Bauxit – Nhôm Lâm Đồng 6 tháng đầu năm: 100 đồng doanh thu chưa được 1 đồng lợi nhuận
Sau 6 tháng đầu năm, dù tạo ra tới hơn 1.400 tỷ đồng doanh thu nhưng Nhôm Lâm Đồng chỉ thu về 5,4 tỷ đồng lãi sau thuế.
Ảnh minh họa.
Kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2018 của Công ty TNHH MTV Nhôm Lâm Đồng TKV ghi nhận sự tăng trưởng cả về doanh thu và lợi nhuận.
Cụ thể, Nhôm Lâm Đồng ghi nhận 1.409 tỷ đồng doanh thu, tăng 15,7% so với cùng kỳ trong đó 98,2% doanh thu đến từ khai thác quặng bauxite, chế biến và sản xuất Alumin, kim loại khác không chứa sắt trong khi mảng sản xuất, truyền tải và phân phối điện chỉ tạo ra chưa tới 1,4 tỷ đồng doanh thu.
Giá vốn cao chiếm tới hơn 97% doanh thu khiến biên lợi nhuận của Nhôm Lâm Đồng chưa tới 0,4%. Lợi nhuận sau thuế thu về sau 6 tháng chỉ ở mức 5,4 tỷ đồng dù đã tăng tới 157% so với nửa đầu năm ngoái.
Thời điểm 30/06/2018, tổng tài sản Nhôm Lâm Đồng đã xấp xỉ mức 1.000 tỷ đồng, ghi nhận mức tăng 5,4% so với đầu năm. Đáng chú ý, tính đến hết tháng 6, tồn kho của Nhôm Lâm Đồng ở mức 545,4 tỷ đồng chiếm tới hơn 54,5% tổng tài sản và 83,9% tài sản ngắn hạn.
Video đang HOT
Nợ phải trả cũng tăng nhẹ so với đầu năm lên mức 703,6 tỷ đồng trong đó công nợ đối với khách hàng lên tới 555,6 tỷ đồng, tương ứng hơn 50% tổng tài sản. Tính đến hết tháng 6, Vốn chủ sở hữu của Nhôm Lâm Đồng đã tăng lên 293,4 tỷ đồng trong đó bao gồm 286 tỷ đồng vốn góp, 5,4 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối và gần 2 tỷ đồng nguồn kinh phí, quỹ khác.
Trong một báo cáo trước đó cho biết, Tổ hợp Bauxit – Nhôm Lâm Đồng dù đã đi vào hoạt động 3 năm tính từ 10/2013 đến hết tháng 9/2016 tổ hợp đã thua lỗ 3.696 tỷ đồng. Trong đó, lỗ do hoạt động sản xuất, kinh doanh là 2.520 tỷ đồng, lỗ do chênh lệch tỷ giá khoảng 1.176 tỷ đồng. Con số lỗ này đã vượt so với lỗ luỹ kế dự kiến theo kế hoạch là khoảng 1.660 tỷ đồng (không kể phần lỗ do chênh lệch tỷ giá). Phải đến 6 tháng đầu năm 2017 dự án này mới bắt đầu báo lãi, với số lãi khoảng 50 tỷ đồng.
Công ty TNHH MTV Nhôm Lâm Đồng – TKV (LDA) tiền thân là Công ty Bauxit Lâm Đồng – TKV được thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 01/10/2010 do Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam ( Vinacomin – TKV) sở hữu toàn bộ vốn điều lệ. Nhôm Lâm Đồng hoạt động theo mô hình công ty TNHH một thành viên, vốn 100% của Nhà nước với số vốn vốn điều lệ đăng ký ban đầu lên tới 1.800 tỷ đồng.
THANH HÀ
Theo bizlive.vn
Giá cổ phiếu Kido Group giảm sốc
Giá cổ phiếu của Công ty cổ phần Tập đoàn Kido (KDC) trong phiên cuối tuần giảm mạnh, do giới đầu tư gần đây lo lắng về khả năng tăng trưởng lợi nhuận của doanh nghiệp này, sau khi báo cáo tài chính bán niên được công bố với mức giảm lãi sau thuế tới 88%.
