Bày tỏ bức xúc, 500 học sinh cùng trường đồng loạt nghỉ học
Trong cùng một ngày (25.3), gần như tất cả học sinh (trên 500 em) của Trường THPT Tiên Yên ( huyện Tiên Yên, Quảng Ninh) đã đồng loạt tự ý nghỉ học. Nguyên nhân ban đầu được các em đưa ra là do bức xúc phải chuyển sang cơ sở học mới.
Vào cả 2 ca học sáng và chiều nay (25.3), nhiều phụ huynh học sinh của Trường THPT Tiên Yên thấy con mình sách cặp trở về, không theo giờ học ở lớp như thời khóa biểu. Nhiều học sinh tỏ ra chán nản, lo lắng khi kỳ thi học kỳ và tốt nghiệp sắp tới gần.
Thông tin với Dân Việt, một học sinh lớp 10A1 Trường THPT Tiên Yên, cho biết: “Hôm nay, lớp em chỉ còn 10 bạn ở lại lớp học (sĩ số 37). Lý do chúng em bức xúc là vì mất rất nhiều công sức để thi được vào một trường công lập, nhưng bây giờ bỗng dưng chúng em bị bắt gộp làm một với trường dân lập là Trường THPT Nguyễn Trãi. Trong khi ở trường cũ, cơ sở vật chất, chất lượng giảng dạy, học tập đều tốt hơn trường mới, rồi còn vấn đề mâu thuẫn, xô xát đã từng xảy ra giữa học sinh 2 trường… Thực sự chúng em thấy rất chán nản!”.
Cô giáo bộ môn Ngữ văn của Trường THPT Tiên Yên lên lớp, nhưng tất cả học sinh vắng mặt.
Một học sinh khối 12 cho biết thêm: “Bọn em học ca chính vào buổi sáng, bên Trường THPT Nguyễn Trãi lại học ca chính vào buổi chiều. Bọn em đang học thì bên đó lại ra chơi và ngược lại. Chỉ còn ít thời gian nữa chúng em bước vào thi tốt nghiệp, sự thay đổi như thế này ảnh hưởng rất lớn đến việc học tập của chúng em”.
Trước đó, vào đầu tháng 2.2018, nhiều giáo viên, phụ huynh và học sinh của Trường THPT Tiên Yên đã tỏ ra bức xúc, hoang mang khi biết thông tin UBND huyện Tiên Yên đang nghiên cứu, xây dựng Đề án chuyển đổi mô hình của Trường THPT Tiên Yên – một trường công lập sang mô hình dân lập, do doanh nghiệp quản lý.
Trường THPT Tiên Yên có bề dày lịch sử hơn 50 năm.
Nhiều phụ huynh học sinh cho rằng, Trường THPT Nguyễn Trãi đã tồn tại ở huyện Tiên Yên 13 năm. Chất lượng dạy học ở ngôi trường này kém, học sinh nghịch ngợm, hay đánh nhau. Trong khi đó, Trường THPT Tiên Yên có bề dày lịch sử hơn 50 năm với nhiều thành tích học tập. Các thầy, cô giảng dạy tốt, học sinh chăm ngoan. Nếu chuyển đổi như vậy, phụ huynh học sinh lo lắng con em mình sẽ chán nản bỏ học.
Nhằm tìm hiểu rõ sự việc, PV Dân Việt đã liên hệ với ông Trương Công Ngàn – Chủ tịch UBND huyện Tiên. Ông Ngàn cho hay: “Việc chuyển trường nhằm đảm bảo cho cả 2 trường chất lượng dạy và học được tốt hơn. Còn về bản chất, nhà trường không có gì thay đổi. Vẫn là trường công, vẫn giáo viên công, vẫn là học sinh đó, chỉ là chuyển từ địa điểm này sang địa điểm khác để đảm bảo cho chuẩn quốc gia. Có thể một nhóm nào đó vì lợi ích riêng hoặc có thể có những người không theo xu hướng tiến bộ nên đã có những phản ứng trái chiều. Ngày mai, huyện Tiên Yên cùng Sở Giáo dục sẽ có một cuộc họp với các phụ huynh, học sinh về vấn đề này”.
Video đang HOT
Dân Việt sẽ tiếp tục thông tin sự việc.
Theo Danviet
Thợ dạy, anh là ai?
Có những giáo viên sử dụng giáo án "nhuần nhuyễn" nhiều năm, vẫn cuốn giáo án ấy đều đều lên lớp từ năm này qua năm khác.
LTS: Chia sẻ những suy nghĩ về nghề dạy học, thầy giáo Hồng Lam Sơn vẽ ra chân dung những "thợ dạy" khiến công cuộc đổi mới giáo dục thêm khó khăn.
Toà soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết.
