“Báu vật vô song” từ nữ hoàng 4.600 tuổi tiết lộ điều kinh ngạc
Một “ kho báu thứ hai” vừa được tiết lộ thông qua bộ sưu tập trang sức tuyệt đẹp của Nữ hoàng Hetepheres I, một trong những người phụ nữ quyền lực nhất của Cổ Vương quốc Ai Cập.
Lăng mộ Nữ hoàng Hetepheres I – vương hậu của Vương triều thứ 4 thuộc thời kỳ Cổ Vương quốc của Ai Cập – được khai quật từ năm 1925 bởi đoàn thám hiểm của Đại học Harvard và Bảo tàng Mỹ thuật (Mỹ), chứa bộ sưu tập đồ tạo tác bạc hơn 4.600 tuổi, lớn nhất và nổi tiếng nhất thời kỳ đầu của Ai Cập, theo Sci-New.
Trong nghiên cứu vừa công bố trên Journal of Archaeological Science: Reports, bộ sưu tập trang sức bạc pha vàng, nạm nhiều đá quý của Nữ hoàng Hetepheres I đã được phân tích lại, tiết lộ thêm một “kho báu” khác ẩn trong chính những vật liệu mà chúng được tạo thành.
Hai trong số những đồ trang sức bằng bạc tuyệt đẹp của Nữ hoàng Hetepheres I
Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi tiến sĩ Karin Sowada từ Đại học Macquarie (Úc), những trang sức này được làm từ một loại bạc có chứa một lượng nhỏ vàng, đồng, chì, bạc clorua, đồng clorua và một số khoáng chất khác.
Tỉ lệ đồng vị của các khoáng chất bên trong vật liệu này chỉ phù hợp với quặng từ nhóm đảo Cyclades (thuộc quần đảo Aegean – Ai Cập). Ở khả năng thấp hơn, nó có thể từ làng Lavrion (Attica – Ai Cập).
Nhưng dù từ đâu, nó cũng là bạc của Hy Lạp chứ không phải loại bạc chứa vàng của Ai Cập như các tài liệu cổ hơn nghi ngờ.
Như vậy, bộ sưu tập trang sức của vị nữ hoàng lừng danh đã vô tình tiết lộ một mạng lưới thông thương chưa từng biết, những đội thuyền buôn chưa từng biết và sớm nhất giữa Ai Cập và Hy Lạp.
Ngoài ra, các món trang sức cũng cho thấy một trình độ chế tác kinh ngạc khi được quét qua kính hiển vi điện tử, ví dụ cách gia công giúp các chiếc vòng tay và nhẫn có khả năng chống vỡ cực tốt – rõ ràng chúng còn nguyên sau 4.600 năm.
Chúng cũng có khả năng được thêm vàng vào trong quá trình tạo hợp kim để cải thiện vẻ đẹp và khả năng tạo hình.
Bộ vòng tay và nhẫn của Hetepheres I được tìm thấy trong một chiếc hộp gỗ phủ tấm vàng, gồm 20 món, được gia công tinh xảo, khảo ngọc lam, ngọc lưu ly, đá, thạch cao sơn… nhiều màu sắc.
Theo nhóm nghiên cứu, các phát hiện này đã khiến độ quý hiếm của những cổ vật này tăng lên gấp 3 lần.
Nữ hoàng Hetepheres I là vợ của Pharaoh Sneferu và mẹ của Pharaoh Khufu, hai người đứng đầu lừng danh của thời kỳ Cổ Vương quốc (năm 2686 đến năm 2181 trước Công Nguyên) ở Ai Cập.
Pharaoh Khufu chính là người xây dựng nên kim tự tháp Giza , kỳ quan thế giới cổ đại duy nhất còn tồn tại cho đến ngày nay.
Kho báu đầy trang sức bằng vàng bạc bên trong lăng mộ cổ
Các nhà khảo cổ phát hiện lăng mộ thuộc về những thợ thủ công thượng lưu với rất nhiều trang sức bằng vàng bạc và hài cốt 7 người.
