụ khiến cộng đồng mạng tấm tắc khen ngợi
Thấy con trai nghiêm túc nhận nhiệm vụ cầm túi xách cho mẹ, thế là chị cũng để con thể hiện tinh thần trách nhiệm.
Khi đến một độ tuổi nhất định, trẻ con sẽ thích chứng tỏ rằng mình đã lớn và muốn tự làm mọi việc mà không cần bố mẹ giúp đỡ. Khi bé hoàn thành một nhiệm vụ, nếu phụ huynh có hành động biểu dương bé, nhất định bé sẽ cảm thấy vô cùng vui vẻ và tự hào về bản thân.
Mới đây, một em bé 2 tuổi được ví von “có tinh thần trách nhiệm nhất quả đất” đã trở thành tâm điểm chú ý của cộng đồng mạng Trung Quốc. Được biết, một người mẹ bỉm sữa có thú vui là đi mua sắm, nhưng chị cảm thấy bế theo con đi mua sắm rất bất tiện và không an toàn. Thế là, chị quyết định kéo cả chồng con cùng đi mua sắm vào dịp cuối tuần đúng với tiêu chí “vừa đông vừa vui”. Chị giao con cho ông bố bỉm sữa địu trước ngực, bé không cần phải chạy lon ton theo bố mẹ nên bộ dạng của em cũng rất thoải mái.
Sau một lát mua sắm quá nhiều thứ cầm không xuể, chị quyết định đưa cho chồng một túi xách bởi trước nay anh luôn là “ chân sai vặt” của riêng chị. Điều không ngờ là, khi chị chìa túi xách ra, chồng chưa kịp cầm thì bé trai đã nhanh chóng nắm lấy và giữ khư khư không chịu buông. Thấy con trai nghiêm túc nhận nhiệm vụ cầm túi xách cho mẹ, chị cũng để con thể hiện tinh thần trách nhiệm.
Sau khi cả nhà 3 người đi dạo thêm vài vòng trong khu mua sắm, cơn buồn ngủ bất ngờ ập đến khiến mí mắt của bé nặng trĩu và bé trai chìm vào giấc ngủ. Điều đáng nói là túi xách không hề rơi xuống đất, đôi tay nhỏ nhắn của em đã giữ khư khư túi xách của mẹ như muốn tận sức hoàn thành nhiệm vụ.
Video đang HOT
Rất tán thưởng về hành động “buồn ngủ nhưng không quên việc” của con nên người mẹ đã nhanh chóng chụp lại khoảnh khắc dễ thương trên và đăng tải lên mạng xã hội. Cộng đồng mạng Trung Quốc vô cùng thích thú và để lại nhiều bình luận:
- Thế này là mẹ đang thuê nhi đồng làm công nè, phải phạt mẹ bằng cách mua tặng em một bộ quần áo mới.
- Tại sao trước nay bé nhà mình không bao giờ sẵn lòng cầm túi xách cho mẹ? Tại sao con nhà mình và con người ta khác nhau thế nhỉ?
- Em bé nhà này dễ thương quá, buồn ngủ cũng không buông túi xách, thật là quá giỏi.
- Nhìn cái mặt ghét quá, các mẹ bỉm sữa khoe con thế này làm mình cũng muốn sinh em bé.
Khi trẻ con bắt chước theo hành động của người lớn, nghĩa là bé đang trong giai đoạn phát triển trí tuệ, đó cũng là lúc bé nhận thức rằng bé đang khôn lớn và trưởng thành. Các bậc phụ huynh cần tạo nhiều cơ hội cho bé thể hiện tinh thần trách nhiệm, đồng thời biểu dương khi bé hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Điều này sẽ giúp ích trong việc xây dựng tích cách lạc quan, nhiệt tình, tích cực ở trẻ nhỏ.
Theo Trí Thức Trẻ
Vào công ty gia đình cô nàng bỗng trở thành "chân sai vặt", hết bán hàng đến lau dọn, sếp mạt sát đều lĩnh trọn
Bị bóc lột sức lao động và bị xem như chân sai vặt khi đi làm chính là hình thức phổ biến nhất khiến dân công sở có cái nhìn ác cảm chung chung dành cho các công ty gia đình.
Dù khá phổ biến ở châu Á nhưng dường như mô hình công ty gia đình từ lâu đã trở thành nỗi ám ảnh của không ít dân công sở với nhiều lý do khác nhau. Tất nhiên, nói thế không phải "quơ đũa cả nắm", chỉ là có những trường hợp "người thật việc thật" mà chúng ta không thể không có cảm giác... nổi da gà.
