Bầu cử Quốc hội tại Bulgaria
Ngày 2/10, cử tri Bulgaria đã bắt đầu bỏ phiếu trong cuộc bầu cử quốc hội lần thứ 4 chỉ trong vòng 18 tháng qua.
Cử tri bỏ phiếu tại một điểm bầu cử ở Sofia, Bulgaria, ngày 2/10/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Cuộc bầu cử diễn ra trong bối cảnh người dân nước này lo ngại về giá tiêu dùng và năng lượng tăng cao trước thềm mùa đông sắp tới, do tác động từ cuộc xung đột ở Ukraine.
Các điểm bỏ phiếu đã mở cửa từ lúc 7h sáng theo giờ địa phương và dự kiến đóng cửa vào 20h cùng ngày.
Video đang HOT
Cuộc bầu cử được tiến hành sau khi Chính phủ liên minh của Thủ tướng Kiril Petkovsau sụp đổ hồi tháng 6 vừa qua và suy giảm kinh tế đang là mối lo ngại hàng đầu của cử tri khi mà tỷ lệ lạm phát hàng năm đã lên tới gần 20%..
Theo các cuộc thăm dò trước thềm bầu cử, đảng Công dân vì sự phát triển châu Âu (GERB) của cựu Thủ tướng Boyko Borisov đang dẫn đầu với tỷ lệ ủng hộ 25%, trong khi Thủ tướng sắp mãn nhiệm Kiril Petkov chỉ nhận được tