BĐS vùng đô thị TP.HCM mở rộng: Đồng Nai quay cuồng trong cơn sốt đất vì sân bay và cầu Cát Lái
Hơn 3 năm qua, câu chuyện xây siêu dự án sân bay quốc tế Long Thành khiến thị trường BĐS Đồng Nai sôi động, mới đây thông tin tỉnh này đề xuất làm chủ đầu tư cầu Cát Lái cũng khiến nhà đất Nhơn Trạch “sốt” bất thường.
Theo quy hoạch, Vùng đô thị TP.HCM được phân ra thành các tiểu vùng, trong đó tiểu vùng đô thị trung tâm bao gồm: TP.HCM và vùng phụ cận gồm các huyện, thành phố, thị xã: Đức Hòa, Cần Giuộc, Bến Lức (Long An); Thủ Dầu Một, Dĩ An, Thuận An, Bến Cát, Tân Uyên (Bình Dương); Biên Hòa, Nhơn Trạch, Trảng Bom, Long Thành và một phần huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai).
Quy hoạch cũng xác định lấy TP.HCM là đô thị hạt nhân trung tâm vùng; TP Bình Dương là đô thị động lực phía Bắc, TP Biên Hòa – Long Thành – Nhơn Trạch là vùng đô thị động lực phía Đông.
Nhằm kịp thời đón bắt chiến lược TP.HCM đang dịch chuyển về hướng Đông, thời gian gần đây tỉnh Đồng Nai và các tỉnh, thành trong vùng kinh tế Đông Nam bộ đã và đang làm việc chặt chẽ với nhau nhằm xúc tiến, đẩy nhanh tiến độ kêu gọi đầu tư, triển khai giải phóng mặt bằng để xây dựng nhiều dự án hạ tầng giao thông kết nối đồng bộ toàn vùng.
Hàng loạt cao tốc sẽ chạy qua Đồng Nai
Theo UBND tinh Đồng Nai, trong giai đoan 2018-2020, trên đia ban Đông Nai se được đâu tư trên 33,3 ngan ty đông đê lam ha tâng giao thông kịp thời kết nối với sân bay quốc tế Long Thành. Trong đo, co 5 dư an giao thông quôc gia đang đươc tinh phôi hơp đê khơi công va xây dưng, tiếp đến là dự án cầu Cát Lái nối huyện Nhơn Trạch với quận 2 của TP.HCM sẽ được xúc tiến kêu gọi đầu tư sớm.
UBND tỉnh Đồng Nai cho biết các dự án trong danh mục này gồm cao tôc Bên Lưc – Long Thanh, cao tôc Dâu Giây – Phan Thiêt, cao tôc Dâu Giây – Đa Lat, đương vanh đai 3. Đông thơi, tinh đang tiêp tuc lam viêc vơi Trung ương đê thông nhât chu trương triên khai xây dưng cao tôc Biên Hoa – Vung Tau, hê thông Metro số 1 kéo dài từ đoan nhà ga Thủ Đức (TP.HCM) qua đia ban Đông Nai.
Đôi vơi nhưng dư an do tinh quan ly se tâp trung nguôn lưc phat triên ha tâng giao thông ơ TP.Biên Hoa và 2 huyên: Nhơn Trach, Long Thanh, vi co tac đông manh đên tăng trương kinh tê chung cua tinh.
Mạng lưới giao thông vùng đô thị TP.HCM mở rộng
Được biết, tỉnh Đồng Nai đang tích cực phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các thủ tục pháp lý cần thiết cho dự án Đường Vành đai 3 được đầu tư nhanh chóng. Mới đây nhất, TP.HCM cũng đã có văn bản kiến nghị Trung ương xem xét hỗ trợ các địa phương nhanh chóng triển khai thủ tục đầu tư dự án quy mô này.
Theo đó, tuyến đường vành đai 3 đoạn Nhơn Trạch – TP.HCM dài hơn 30km. Giai đoạn 1 sẽ xây dựng từ ngã tư quận Thủ Đức (TP.HCM) đến đường 25B tại trung tâm huyện Nhơn Trạch với chiều dài khoảng 17km. Dự kiến trong quý II năm nay sẽ khởi công trước đoạn 1A từ đường cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây đến đường 25B.
Video đang HOT
Đoạn 1A dài gần 9km, trong đó 2km nằm trên địa phận TP.HCM, còn lại nằm trên địa bàn huyện Nhơn Trạch. Tổng mức đầu tư trên 5.300 tỷ đồng, gồm 190 triệu USD (tương đương 4.180 tỷ đồng) vay từ EDCF và gần 1.150 tỷ đồng vốn đối ứng của Việt Nam, trong đó tiền của tỉnh chi trả cho giải phóng mặt bằng trên 470 tỷ đồng.
Song song đó, khi trình bày về hệ thống giao thông kết nối với Sân bay Long Thành, Sở Giao thông – vận tỉnh Đồng Nai mới đây cũng đề nghị UBND tỉnh chấp thuận cho triển khai xây dựng tuyến đường 25C đoạn từ hương lộ 19 (huyện Nhơn Trạch) đến quốc lộ 51 và đoạn từ các khu công nghiệp Nhơn Trạch đến đường vành đai 3 (TP.HHCM).
Còn theo lãnh đạo UBND huyện Nhơn Trạch, một dự án giao thông khác là tuyến đường 25B mở rộng đã được hoàn thiện các thủ tục và chuẩn bị triển khai xây dựng. Sau khi xây dựng hoàn thiện, sẽ hình thành mạch nối thông suốt TP.HCM – Đồng Nai – Bình Dương.
Trong tình trạng “sốt ruột”, tỉnh Đồng Nai đã chủ động làm việc với TP.HCM để đẩy nhanh tiến độ triển khai nhiều dự án hạ tầng giao thông liên kết vùng. Cụ thể, Tỉnh Đồng Nai đã chủ động lế xuất đứng ra xây dựng và trực tiếp mời gọi các nhà đầu tư tham gia phát triển dự án cầu Cát Lái 7.200 tỷ đồng nối huyện Nhơn Trạch với quận 2 của TP.HCM.
Bởi, theo quan điểm của lãnh đạo tỉnh Đồng Nai, chỉ cách trung tâm quận 1 của TP.HCM khoảng 20km, nhưng hàng loạt dự án bất động sản ở Nhơn Trạch đã trở thành khu đô thị “ma” gần 20 năm qua là điều rất khó hiểu. Theo đó, tỉnh này đang làm việc với một số nhà đầu tư tiềm năng cùng bàn thảo phương án đầu tư, dự kiến dự án cây cầu trọng điểm này sẽ được khởi công xây dựng trong năm 2019.
Theo đanh gia cua cac chuyên gia kinh tê, khi nhưng ha tâng giao thông nói trên được xây dưng va đi vao khai thac se tao bươc đôt pha trong phat triên kinh tê cua Đông Nai, nhất là thu hut đâu tư trong nươc, nươc ngoai vao cac linh vưc công nghiêp, dich vu, thương mai, du lich.
Giá nhà đất tăng vọt trong thời gian qua
Qua tìm hiểu từ nhiều sàn giao dịch nhà đất, từ năm 2016 đến nay, giá đất ở TP. Biên Hòa, Long Thành, Trảng Bom… đã tăng từ 100-200%, thậm chí tăng đến 300% nếu nằm trong vùng quy hoạch các dự án hạ tầng lớn. Trong giai đoạn này, đất đai được mua đi bán lại nhiều đến nỗi có giai đoạn UBND tỉnh phải ra quy định tạm ngưng tách thửa đất một thời gian để hạn chế bớt tình trạng này, đồng thời bổ sung những quy định mới phù hợp hơn.
Song song đó, giá đất tại khu vực quận 2, 9 và Thủ Đức tăng nhanh chóng mặt, vượt khỏi khả năng của những người có nhu cầu về nhà ở. Vì thế, từ khi xuất hiện dự án cầu Cát Lái hơn 7.700 tỷ đồng được tái khởi động, giới đầu tư cũng bắt đầu “dạt” về các khu vực Long Thành, Nhơn Trạch tìm cơ hội, làm cho giá đất bắt đầu “nhích” lên từng ngày.
Ngoài ra còn phải kể đến việc nhiều đại gia địa ốc lớn trong và ngoài nước đang chuyển dòng vốn đầu tư vào Đồng Nai cũng đang làm cho thị trường “sốt” trở lại. Điển hình như những tên tuổi lớn Amata (Thái Lan), VinaCapital (Singapore), DFLC….đang đẩy nhanh tiến độ thi công các khu đô thị, khu nghỉ dưỡng sinh thái.
Nhà đầu tư đổ xô mua đất vùng ven
Mới đây nhất, một đại gia địa ốc lớn đến từ châu Á cũng đã thâu tóm dự án khu đô thị có quy mô rộng hơn 500ha tại Nhơn Trạch. Song song đó, các dự án như Swan City, Đông Sài Gòn, Nhơn Trạch City, Khu phức hợp Long Thanh Bay, dự án Khu đô thị chuyên gia Victory Long Thành, dự án Mega City rộng gần 90ha của địa ốc Kim Oanh… cũng đang xây dựng rầm rộ.
Bên cạnh đó, phải kể đến công ty Berjaya (Malaysia) đã rót 230 triệu USD để đầu tư khu tổ hợp Biên Hòa City Square, Tập đoàn Amata (Thái Lan) cũng dành hơn 2,6 tỉ USD phát triển dự án Amata City Biên Hòa quy mô lên đến 700 ha. Tập đoàn Hưng Thịnh chính thức giới thiệu ra thị trường dự án Bien Hoa New City tại TP. Biên Hòa rộng hơn 100ha, trị giá hàng nghìn tỷ đồng.
Nói về triển vọng thị trường địa ốc ăn theo quy hoạch đô thị Long Thành, Nhơn Trạch và vùng đô thị mở rộng TP.HCM, một chuyên gia nghiên cứu thị trường địa ốc của CBRE Việt Nam khẳng định đang xuất hiện “cơn sốt mới” tại những khu vực xung quanh dự án sân bay Long Thành và chính vì thế hơn 2 năm qua nhiều doanh nghiệp địa ốc trong và ngoài nước dành sự ưu tiên lớn cho nơi này.
“Mặc dù, theo kế hoạch dự kiến đến năm 2025 giai đoạn 1 của dự án mới được đưa vào vận hành thương mại, nhưng trong 2 năm trở lại đây thị trường BĐS của khu vực này đang bước vào một cuộc cạnh tranh rất gay gắt. Bằng chứng là nhiều doanh nghiệp địa ốc ồ ạt rót vốn phát triển các khu đô thị, giá đất cũng đang thiết lập mặt bằng mới, tăng khoảng 20-40% so với hơn 1 năm trước”, vị chuyên gia nghiên cứu này cho hay.
(Kỳ 4: BĐS vùng đô thị TP.HCM mở rộng: Thời kỳ vàng đang quay trở lại với thị trường Bình Dương?)
Gia Khang
Theo Trí thức trẻ
Lại sốt địa ốc cục bộ vì thông tin mở thêm cửa sân bay Tân Sơn Nhất
Thông tin sân bay Tân Sơn Nhất được mở thêm một cổng để giải quyết vấn đề quá tải, dù chưa được thông qua nhưng đã tạo nên cơn sốt địa ốc cục bộ. Giá nhà đất tăng vọt chỉ trong thời gian ngắn.
Mở thêm cửa vào sân bay Tân Sơn Nhất mới chỉ là đề xuất và chưa có quy hoạch cụ thể
Té nước theo mưa
Thông tin mở thêm cổng sân bay Tân Sơn Nhất đã "kích hoạt" giá nhà đất quanh khu vực tăng mạnh. Các dự án và giá nhà đất riêng lẻ tại đây đang nóng lên từng ngày. Khu vực đường Quang Trung, Thống Nhất, giá nhà đất tăng khá nhiều. Một căn nhà phố trên đường Phạm Văn Chiêu (Gò Vấp) cách đây 1 năm được giao dịch 3,2 tỷ đồng nay đã lên 5 tỷ đồng; hàng loạt dự án thuộc Tập đoàn Cityland trên đường Phan Văn Trị (Gò Vấp) cũng tăng giá mạnh trong một thời gian ngắn. Một số dự án bất động sản khu vực Củ Chi, Long An cũng tận dụng cơ hội thông tin nói trên để quảng bá cho sản phẩm.
Nóng nhất là dọc trục Trường Chinh-Cộng Hòa, nơi hưởng lợi trực tiếp nếu chủ trương mở cổng sân bay được thông qua. Đất nền tại một số điểm lân cận "cổng Trường Chinh" gần đây tăng khá mạnh. Tại dự án 38ha (Trường Chinh), giá đất tăng từ 35 triệu đồng/m2 lên 40 triệu đồng/m2; nhà đất riêng lẻ khu vực này cũng tăng từ 10% - 20% chỉ trong vòng 2 tháng. Các dự án chung cư đang triển khai khu vực này như Tham Lương Depot, Topaz Home... có tính thanh khoản rất cao.
Sốt địa ốc cục bộ xuất hiện quanh sân bay Tân Sơn Nhất sau khi có thông tin mở thêm cổng
Theo nhiều chuyên gia địa ốc, nhà đất khu vực quanh sân bay Tân Sơn Nhất luôn là địa hạt có giá trị cao và giá cả tăng theo từng năm. Lý do chính là quỹ đất vàng xung quanh sân bay gần như đã kín mít. Sự gia tăng ồ ạt của các dự án chung cư quanh sân bay đang đặt ra vấn đề lớn về hạ tầng dân sinh.
"Xung quanh sân bay trong bán kính 1km, chỉ riêng phân khúc căn hộ đã có hàng chục nghìn căn và có sự lưu trú của hàng trăm nghìn người. Vấn đề giao thông ngày càng gay gắt. Nếu chủ trương mở thêm cửa được thông qua, đối tượng hưởng lợi đầu tiên chính là các dự án này"- chuyên gia Nguyễn Ngọc Vinh nhận định. Đối với các dự án mới và đất nền, còn phải chờ xem quy hoạch có thành thực tế hay không.
Ông Nguyễn Duy Minh, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Bất động sản L&L, cho biết giới đầu tư, đầu cơ bất động sản rất nhanh nhạy với những thông tin mới về quy hoạch, triển khai dự án. Khi một thông tin mới có tính tích cực được đưa ra là giới kinh doanh bất động sản đều chộp lấy để nâng giá trị sản phẩm, tận dụng cơ hội đầu cơ. Tuy nhiên theo nhiều chuyên gia, người mua phải hết sức bình tĩnh để không bị "hố hàng" khi sản phẩm được bơm thổi quá mức. Bởi các đề xuất trên đang được cơ quan chức năng xem xét, nếu không được thông qua, người mua có thể trả giá không đúng với giá trị thực của căn nhà hay bất động sản đã mua. Điều đã diễn ra với những thông tin "quy hoạch ảo" như Củ Chi, Bình Chánh hoặc nghĩa trang Bình Hưng Hòa... vừa qua.