Đơn cử như trường hợp của nàng công sở trong câu chuyện dưới đây. Cô đăng đàn khóc kể trong một hội nhóm có rất đông thành viên trên MXH về tình cảnh khá bi kịch của mình khi sa chân vào một công ty gia đình như sau:
"Chào mọi người, em viết vài dòng mong được mọi người lắng nghe. Hiện tại, em đang làm nhân viên bán hàng cho một công ty kiểu gia đình, quy mô nhỏ, nên công việc của em không chỉ là bán hàng đơn thuần.
Em kiêm luôn nhiều vị trí như bán online, offline, đăng sản phẩm lên website, facebook, chỉnh sửa hình ảnh, lau dọn, nói chung là vân vân mây mây tất tần tận. Mặc dù cũng có 2 nhân viên nhưng em cảm thấy công việc rất áp lực, sếp thì đòi hỏi em phải xong cái này xong cái kia, trả lời khách như này, như kia, cái gì cũng phải hoàn hảo nhưng em thấy không có gì em làm được công nhận cả.
Em cảm giác mình như con bù nhìn, con sai vặt thôi, có những lúc em không thể đưa ra quyết định trong công việc của mình, khi gọi điện cho khách hàng nhưng sếp ngồi sát bên kêu em nói thế này thế kia, nên em mất tập trung, ấp úng nên ăn combo chửi tá lả. Em luôn bị đánh giá là tệ cái này tệ cái kia, em có nên nghỉ không ạ, em làm cũng được 1,5 năm.
Em muốn tìm một công việc mà em có thể đưa ra được ý kiến của mình, có thể đóng góp, có thể trình bày suy nghĩ của mình. Em rất hoang mang, em sợ nghỉ rồi không tìm được việc khác, em sợ thất nghiệp. Anh chị có kinh nghiệm cho em chút lời khuyên ạ".
Quả thật, công ty dù bất kỳ mô hình nào cũng có công ty "this", công ty "that"; ấy thế vấn nạn bị bóc lột sức lao động và bị xem như chân sai vặt khi đi làm chính là hình thức phổ biến nhất khiến dân công sở có cái nhìn ác cảm chung chung dành cho các công ty gia đình.
Với tính chất ấy, bài viết trên sau khi đăng đàn ít lâu đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của cộng đồng người dùng mạng. Bên dưới phần bình luận, loạt ý kiến xoay quanh cũng đã được viết ra như sau:
"Không phải công ty gia đình nào cũng thế nhưng rõ ràng mấy vấn đề bạn gặp phải luôn làm mình e dè khi muốn vào công ty gia đình làm. Thôi thì lỡ xui rồi thì không thể để người khác nói mình dại, tình cảnh như bạn nên ra đi càng sớm càng tốt".
"Thật ra có là công ty gia đình hay không có gì quan trọng đâu mà các bạn nhắm vào để xoáy thế, công ty nào cũng thế mà, rơi vào cảnh bị bóc lột, bị hà hiếp thì cỡ nào cũng phải dứt áo ra đi".
"Cấp trên mà như thế có ở lại dài lâu em cũng không học hỏi hay phát triển được gì đâu, kiểu nào cũng bị kiềm kẹp ức hiếp thôi. Thanh xuân sự nghiệp để trôi qua như vậy phí quá, may mới chỉ 1,5 năm, nghỉ khỏe, xả stress tìm việc mới thôi".
Thế đấy dân công sở ạ, dù cho mô hình công ty gia đình gây ác cảm thật nhưng cái chúng ta cần quan tâm đó là hiện thực. Mà đã là hiện thực thì tình cảnh như nàng công sở trên ở bất kỳ công ty xấu nào thuộc bất kỳ mô hình nào cũng đều có khả năng xảy ra. Cho nên, cái quan trọng là lỡ chọn sai phải biết chọn lại, chẳng ngại gì mà không nhảy việc đi tìm chốn bình yên, nhỉ?
Theo Trí Thức Trẻ
Đi thực tập nhưng bị bắt làm chân sai vặt, nàng sinh viên xin nghỉ liền bị sếp đòi... 10 triệu vì lý do bất ngờ Trần đời mới thấy sinh viên xin nghỉ thực tập mà bị bắt nộp phạt chục triệu đồng vì một lý do không thể vô lý hơn! Sinh viên đi thực tập bị nhiều công ty ranh ma hà hiếp, bóc lột sức lao động vốn không còn là chuyện quá hiếm, thậm chí đây còn được xem như là bài học nhớ...