Bé 1 tuổi hôn mê vì viêm màng não mủ: Dấu hiệu cha mẹ cần nhớ
Theo thông tin từ Bệnh viện Nhi đồng thành phố Hồ Chí Minh, hiện nay bệnh viện đang tiếp nhận và điều trị cho nhiều trẻ bị viêm màng não.
Đặc biệt, bệnh viện đang điều trị cho 1 trường hợp cháu bé 1 tuổi quê ở Bến Tre. Cháu mới một tuổi đầu đã Viêm màng não mủ nặng.
Cháu bé được đưa đến bệnh viện trong tình trạng sốt cao liên tục, co giật toàn thân rồi lơ mơ nhưng qua thăm khám triệu chứng màng não lại không xác định được bệnh cảnh rõ ràng, chuyển đến Bệnh Viện Nhi Đồng Thành Phố em đã vào hôn mê do phù não nặng, được đặt ống giúp thở, chống phù não và chụp CT khẩn chẩn đoán loại trừ các biến chứng nội sọ..
Các bác sĩ Khoa Cấp cứu tiến hành kiểm tra dịch màng não tủy, kết quả dịch não tủy của trẻ đã như nước dừa non, protein tăng cao 4-5 lần ở trẻ bình thường, bạch cầu gần 2000 con lấp đầy dịch não tủy…
Đây là một ca bệnh cực kì nguy cấp theo nhận định của các bác sĩ bởi triệu chứng thần kinh khởi phát sớm và rầm rộ, nguy kịch tử vong nhanh chóng nếu không được xử trí kịp thời.
Bé đã được sử dụng kháng sinh đặc biệt có thể thấm vào màng não với liều cao hơn so với bình thường, truyền tĩnh mạch dài ngày, theo dõi dấu thần kinh phức tạp sát sao, chụp phim CT kiểm tra đầy đủ.
Video đang HOT
Bé 1 tuổi hôn mê vì viêm màng não mủ: Dấu hiệu cha mẹ cần nhớ
Sau gần hai tuần điều trị, cháu bé đã tỉnh táo hẳn, mủ trong dịch não tủy kiểm tra cải thiện, con nhận biết được mọi người, liên tục quơ tay đòi rút ống thở. Các bác sĩ đã cho bé rút máy thở, bé bú sữa tôt,
Cảnh báo nhiều trẻ nhập viện vì viêm màng não
Thời điểm nắng nóng hay lúc chuyển mùa như hiện nay dễ khiến trẻ mắc viêm màng não. Đây là bệnh nặng cần được điều trị cấp cứu, nếu không có thể gây tử vong hay để lại những di chứng như điếc, mù, động kinh, yếu liệt tay chân hoặc chậm phát triển tâm thần vận động,…
Đáng chú ý là việc cha mẹ đưa con đi khám muộn, cộng thêm tình trạng sử dụng kháng sinh vô tội vạ khiến bệnh tình ngày một phức tạp hơn. Có đến 60-80% trẻ nhập viện đã bị cha mẹ tự ý cho dùng kháng sinh.
Thậm chí có những cha mẹ khi được hỏi đã điều trị gì cho trẻ chưa thì hồn nhiên trả lời là đã tự đi mua thuốc về điều trị và cho cháu… “uống tạm kháng sinh” gây nguy hiểm cho trẻ vô cùng.
Không những thế, biểu hiện ban đầu của bệnh vì thế cũng bị che khuất đi hoặc có thêm những triệu chứng phức tạp khó nhận biết, gây khó khăn cho điều trị, dễ chẩn đoán nhầm sang bệnh lý khác.
Để phát hiện trẻ mắc viêm màng não, đặc biệt ở trẻ sơ sinh, cha mẹ cần để ý các dấu hiệu sốt, chán ăn, bú kém, rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy hoặc nôn, ho, chảy nước mũi…
Biểu hiện này rất khó phân biệt với bệnh lý khác, do đó cần theo dõi sát sao và cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được khám, làm các xét nghiệm chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.
Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc nếu không được thầy thuốc chỉ định hoặc cho trẻ uống các loại thuốc lá theo mách bảo hoặc chậm trễ đưa trẻ đến BV có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ và làm tăng nguy cơ để lại nhiều di chứng thần kinh do điều trị muộn.
Bé 4 tháng co giật sau khi uống thuốc của phòng khám tư
Sau khi uống thuốc từ phòng khám tư, bé bốn tháng tuổi bị co giật toàn thân, mắt trợn ngược, sùi bọt mép, tay co quắp, chân duỗi cứng.
Ngày 19-5, thông tin từ Khoa cấp cứu - Trung tâm Sản Nhi, BV đa khoa Phú Thọ cho biết vừa tiếp nhận một bệnh nhi nữ (bốn tháng tuổi, huyện Lâm Thao, Phú Thọ) chuyển từ tuyến dưới lên với chẩn đoán theo dõi viêm màng não.
Qua khai thác bệnh sử, được biết 10 ngày trước bệnh nhi đi ngoài phân lỏng 7-8 lần/ngày, phân màu xanh có lẫn dịch nhầy.
Gia đình đưa bé đi khám tại phòng khám tư và được kê đơn hai túi thuốc bột màu vàng chữa nôn và đi ngoài, có hướng dẫn kèm theo. Được biết trước đây chị gái bé cũng bệnh tương tự, đã đi khám tại phòng khám và khỏi bệnh sau khi được bác sĩ cho thuốc về uống.
Uống thuốc được hai ngày, bé không còn đi ngoài nhưng xuất hiện tình trạng li bì, ngủ nhiều hơn bình thường.
Đơn thuốc được kê cho bé bốn tháng tuổi. Ảnh: THIÊN DY
Đến tối 15-5, bé bị co giật toàn thân, mắt trợn ngược, sùi bọt mép, tay co quắp, chân duỗi cứng, được gia đình đưa đến trung tâm y tế địa phương. Sau đó chuyển đến BV đa khoa Phú Thọ.
BS-CKI Nguyễn Phú Thạch, Khoa cấp cứu BV đa khoa Phú Thọ, cho hay sau thăm khám các bác sĩ chẩn đoán tình trạng co giật của bệnh nhi là do ngộ độc thuốc và được điều trị theo phác đồ, chỉ định các xét nghiệm tìm tác nhân gây ngộ độc.
Sau ba ngày điều trị và theo dõi, hiện bệnh nhi đã tỉnh, sức khỏe ổn định.
Đặc biệt, các bác sĩ đã xác định nguyên nhân khiến bé tiêu chảy là do nhiễm khuẩn đường tiết niệu chứ không phải bệnh lý tiêu chảy, cần điều trị theo phác đồ nhiễm khuẩn tiết niệu. Nếu được khám và tìm ra nguyên nhân sớm thì bé đã không gặp phải tình trạng đáng tiếc như trên.
"Khi bé bị ốm hay có bất cứ vấn đề gì về sức khỏe, cha mẹ cần đưa bé đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ, không áp dụng đơn thuốc của bé này cho bé khác, không dùng các loại thuốc không nhãn mác, thành phần, nguồn gốc" - BS Thạch khuyến cáo.
Làm gì để an toàn sức khỏe học sinh mùa nắng nóng? Học sinh các tỉnh thành đã trở lại trường sau kỳ nghỉ dài tránh dịch Covid-19. Khác với mọi năm, hiện nay khi thời tiết các miền nắng nóng gay gắt, học trò bắt đầu đến trường. Vậy làm thế nào đảm bảo sức khỏe học sinh? Học sinh mang khẩu trang, rửa tay trước khi vào lớp trong ngày trở lại trường...