Bầu cử tổng thống Pháp: Châu Âu hồi hộp chờ đợi “màn so găng” năm 2017 tái diễn
Với việc chia nhau 2 vị trí dẫn đầu, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và nhà lãnh đạo cực hữu Marine Le Pen sẽ gặp nhau trong vòng bỏ phiếu thứ hai vào ngày 24/4, được cho là màn tái hiện cuộc so găng năm 2017, song kết quả lại khó đoán hơn nhiều.
Công ty khảo sát Ifop dự đoán vòng bỏ phiếu ngày 24/4 sắp tới sẽ có kết quả sát nút, với 51% phiếu bầu cho ông Emmanuel Macron và 49% cho bà Marine Le Pen. Mức chênh lệnh quá sít sao nên chiến thắng có thể giành cho bất cứ ai. Các hãng khảo sát khác đưa ra con số nhỉnh hơn một chút cho Tổng thống đương nhiệm là 54%, song vẫn thấp hơn nhiều so với năm 2017 khi nhà lãnh đạo này đánh bại đối thủ Marine Le Pen với 66,1% phiếu bầu.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và nhà lãnh đạo cực hữu Marine Le Pen. Ảnh: Reuters
Theo chuyên gia Gerard Araud, cựu Đại sứ Pháp tại Mỹ, tình hình đã khác so với năm 2017. Ông Macron khi đó là một gương mặt mới trên chính trường Pháp, song hiện nay các quyết sách của ông đã gây chia rẽ công chúng Pháp. Đối thủ Le Pen đã tránh những khía cạnh gây tranh cãi nhất và dẫn đầu một chiến địch tập trung vào sức mua của các hộ gia đình giữa lúc lạm phát đang trở thành mối lo ngại chung của cả nước. Tất cả các cuộc thăm dò đến nay đều cho thấy ông Macron sẽ giành chiến thắng nhưng với cách biệt quá sít sao khiến kết quả hoàn toàn có thể bị đảo ngược.
Châu Âu dõi theo cuộc bầu cử với cách nhìn cũng rất khác so với năm 2017. Theo nhà phân tích Eric Maurice tại Quỹ Robert Schuman Foundation, một chiến thắng của bà Le Pen sẽ không khác gì một cuộc khủng hoảng đối với Liên minh châu Âu (EU) và thậm chí sẽ còn nghiêm trọng hơn trong bối cảnh cuộc chiến ở Ukraine và mối quan hệ của bà Le Pen với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Pháp là cường quốc quân sự đáng kể duy nhất trong EU, giữ ghế thường trực duy nhất của liên minh trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và là thành viên EU duy nhất là một cường quốc hạt nhân. Nếu Pháp rút khỏi nỗ lực trừng phạt Nga, đó sẽ là đòn giáng mạnh vào phương Tây.
Video đang HOT
“Đối với EU, ông Macron vẫn là lựa chọn ưu tiên bởi chiến thắng của ông ấy sẽ giúp đảm bảo tính liên tục của các lập trường ủng hộ châu Âu. Trong khi đó, bà Marine Le Pen lại không hề che giấu quan điểm hoài nghi về các nghĩa vụ và cam kết của Pháp trong EU và do đó khả năng về một chiến thắng của bà Le Pen sẽ là vấn đề chính trị rất lớn với châu Âu”, ông Maurice nói.
Ngay sau khi kết quả vòng bỏ phiếu đầu tiên được đưa ra, hãng tin Reuters của Anh đã đưa ra kịch bản, nếu bà Le Pen chiến thắng, đây sẽ là cú sốc đối với các thể chế hiện hành, tương tự như khi ông Donald Trump bước vào Nhà Trắng năm 2017 hay khi Anh bỏ phiếu rời Liên minh châu Âu (EU). Nếu kịch bản này xảy ra, Pháp từ chỗ là lực đẩy cho sự hội nhập của Liên minh châu Âu sẽ được dẫn dắt bởi một nhà lãnh đạo hoài nghi châu Âu và cả NATO.
Hãng tin AP của Mỹ thì mô tả, cuộc so găng vòng 2 giữa hai ứng cử viên Tổng thống hàng đầu Pháp sẽ là “cuộc đụng độ trực diện gay gắt về tầm nhìn”, với ảnh hưởng quốc tế rộng rãi. Để giành chiến thắng ở vòng hai, những ngày tới sẽ rất bận rộn với cả đội ngũ của ông Emmanuel Macron và bà Marine Le Pen khi họ phải tìm cách lôi kéo lá phiếu của những cử tri ủng hộ 10 ứng cử viên tổng thống bị đánh bại trong vòng 1. Dù hầu hết các ứng cử viên đã công khai thể hiện sự phản đối đối với ứng cử viên cực hữu, song mức độ quyết liệt đến đâu lại là điều không ai có thể đoán trước.