Bên cạnh những "thầy dạy", tức là những giáo viên dạy có tâm huyết, yêu nghề, dạy có hiệu quả, được đồng nghiệp và học sinh quý mến, tin tưởng thì còn có những "thợ dạy" mà chúng ta dễ dàng bắt gặp khắp nơi.
Nhận diện được "thợ dạy" không khó! Đó là những giáo viên "sáng ôm giáo án đi, trưa ôm giáo án về".
Họ dạy cho có giờ, có tiết được phân công trên thời khóa biểu. Kiến thức truyền đạt không sai, vì cứ theo sách hướng dẫn mà "làm tới" là "an toàn".
Họ là những giáo viên có thâm niên cao, là những bậc "cây cao bóng cả" trong nhà trường.
Vì vậy, ít ai dám góp ý vì số năm trong ngành của họ cũng không còn nhiều.
Giáo viên giỏi và thợ dạy khác nhau như thế nào? Ảnh chỉ mang tính chất minh hoạ từ sggp.org.vn
Hơn nữa, bậc "cha chú" thì đàn em "sinh sau đẻ muộn" phải biết "ý tứ", không dám góp ý về chuyện phương pháp, chuyên môn ...
Có những giáo viên sử dụng giáo án "nhuần nhuyễn" nhiều năm, vẫn cuốn giáo án ấy đều đều lên lớp từ năm này qua năm khác, từ thế hệ học trò này qua thế hệ học trò khác!
Mặc dù có quy định: giáo án từ năm năm trở lên phải có bổ sung kiến thức nhưng việc họ có "bổ sung" hay không thì là chuyện khác...
Có khi chỉ là một tờ giấy A4 lẻ ghép vào, có khi là một bài báo cắt ở đâu đó...
Những giờ dạy khô cứng, không vì học sinh nên các em khó tiếp thu. Rồi phụ huynh phản ánh.
Nhà trường gặp riêng góp ý thì họ bảo tại học sinh làm biếng học, trong giờ dạy không chú ý nghe giảng...
Họ không nghĩ rằng vì sao các em lại hờ hững, không chú ý nghe giảng?
Phải chăng lỗi thuộc về mình trước, không chịu mở mang kiến thức, tìm hiểu thêm những tư liệu để bài giảng sinh động, hấp dẫn?
Điều chúng tôi muốn nói ở đây là thực trạng "thợ dạy" hiện nay khá nhiều, họ làm cản trở cho việc đổi mới phương pháp.
Lương, thưởng thì "đến hạn lại lên", dạy thiếu nhiệt tình vẫn không bị phê bình (mà ai dám phê bình) nên ảnh hưởng không ít đến tư tưởng, đến tinh thần phấn đấu của những giáo viên trẻ mới vào nghề.
Nhìn những cuốn giáo án với bìa cũ ố vàng, góc quăn queo vẫn được sử dụng ... đều đều mà ái ngại!
Thật "vô phước" cho những học trò gặp phải những "thợ dạy" như thế này.
Cũng kiến thức ấy, cũng thí dụ ấy, trình tự bài dạy ấy không hề thay đổi!
Năm nào, bài " Chơi chữ trong tiếng Việt" vẫn là " Ruồi đậu mâm xôi đậu/ Kiến bò đĩa thịt bò" có sẵn trong sách giáo khoa, dạy hết lớp người anh (chị) qua lớp đàn em cũng vậy!
Sao không chịu khó tìm thí dụ khác như: " Bánh ít nhiều đường, bánh ít ngọt/ Trầu không có thuốc, trầu không cay" để nó mới hơn, lạ hơn, học sinh phải "vắt óc" suy nghĩ hơn?
Một khi các em giành nhau trả lời thì lớp mới sôi nổi, sinh động và vui hơn...
Xem ra "thợ dạy" vẫn còn "đất sống" bởi sự cả nể mang tính "truyền thống", tinh thần đấu tranh cho cái mới trong nhà trường chưa cao, chưa hiệu quả.
Thật buồn khi những "thợ dạy" Văn mà không thuộc nổi mội bài thơ, đoạn văn; không thể ngâm nổi một bài thơ mà phải nhờ đến máy móc...
Như thế thì họ lấy "lửa" ở đâu để truyền "ngọn lửa" yêu văn chương cho học sinh, cho những tâm hồn non trẻ, đầy khát vọng?
HỒNG LAM SƠN
Theo giaoduc.net.vn
Thông tin mới nhất vụ nổ bình thí nghiệm làm bị thương 3 học sinh ở Hà Tĩnh 2 trong số 3 học sinh bị thương đã trở lại lớp học bình thường. Trường hợp nặng nhất là nữ sinh Bùi Nguyễn Quỳnh A. cũng đã phẫu thuật thành công tổn thương ở mắt. Liên quan đến vụ nổ bình thí nghiệm xảy ra vào 8h30 phút sáng 22/2 tại Trường THCS Phan Đình Phùng (thị trấn Vũ Quang, huyện Vũ...