Cụ thể, phiên giao dịch 21/9, giá cổ phiếu KDC giảm gần 6,9%, tức khoảng 2.100 đồng mỗi cổ phiếu và dừng ở mức 28.350 đồng, mất 52% so với chốt phiên giao dịch đầu tiên năm 2005.
Đáng chú ý, đây là mức giá thấp nhất trong vòng 2 năm trở lại đây của KDC.
Cổ phiếu KDC của Tập đoàn Kido có chuỗi giảm giá 7 phiên liên tiếp từ 17/8 - 28/8 và mất tới 12%. (Ảnh: Kdc)
Cổ phiếu KDC của Tập đoàn Kido có chuỗi giảm giá 7 phiên liên tiếp từ ngày 17/8 - 28/8 và mất tới 12%. Cụ thể, ngày 16/8, giá cổ phiếu KDC giao dịch mức 34.000 đồng, nhưng đến ngày 28/8 chỉ còn 29.900 đồng/CP.
Giá cổ phiếu KDC giảm sau khi doanh nghiệp này công bố báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ đã soát xét ngày 15/8 với chỉ tiêu lợi nhuận sụt giảm đáng kể.
Theo báo cáo, doanh nghiệp này đạt doanh thu thuần 3.781 tỷ đồng trong 6 tháng, tăng 28%. Tuy nhiên, các khoản chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp khá cao đã khiến lợi nhuận thuần chỉ còn 66,7 tỷ đồng, giảm 87,7%.
Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp này trong 6 tháng đầu năm là 47,7 tỷ đồng, giảm hơn 88% so cùng kỳ năm 2017.
Nguyên nhân, theo Kido, lợi nhuận sau thuế giảm là do 6 tháng đầu 2017 doanh nghiệp ghi nhận doanh thu tài chính liên quan chuyển nhượng 205 tỷ đồng còn lại của mảng bánh kẹo.
Cùng đó, việc định giá lại khoản đầu tư 325 tỷ đồng tương ứng 24% cổ phần sở hữu của KDC tại VOC (Tổng công ty Công nghiệp Dầu thực vật Việt Nam) khi thực hiện việc hợp nhất báo cáo tài chính khi KDC hoàn tất việc nâng tỷ lệ sở hữu lên 51%. Trong khi đó, nửa đầu 2018 doanh nghiệp không ghi nhận các khoản thu này.
Vẫn theo Kido, lợi nhuận sau thuế công ty mẹ giảm 115,1% là do 6 tháng đầu 2017 ghi nhận doanh thu tài chính 689 tỷ đồng từ việc đại chúng hóa CTCP Thực phầm đông lạnh Kido và chuyển nhượng phần còn lại của mảng bánh kẹo.
Cùng đó, từ ngày 14/9, cổ phiếu KDC của Kido Group cũng loại ra khỏi danh sách Covered Warrant (chứng khoán có tài sản bảo đảm do công ty chứng khoán phát hành).
Từ ngày 17/8, cổ phiếu KDC cũng không đủ điều kiện ký quỹ do lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ bị âm.
Công ty cổ phần Tập đoàn Kido tiền thân là Tập đoàn Kinh Đô - thương hiệu bánh kẹo từng làm mưa làm gió thị trường trong gần 20 năm qua. Từ năm 2015, doanh nghiệp bán đi mảng kinh doanh cốt lõi, chuyển qua sản xuất, kinh doanh, phân phối các dòng sản phẩm đa dạng như mỳ gói, dầu ăn, nước chấm, kem..
HOÀNG HƯNG
Theo vtc.vn
Lợi nhuận ANZ Việt Nam giảm hơn 75% nửa đầu năm 2018 sau thương vụ bán mảng bán lẻ Sau khi nhận 825 tỷ đồng lợi nhuận từ thương vụ bán mảng bán lẻ, hoạt động của ANZ Việt Nam nửa đầu năm sụt giảm tới 75%. Cuối năm 2017, Ngân hàng MTV ANZ Việt Nam chính thức hoàn thành xong thương vụ bán lại mảng bán lẻ - retail banking tiếp sau loạt động thái của ANZ tại nhiều quốc gia...