Bauxite Tây Nguyên: “Người TQ chỉ làm thuê”
“Đây là dự án của Việt Nam, bằng tiền của Việt Nam. Chúng tôi khẳng định người Trung Quốc chỉ làm thuê và sau này sẽ không còn khi nhà máy đi vào vận hành thương mại”.
Ông Bùi Quang Tiến – Giám đốc Ban Quản lý Dự án Bauxite Nhân Cơ khẳng định với báo chí trong chuyến khảo sát thực địa về bauxit ở Tây Nguyên.
Thưa ông, là một người trực tiếp thực hiện một trong hai dự án bauxite Tây Nguyên, ông có quan tâm các ý kiến của dư luận về dự án ông đang làm không?
Trong quá trình làm, tôi thấy người ta nói khai thác bauxite là mất rừng; mất đất; khai thác bauxite chiếm rất nhiều nước, có thể ô nhiễm nguồn nước; rồi không thể khắc phục được vấn đề môi trường như bùn đỏ…
Ngoài ra, có nhiều người nói, đây là khu vực quan trọng, lại cho lực lượng người nước ngoài vào. Gần đây nhất là vấn đề kinh tế, các dự án này không có hiệu quả, nếu thực hiện thì mỗi năm sẽ lỗ hàng chục triệu USD…
Công trường xây dựng nhà máy alumina Nhân Cơ
Vậy những nguy cơ này có đáng lo ngại và các ông có biện pháp khắc phục không?
Tôi khẳng định, khai thác bauxite không hề có chuyện xới tung cả rừng lên như một số ý kiến dư luận. Bởi bản đồ chụp vùng bauxite Đắk Nông năm 2007, do một công ty của BQP chụp khẳng định rừng không còn từ hơn chục năm nay.
Nguồn nước ngầm cũng không bị ảnh hưởng do dự án này lấy hoàn toàn nước mặt. Việt Nam cũng không thể có sự cố vỡ đập bùn đỏ như ở Hungary. Bởi công nghệ Hungary hoàn toàn khác, là thải loãng. Việt Nam sử dụng phương pháp thải cô đặc, rất cứng và không vỡ ra được.
Bauxite chỉ được chuyên chở trong khu khai thác, không ra đường quốc lộ. Thứ được chuyển trên đường là alumin, mỗi giờ đồng hồ chỉ có hơn 3 lượt xe, mỗi xe 20 tấn. Như vậy thì không đáng bao nhiêu về mật độ xe. Nói chung có nhiều thông tin chưa thât chính xác về dự án chúng tôi đang làm.
Quặng Bauxite
Nhưng ngay cả cán bộ của chính Vinacomin (chủ đầu tư) là TS Thành Sơn cũng phản ứng rất quyết liệt về dự án?
Video đang HOT
Chúng tôi cũng đã được nghe TS Thành Sơn nói nhiều lần, nhưng nhiều khi không trách nhiệm. Ví dụ như chuyện chúng tôi mua 5 triệu USD thông tin dự báo giá alumin, nhưng chúng tôi đâu có nhiều tiền để mua như vậy.
Hoặc anh Sơn nói về phá hoại rừng, trong bùn đỏ có phóng xạ, phá hoại nguồn nước. Nhiều lắm, thông tin không chính xác…
Một vấn đề dư luận quan tâm trong thời gian qua là lao động Trung Quốc sang đây lấy vợ, lập làng. Chuyện này ông giải thích thế nào?
Không có chuyện công nhân Trung Quốc lấy vợ, lập làng… Ở đây chỉ có hai khu nhà ở của lãnh đạo nhà thầu, và công nhân.
Hiện tại, có 255 công nhân đang làm việc tại đây. Thời điểm cao nhất tháng 12/2012 có khoảng 500 người, lực lượng không nhiều và ít hơn so với công nhân Việt Nam.
Hạng mục hồ chứa bùn đỏ đang chờ phê duyệt, dự kiến sau mùa mưa sẽ tiến hành triển khai
Vậy tại sao chúng ta không dùng toàn công nhân người Việt, mà phải dùng cả người nước ngoài?
Đây là gói thầu EPC, việc sử dụng lao động như thế nào là việc của nhà thầu và theo đúng quy định pháp luật về lao động, kể cả vấn đề lao động nước ngoài.
Nói cụ thể, dự án này cũng khó tuyển lao động, chất lượng công nhân thích hợp với dự án là không có. Công nhân Trung Quốc làm phù hợp hơn, khi ký hợp đồng thì họ mang công nhân của họ sang.
