Bầu cử thẩm phán Tòa án Công lý Quốc tế nhiệm kỳ 2024-2033
Ngày 9/11, Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) và Hội đồng Bảo an LHQ đã họp để bầu ra 5 thẩm phán mới của Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) nhiệm kỳ 2024-2033.
Toàn cảnh một phiên thảo luận của HĐBA LHQ. Ảnh minh họa: TTXVN phát
Theo phóng viên TTXVN tại LHQ, các ứng cử viên gồm đại diện của các quốc gia Mexico, Mỹ, Rumani, Australia và Nam Phi (trong tổng số 9 ứng cử viên). Đây là cuộc bầu cử được tổ chức 3 năm một lần cho một phần ba số thành viên của Tòa ICJ.
Tòa ICJ là cơ quan pháp lý quốc tế quan trọng hàng đầu, có chức năng chính là giải quyết tranh chấp pháp lý do các quốc gia đệ trình và đưa ra ý kiến tư vấn đối với các vấn đề pháp lý do các cơ quan của LHQ đề nghị. Tòa gồm 15 thẩm phán do Đại hội đồng Liên hợp quốc và Hội đồng Bảo an bầu đồng thời.
Các thẩm phán này là những người có phẩm chất đạo đức tốt, trình độ chuyên môn cao và có uy tín lớn trong lĩnh vực luật quốc tế. Nhiệm kỳ của thẩm phán ICJ kéo dài 9 năm.
Tòa án Công lý Quốc tế thụ lý vụ tranh chấp Nagorny - Karabakh
Ngày 12/10, đại diện hai nước Armenia và Azerbaijan đã có mặt tại Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ), trong đó Yerevan đề nghị các thẩm phán buộc Baku phải rút binh sĩ khỏi khu vực Nagorny-Karabakh và cho phép những người dân gốc Armenia đã di tản trước đó được quay trở về an toàn.
Binh sĩ giữ gìn hòa bình Nga gác tại một trạm kiểm soát trên tuyến đường ở thị trấn Stepanakert, sau khi giao tranh bùng phát giữa Azerbaijan và Armenia liên quan khu vực tranh chấp Nagorno-Karabakh, ngày 26/11/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Các phiên tòa tại ICJ diễn ra chỉ vài tuần sau khi Azerbaijan triển khai chiến dịch quân sự tại Nagorny-Karabakh. Chiến dịch kéo dài một ngày này đã khiến người dân gốc Armenia tại đây di tản hàng loạt, trong đó nhiều người đến Armenia.
Armenia đã kiến nghị và kêu gọi ICJ ra phán quyết yêu cầu Azerbaijan rút toàn bộ quân đội và nhân viên thực thi pháp luật khỏi tất cả các cơ sở dân sự ở Nagorny-Karabakh. Nước này cũng kêu gọi ICJ đảm bảo Azerbaijan tránh mọi hành động khiến những người gốc Armenia còn lại phải rời đi và đảm bảo những người di tản trước đó được trở về an toàn.
ICJ xử lý các tranh chấp giữa các quốc gia. Mặc dù các phán quyết của tòa mang tính ràng buộc về mặt pháp lý nhưng tòa này lại không có quyền thực thi các quyết định
Phiên tòa ngày 12/10 tại La Haye (Hà Lan) là phiên xét xử mới nhất trong cuộc chiến pháp lý dai dẳng giữa Azerbaijan và Armenia. Hai nước đều cáo buộc lẫn nhau vi phạm Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc (ICERD).
Khu vực Nagorny-Karabakh nằm sâu trong lãnh thổ phía Tây Nam của Azerbaijan nhưng lại có đa số người dân gốc Armenia sinh sống và muốn sáp nhập với quốc gia láng giềng Armenia. Vì thế, tại đây luôn xảy ra tình trạng tranh chấp chủ quyền dai dẳng. Hôm 19/9 vừa qua, Azerbaijan đã bất ngờ tiến hành một chiến dịch quân sự chớp nhoáng giành lại quyền kiểm soát khu vực. Chỉ một ngày sau, chính quyền do người gốc Armenia đứng đầu tại đây đã đồng ý giao nộp vũ khí và dự kiến sẽ giải thể từ ngày 1/1/2024.
Sau các sự kiện trên, mặc dù chính quyền Azerbaijan đã kêu gọi người dân tại Nagorny-Karabakh ở lại nhưng gần như toàn bộ 120.000 cư dân tại đây đã rời đi để đến Armenia, làm dấy lên nguy cơ khủng hoảng người di cư. Giới chức Armenia cho biết hiện có khoảng 35.000 người đang phải sống trong các khu nhà tạm.
Italy: 8,4 triệu người lao động gặp rủi ro vì AI Khoảng 8,4 triệu người lao động Italy, chủ yếu là những người có kỹ năng cao, có nguy cơ gặp rủi ro do việc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) ngày càng tăng. Phóng viên TTXVN tại Rome dẫn báo cáo của Hiệp hội ngành thủ công và các doanh nghiệp vừa và nhỏ (Confartigianato) của Italy, được công bố ngày 24/8,...