Mới chỉ là đề xuất
Mới đây, tại buổi làm việc với Bộ trưởng Bộ GTVT Trương Quang Nghĩa, lãnh đạo TPHCM đã đề xuất việc mở thêm cổng vào sân bay để giảm tải cho cửa chính. Theo phương án này, sân bay sẽ có thêm cổng vào tại vị trí trên đường Hoàng Hoa Thám nhưng việc kết nối từ đường Hoàng Hoa Thám ra đường Cộng Hòa cũng đang kẹt xe liên tục. Ngoài ra, TPHCM còn đề nghị Bộ GTVT nghiên cứu mở thêm cổng vào sân bay trên đường Thống Nhất và những vị trí khác trên các tuyến đường Trường Chinh, Phạm Văn Bạch, Tân Sơn, Quang Trung...
Hành khách khu vực phía Tây Bắc TPHCM và các tỉnh Tây Ninh, Long An, Bình Dương, cả từ nước bạn Campuchia, muốn đi vào sân bay Tân Sơn Nhất đều phải thông qua đường Trường Chinh vào Cộng Hòa để "dồn" vào đường Trường Sơn, trước khi vào cổng quốc nội hay quốc tế. Chính vì thế, lượng khách này đã góp phần quá tải không chỉ trên đường Cộng Hòa mà còn trên cả đường vào sân bay hiện hữu.
Từ những nguyên nhân trên, UBND quận Tân Bình đề xuất trổ thêm cổng từ sân bay ra hướng đường Cộng Hòa. Cụ thể, UBND quận Tân Bình cho rằng cần làm một nhà ga lưỡng dụng (dùng chung cho quân sự và dân sự - PV) và mở thêm đường ra hướng từ Cộng Hòa để giảm tải cho đường Trường Sơn. Nếu không, có thể chọn phương án mở thêm nhà ga lưỡng dụng phía đường Hoàng Hoa Thám và sớm triển khai trục đường mới song song với Cộng Hòa bắt đầu tư đường Phan Thúc Duyện đến mũi tàu Trường Chinh như phương án đã được duyệt để có thêm lối ra, vào sân bay. Song song đó là nâng cấp, mở rộng đường Hoàng Hoa Thám.
Tiệm cận sân bay Tân Sơn Nhất hiện là "thiên đường" địa ốc với số lượng dự án dày đặc
Trong khi đó, UBND quận Gò Vấp phân tích, ở điểm tiếp giáp với đường Thống Nhất sẽ đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân từ khu vực phía Bắc TPHCM (quận 12 và các huyện Hóc Môn, Củ Chi); một phần từ các tỉnh miền Tây và miền Đông Nam bộ (không phải đi vào các trục đường chính của trung tâm TP để đến cổng sân bay như hiện nay). Hơn nữa, theo quy hoạch hạ tầng giao thông hoàn chỉnh tại khu vực dự kiến mở cổng sân bay đã được cấp thẩm quyền phê duyệt, thì đường Thống Nhất gần như là trung tâm kết nối các hướng với sân bay Tân Sơn Nhất.
Sau khi lắng nghe các kiến nghị, Bộ trưởng Bộ GTVT Trương Quang Nghĩa cho biết tới đây sẽ chỉ đạo tháo gỡ những vướng mắc của các dự án nằm trong thẩm quyền quyết định của bộ, sớm "giải cứu" sân bay Tân Sơn Nhất khỏi tình trạng ùn tắc, quá tải hiện nay. Những đề xuất của UBND TP.HCM và các quận sẽ được cân nhắc xem xét. Theo các chuyên gia BĐS, thông tin mở thêm các cổng sân bay Tân Sơn Nhất mới chỉ là khởi phát và chưa có giá trị tham khảo đối với thị trường địa ốc.
Theo Danviet
BĐS vùng đô thị TP.HCM mở rộng: Bà Rịa - Vũng Tàu trở thành "cơn sốt" mới của giới địa ốc Từ cuối năm 2018 đến nay, chính quyền tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu liên tiếp ban hành các quy định nhằm "siết" chặt việc phân lô, bán nền và chuyển nhượng nhà đất bất hợp pháp. Từ đầu năm 2018 đến nay, hàng loạt thông tin về dự án "khủng" cũng như việc các nhà đầu tư hàng đầu trong nước và...