Ông Emmanuel Macron và bà Marine Le Pen chiến thắng vòng 1 bầu cử Tổng thống Pháp
Theo kết quả sơ bộ được công bố lúc 20h ngày hôm qua (10/4) theo giờ địa phương, đương kim Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã về đầu tại vòng 1 cuộc bầu cử Tổng thống Pháp năm 2022 với tỷ lệ 28% số phiếu bầu.
Đương kim Tổng thống Emmanuel Macron và ứng cử viên theo đường lối cực hữu, bà Marine Le Pen sẽ lại là đối thủ của nhau tại vòng 2 cuộc bầu cử Pháp năm 2022 giống như cách đây 5 năm, sau khi kết quả vòng 1 cuộc bầu cử Tổng thống Pháp 2022 được công bố trong tối ngày 10/04 theo giờ địa phương.
Theo kết quả sơ bộ được công bố lúc 20h ngày hôm qua (10/4) theo giờ địa phương, đương kim Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã về đầu tại vòng 1 cuộc bầu cử Tổng thống Pháp năm 2022 với tỷ lệ 28% số phiếu bầu. Về ngay sau ông Macron là ứng cử viên theo đường lối cực hữu bà Marine Le Pen với 23,2% số phiếu bầu. Như vậy, ông Macron và bà Le Pen sẽ là 2 người lọt vào vòng 2 cuộc bầu cử sẽ diễn ra vào ngày 24/4 tới.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron dẫn đầu vòng 1
Ngay sau khi kết quả được công bố, các ứng cử viên đã lần lượt có bài phát biểu gửi lời cảm ơn đến cử tri ủng hộ và đưa ra khuyến nghị về việc nên bỏ phiếu cho ứng cử viên nào tại vòng 2.
Lần thứ hai liên tiếp đối đầu với ông Emmanuel Macron, trong bài phát biểu, bà Marine Le Pen kêu gọi cử tri Pháp hướng tới sự thay đổi, đồng thời công kích đối thủ trực tiếp tại vòng 2: "Người Pháp rõ ràng sẽ phải phân xử lựa chọn hai tầm nhìn đối lập về tương lai: một bên là sự chia rẽ, bất công và rối loạn do Macron áp đặt vì lợi ích của một số ít người, với một bên quy tụ những người Pháp muốn sự công bằng xã hội, muốn được bảo vệ hướng tới ý tưởng thiên niên kỷ quốc gia và con người."
Bà Marine Le Pen giành số phiếu cao hơn năm 2017.
Lời kêu gọi của bà Le Pen đã nhận được sự ủng hộ của một ứng cử viên cực hữu khác là ông Eric Zemmour, người về thứ 4 với 7% số phiếu ủng hộ. Trong khi đó, những ứng cử viên còn lại dù không công khai tuyên bố ủng hộ ông Emmanuel Macron nhưng đã kêu gọi cử tri Pháp sử dụng lá phiếu "có ích" để ngăn chặn sự lên ngôi của chủ nghĩa cực hữu.
Ứng cử viên của chính đảng truyền thống "Những người Cộng hoà" (LR) cánh hữu, bà Valérie Pécresse, công khai phản đối bà Le Pen: "Cam kết chính trị của tôi là phản đối các tư tưởng cả cực hữu và cữu tả. Tôi tin rằng tất cả với ý thức của một người Pháp sẽ nói không với xu hướng cực đoan. Các chính sách của bà Le Pen sẽ dẫn đất nước đến sự bất đồng, yếu kém và sụp đổ"
Tỷ lệ cử tri Pháp không đi bầu tại cuộc bầu cử năm nay cũng lên tới gần 26%, chỉ kém mức kỷ lục tại năm 2002 hơn 2%.
Cuộc bầu cử Tổng thống năm 2022 cũng tiếp tục đánh dấu thời kỳ suy thoái của hai chính đảng lớn truyền thống tại Pháp là đảng Xã hội (PS) cánh tả và đảng "Những người Cộng hoà" (LR) cánh hữu khi hai ứng cử viên của hai đảng này không giành nổi 5% số phiếu.
Pháp nhấn mạnh sự cần thiết duy trì đối thoại với Nga Ngày 27/3, Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian cho rằng các cường quốc thế giới phải tiếp tục đối thoại với Tổng thống Nga Vladimir Putin liên quan đến chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine. Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian. Ảnh: AFP/TTXVN Phát biểu tại Diễn đàn Doha ở Qatar, người đứng đầu ngành ngoại giao của Pháp nhấn mạnh...