Các nhà khảo cổ khai quật nghĩa địa ở phía bắc Lima phát hiện 1 ngôi mộ trang trí công phu 1.300 năm tuổi từ thời Wari của Peru. Ngôi mộ chứa hài cốt của người đàn ông có địa vị cao được mệnh danh là "Chúa tể của Huarmey".
Kho báu đầy trang sức bằng vàng bạc bên trong lăng mộ cổ
Bên cạnh đó là hài cốt của 6 người khác trong cùng ngôi mộ, một số được chôn cất lại sau lần đầu tiên chôn ở nơi khác. Bộ hài cốt bao gồm bốn người lớn, hai nam và hai nữ và ba người thanh thiếu niên.
Chôn cùng các thi thể là rất nhiều đồ trang sức bằng vàng và bạc, công cụ bằng đồng, dao, rìu, rổ, vải dệt, nguyên liệu làm giỏ, và đồ gỗ và da. Các nhà khảo cổ cho rằng thi thể thuộc những người thợ thủ công lành nghề, cũng như các thành viên của giới thượng lưu Wari nên đồ chôn cùng mới phong phú đến vậy.
Miłosz Giersz, nhà khảo cổ học tại Đại học Warsaw ở Ba Lan cho biết: "Chúng tôi gọi đây là một phần của nghĩa địa hoàng gia, là phòng trưng bày của những người thợ thủ công ưu tú. Lần đầu tiên, chúng tôi đã tìm thấy nơi chôn cất những người đàn ông ưu tú của Wari, những người cũng là thợ thủ công và nghệ nhân giỏi".
Nhóm của Miłosz Giersz phát hiện lăng mộ mới nhất hồi tháng 2 gần một lăng mộ lớn hơn do Giersz cùng vợ Patrycja Prządka-Giersz phát hiện năm 2012.
Lăng mộ lớn chứa hài cốt của ba phụ nữ địa vị cao gọi là "Nữ hoàng Wari". Những nữ hoàng được chôn cất cùng 58 người khác, hầu hết là phụ nữ quý tộc, nhưng một số thuộc các tầng lớp xã hội thấp hơn và dường như là người bị hiến tế.
Người Wari sống ở các thị trấn trên núi và bờ biển của Peru ngày nay từ khoảng năm 500 đến năm 1000 sau Công nguyên. Họ nổi tiếng với truyền thống phong phú về tác phẩm nghệ thuật, bao gồm đồ trang sức bằng vàng và bạc, đồ gốm vẽ và hàng dệt.
Đế chế Wari tồn tại cùng thời với Đế chế Tiwanaku và hai quốc gia Andean thường là đối thủ của nhau. Nhưng cả đế chế Wari và Tiwanaku đều đã sụp đổ vào thời điểm Đế chế Inca phát triển ở hầu hết các khu vực khoảng năm 1200 sau Công nguyên.
Địa điểm gần Huarmey ngày nay có cấu trúc hình kim tự tháp được gọi là "El Castillo de Huarmey", có nghĩa là lâu đài của Huarmey. Các nhà nghiên cứu đã biết về cấu trúc này từ những năm 1940, nhưng nhiều người cho rằng phần lớn khu vực trống rỗng do những kẻ trộm mộ đã cướp tất cả vàng và bạc bên trong.
Một "kho báu" mang theo câu chuyện buồn được phát hiện tại Ý Một nhóm khảo cổ phát hiện ra 175 đồng denarii La Mã, mang theo câu chuyện cảm động từ thời cổ đại. Ảnh: Soprintendenza Archeologia Khi đi bộ đường dài trong một khu rừng Tuscan ở phía đông bắc Livorno, một thành viên của Nhóm Khảo cổ Cổ sinh vật học Livorno đã phát hiện ra một vài đồng xu lấp lánh lẫn...