Bay nửa vòng trái đất để lách luật của ban tổ chức, đội game này vẫn phải ngậm ngùi rời giải sau chuỗi thua “sấp mặt” 0-9
Mới đây, một trường hợp hy hữu đã xảy ra trong đấu trường DOTA 2 chuyên nghiệp. Một đội game đến từ Bắc Mỹ đã lợi dụng kẽ hở trong công tác tổ chức của giải Kiev Major để lách luật thành công.
Mới đây, một trường hợp hy hữu đã xảy ra tại vòng loại giải DOTA 2 Kiev Major 2017. Một đội game đến từ Bắc Mỹ đã lợi dụng kẽ hở trong công tác tổ chức của giải Kiev Major để lách luật thành công. Theo đó, để tránh gặp các đội mạnh ở Bắc Mỹ, đội game có tên Prestige World Wide (Mỹ) đã không ngại bay nửa vòng trái đất chỉ để tham dự vòng loại khu vực tại… Đông Nam Á.
Trước đây, cũng từng có nhiều trường hợp các đội game chuyên nghiệp cố tình chuyển vùng để tham dự các vòng ở khu vực nhẹ ký hơn, ví dụ như một số đội game ở Châu Âu thường bay sang Canada hoặc Mỹ để tham dự vòng loại Châu Mỹ (nơi được coi là không khắc nghiệt bằng vòng loại ở Châu Âu). Để tránh tình trạng này, ở mùa giải năm nay, Valve đã đưa ra quy định ngặt nghèo hơn trong việc xác định khu vực thi đấu. Cụ thể, các đội game chỉ có thể tham gia thi đấu ở một khu vực nào đó nếu đảm bảo một trong hai tiêu chí sau:
- Có ít nhất 3/5 thành viên chính thức mang quốc tịch ở khu vực đó
- Trụ sở của đội nằm trong khu vực đó
Video đang HOT
Quy định này của Valve rõ ràng đã khắc phục phần lớn tình trạng “nhảy khu vực” của nhiều đội game. Tuy nhiên, nõ vẫn còn 1 kẽ hở rất lớn. Đó là luật này chỉ áp dụng với các đội tham gia vòng loại mở rộng và vòng loại chính thức. Các đội tham gia Champion’s Cup (một dạng tour đấu online hàng tuần trong game) không nằm trong quy định này. Không những vậy, tại Kiev Major năm nay, Valve còn cho phép đội vô địch Champion’s Cup hạng cao nhất có 1 suất vào thẳng vòng loại chính thức ở các khu vực (mà không cần phải thi đấu vòng loại mở rộng).
Chính vì kẽ hở này, Prestige World Wide đã thực hiện thành công việc lách luật của mình. Họ tham dự Champion’s Cup ở khu vực Đông Nam Á rồi sau đó vô địch. Với thành tích này, Prestige World Wide nghiễm nhiên có 1 suất ở vòng loại cuối cùng của khu vực SEA (bất chấp việc trụ sở của họ được đặt tại Mỹ và cũng chẳng có game thủ nào mang quốc tịch Đông Nam Á). Khi vụ việc được báo cáo lại với Valve, họ cũng đành nhắm mắt cho qua vì sự việc này xảy ra cũng một phần do quy định lỏng lẻo của giải đấu.
Sau khi được chấp nhận, các thành viên của Prestige World Wide đã hí hửng bay nửa vòng trái đất tới Đông Nam Á để tham dự vòng loại cuối cùng của Kiev Major. Tuy nhiên, cuộc sống đôi khi lại không dễ dàng như nhiều người lầm tưởng. Sau 2 ngày tham dự vòng loại tại Đông Nam Á, Prestige World Wide mới vỡ lẽ ra rằng khu vực này cũng chẳng nhẹ nhàng hơn khu vực Bắc Mỹ là bao. Prestige World Wide đã thua toàn bộ cả 9 trận đấu tại đây. Bẽ bang rời giải với hai bàn tay trắng (0 điểm), các chàng trai đến từ Bắc Mỹ đã phải nói lời tạm biệt với giấc mơ Major của họ.
Ngoài câu chuyện bi hài của Prestige World Wide, qua sự việc này, chúng ta cũng có thể thấy được nhiều sự lỏng lẻo trong công tác tổ chức của Valve. Hy vọng tại các giải đấu tiếp theo, Valve sẽ có những chuẩn bị tốt hơn cho các giải đấu và sự kiện của họ.
Theo GameK
Con số "322" huyền thoại lại một lần nữa xuất hiện trong sự nghiệp của game thủ DOTA 2 nổi tiếng Alexei "Solo" Berezin
Nhiều năm đã trôi qua, những tưởng vụ việc này đã không còn nặng nề như trước. Tuy nhiên, duyên nợ giữa Alexei "Solo" Berezin và con số huyền thoại này vẫn chưa chấm dứt.