Vậy thông tin báo chí đăng tải gần đây về hai người Trung Quốc bị trục xuất thì sao. Ông có thể nói rõ hơn việc này?
Trường hợp thứ nhất là người lao động Trung Quốc say rượu. Tôi đã góp ý nếu không có ý thức thì cho về. Vậy là phía nhà thầu Trung Quốc kỷ luật và cho về nước. Đây không phải là trục xuất như báo chí đưa.
Trường hợp báo chí đưa tin là người Trung Quốc chém người Việt Nam, có thể nói rõ lại như này:
Thực tế là ở khu vực nhà thầu Sơn Đông, có nhóm hơn chục người Việt Nam trêu chọc một người Trung Quốc. Từ đó, người Trung Quốc này phản ứng đánh lại bằng gậy, can nhựa.
Nhưng sau đó, chính phía Trung Quốc đã đưa đi người bị thương đến bệnh viện. Bản chất sự việc không nghiêm trọng như vậy, nhưng việc đưa tin căng thẳng, không thiện chí đã ảnh hưởng quan hệ hai nước, tới tiến độ, chất lượng dự án.
Khu hồ chứa nước sẽ được mở rộng nâng cấp lên 9 triệu m3 đủ để phục vụ cho nhà máy alumina Nhân Cơ
Vậy ông có thể nói rõ hơn qua hệ, vai trò của người Trung Quốc ở dự án Bauxite Nhân Cơ?
Đây là dự án của Việt Nam, tiền cũng là của Việt Nam đầu tư. Chúng tôi khẳng định người Trung Quốc chỉ làm thuê và sau này sẽ không có người Trung Quốc khi nhà máy bàn giao và đi vào vận hành thương mại.
Chúng tôi thật sự khẳng định mình là chủ nhà, và chấp hành pháp luật. Tôi là cán bộ quân đội được biệt phái về làm dự án này, tổ chức lực lượng và biện pháp đủ để khẳng định an ninh quốc phòng đảm bảo.
Chúng tôi luôn thể hiện mình là chủ nhà và bên Trung Quốc chỉ là người làm thuê.
Thưa ông, có nhiều luồng dư luận báo chí khác hẳn với những gì ông nói ở đây. Vậy, với tư cách người làm trực tiếp, ông có sẵn sàng giới thiệu cho những ai muốn biết không?
Chúng tôi rất mong muốn, nhưng chẳng có ai hỏi chúng tôi. Có nhiều thông tin nói chưa đúng về dự án mà người làm trực tiếp muốn nói lại nhưng không có điều kiện. Điều nguy hiểm là nhiều người nói cảm tính, thậm chí ác cảm, nhưng chẳng ai đến đây cả.
Xin cảm ơn ông !
Theo 24h
Bauxite Tây Nguyên: "Hiểu nhầm thuế suất 0%"
"Nói mức "thuế suất 0%" đối với thuế xuất khẩu alumina theo cách như là Chính phủ ưu đãi cho Vinacomin và so sánh với mức thuế xuất khẩu quặng nhôm sẽ gây ra những hiểu lầm đáng tiếc". Đó là nội dung của bản thông báo từ Tập đoàn công nghiệp than - khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) chủ đầu tư Dự án Bauxite Tây Nguyên gửi cho các cơ quan báo chí ngày 18/5.
Trước đó, tại cuộc họp báo ngày 16/5, phóng viên đã đặt câu hỏi về việc hiện nay thuế xuất khẩu quặng nhôm 15-40%, vậy thuế xuất khẩu quặng nhôm của Vinacomin là bao nhiêu?
Người phát ngôn của Vinacomin, TS Nguyễn Tiến Chỉnh - Trưởng ban khoa học công nghệ và chiến lược phát triển của Vinacomin nói: "Mức thuế xuất khẩu hiện, Vinacomin đang được Nhà nước cho hưởng mức thuế xuất khẩu 0% nhưng chắc chắn khi giá tiêu thụ phục hồi thì mức thuế xuất khẩu quặng nhôm sẽ tăng lên chứ không thể giữ mãi mức thuế suất 0% được".
Ngày 18/5 phía Vinacomin đã giải thích thêm về vấn đề này. Bản thông báo viết: "Liên quan đến việc một số cơ quan báo chí đưa về mức thuế suất 0% đối với thuế xuất khẩu alumina đã gây ra những hiểu nhầm trong công chúng, Vinacomin xin được làm rõ và trình bày quan điểm chính thức".