Nhắc đến 322, hẳn nhiều hâm mộ DOTA 2 nói riêng và game thủ nói chung đều biết về "sự tích" của con số huyền thoại này. Nó gắn liền với một trong những vụ bán độ nổi tiếng nhất trong lịch sử ngành thể thao điện tử thế giới. Nhân vật trung tâm trong vụ scandal này chính là Alexei "Solo" Berezin, một game thủ DOTA 2 nổi tiếng đến từ Nga.
Ở thời điểm đó, xét về quy mô thì đây là một vụ việc không gây hậu quả nặng nề vì đội của Solo chỉ bán độ ở một giải đấu nhỏ với tổng tiền gian lận không quá lớn (chỉ 322$). Tuy nhiên, đây lại là vụ đầu tiên bị phanh phui và cộng đồng DOTA 2 thế giới đã phản ứng rất mạnh mẽ. Sau khi bại lộ, Alexei "Solo" Berezin cùng nhiều game thủ khác của RoX.KIS đã bị cấm thi đấu trong một thời gian dài. Riêng với Solo (người được cho là chủ mưu), game thủ này đã bị tổ chức Starladder cấm vĩnh viễn khỏi các giải đấu của họ. Mãi đến hơn 2 năm sau thi lệnh cấm này mới được gỡ bỏ.
Sau vụ bán độ đầy tai tiếng này, con số 322 đã trở thành một thuật ngữ quen thuộc với cộng đồng người xem Twitch. Họ thường spam con số này trên kênh chat để ngầm ám chỉ một đội, hay một game thủ nào đó bị nghi ngờ có hành vi bán độ. Ngoài DOTA 2, ở nhiều game khác như CSGO, Liên Minh Huyền Thoại hay StarCraft II, con số 322 cũng rất hay được sử dụng. Chính từ đây, con số này đã dần dần thay thế cho cụm từ "bán độ" trong từ điển của các game thủ.
Nhiều năm đã trôi qua, những tưởng vụ việc này đã không còn nặng nề như trước. Tuy nhiên, duyên nợ giữa Alexei "Solo" Berezin và con số huyền thoại này vẫn chưa chấm dứt. Một lần nữa trong sự nghiệp của Solo, con số 322 này lại xuất hiện. Khác với 4 năm về trước, 322 không còn ám chỉ sự mờ ám hay tiêu cực. Giờ đây, nó như một thứ để tôn vinh tài năng của game thủ người Nga.
Trong màu áo của Virtus Pro, Solo cùng các đồng đội của mình đã có một trận đấu vô cùng xuất sắc trước Na`Vi. Đánh bại nhà đương kim vô địch TI1 với tỉ số 2-0 (trong đó có 1 game đấu chiến thắng với tỉ số hủy diệt 3-22), Solo và Virtus Pro đã chính thức sở hữu tấm vé duy nhất của khu vực Đông Âu để tham dự Kiev Major, một trong 3 giải đấu DOTA 2 danh giá nhất thế giới ở thời điểm hiện tại.
Với riêng cá nhân của Solo, đây có thể coi như một phần thưởng xứng đáng cho những nỗ lực không biết mệt mỏi của anh. Từ một game thủ bị đẩy xuống vực sâu với cái mác bán độ, Solo đã dũng cảm đứng lên, gạt bỏ hết tội lỗi trong quá khứ để hướng lên phía trước. Sau nhiều năm chứng minh được tài năng và sự trưởng thành của mình, Solo đã phần nào xóa hết vết nhơ trong quá khứ để chiếm được niềm tin của đồng đội cũng như người hâm mộ. Giờ đây, anh đã là một trong những game thủ hàng đầu thế giới, là đội trưởng của Virtus Pro (đội game đứng thứ 2 thế giới trên bảng xếp hạng DOTA 2 của Gosugamer).
Với trọng trách của mang cả khu vực CIS trên vai, Solo và các đồng đội của mình sẽ hướng đến Kiev Major vào tháng 4 với quyết tâm cao nhất. Hội tụ đầy đủ nhiều yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hòa, Virtus Pro chính là ứng cử viên sáng giá nhất cho Major tới đây. Trong sự nghiệp của mình, Solo chưa từng đăng quang một giải đấu trong hệ thống của Valve, giờ chính là lúc để anh thay đổi điều này.
Theo GameK
DOTA 2: Top 3 carry chỉ MỘT CHÉM cũng đủ để tiễn bạn lên bảng ĐẾM SỐ Phantom Assassin, Ember Spirit, Chaos Knight chính là 3 vị tướng trong danh sách này. Nhắc tới các hard carry, hầu hết chúng ta đều nghĩ tới những vị tướng đặc thù chỉ phát huy được tối đa sức mạnh của mình ở giai đoạn late game. Ngoài ra, một đặc điểm chung thường thấy của chúng là nguồn sát thương chủ yếu...