Vinacomin giải thích, mặt hàng ô xít nhôm (alumina) có mã số hàng hóa là 2818.20.00 với mức thuế suất (thuế xuất khẩu) là 0%. Mức thuế này tương đương với mức thuế 0% của các nước xuất khẩu chính alumina như Braxin, Ấn độ, Australia...
Công trường xây dựng nhà máy alumina Nhân Cơ
Trong danh mục hàng hoá xuất nhập khẩu của các nước, sản phẩm alumina được khai báo và thống kê theo phân nhóm " Ôxít nhôm" chứ không xếp vào phân nhóm "Quặng nhôm và tinh quặng nhôm " (có mã số 2606.00).
Sản phẩm alumin (ô xít nhôm) không phải là tinh quặng nhôm, mà là một loại hàng hóa được chế biến rất sâu từ tinh quặng nhôm ra.
Vinacomin giải thích thêm, Alumin là một loại sản phẩm rất tinh khiết, khác về bản chất đối với các loại quặng nhôm thô và tinh quặng nhôm. Ví dụ, đối với sản phẩm alumina do Tổ hợp alumina Tân Rai (Lâm Đồng) sản xuất, hàm lượng ô xít nhôm trong alumin là> 98,6%, cao hơn quy định về xuất khẩu sản phẩm khoáng sản alumin hiện nay> 98,5%.
Từ tinh quặng nhôm phải qua nhà máy luyện kim (nhà máy alumin) mới sản xuất ra alumin. Để sản xuất ra alumin từ tinh quặng nhôm, phải làm thay đổi cả cấu trúc mạng tinh thể của tinh quặng nhôm (Suất đầu tư để khai thác quặng nhôm thô chỉ khoảng 20 USD/tấn; suất đầu tư để sản xuất ra tinh quặng nhôm khoảng 45 - 50 USD/tấn; Suất đầu tư để sản xuất ra Alumin lên đến 1000 USD/tấn).
"Mức thuế suất 15-40% là được áp dụng cho quặng sắt và quặng nhôm, chứ không phải thuế suất áp dụng cho alumina", Vinacomim cho biết.
Thông báo của Vinacomin khẳng định, trong quá trình khai thác quặng bauxite và sản xuất alumina, Vinacomin sẽ có nghĩa vụ nộp các khoản thuế khác theo luật hiện hành như thuế và phí môi trường, thuế VAT, thuế tài nguyên, thuế thu nhập doanh nghiệp...
Đơn vị này cho rằng, một số cơ quan báo chí đưa "thuế suất 0%" theo cách như là Chính phủ ưu đãi cho Vinacomin và so sánh với mức thuế xuất khẩu quặng nhôm sẽ gây ra những hiểu lầm đáng tiếc cho chúng tôi cũng như cho Chính phủ.
Gần đây, dư luận cử tri và các nhà khoa học, các nhà kinh tế đang đặt ra nhiều câu hỏi về hiệu quả kinh tế của hai dự án bauxite Nhân Cơ và Tân Rai đang được triển khai tại khu vực Tây Nguyên. Những câu hỏi này xuất phát từ việc cả 2 dự án đều bị chậm tiến độ, tổng mức đầu tư tăng, trong khi giá alumina, là sản phẩm của các nhà máy này lại đang xuống thấp so với tính toán ban đầu.
Tại cuộc họp báo tại trụ sở Vinacomin, ngày 16/5, đại diện chủ đầu tư thừa nhận: Tổng mức đầu tư tăng, cộng chậm tiến độ khiến thời gian thu hồi vốn của 2 dự án tăng thêm 3 năm, nhưng về lâu dài thì các dự án này vẫn hiệu quả.
Trước câu hỏi có nên dừng dự án Bauxit dự án Nhân Cơ (Đăk Nông) hay không? Người phát ngôn Vinacomin nói: "Tập đoàn đã xem xét tính toán cả phương án dừng nhưng thực tình, chúng tôi không dám. Bởi những thiệt hại mà chúng tôi phải gánh vác rất nhiều. Chúng tôi đã tính toán, xem xét và thấy rằng tiếp tục làm sẽ tốt hơn".
Theo 24h
Đã tính đến dừng Dự án Bauxite Nhân Cơ "Chúng tôi đã tính đến việc dừng Dự án Bauxite Nhân Cơ nhưng nói thật lòng không dám. Vì những hậu quả phải gánh vác rất khó khăn." - Ông Nguyễn Tiến Chỉnh - Trưởng ban khoa học công nghệ và chiến lược phát triển của Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) cho biết tại cuộc họp báo sáng...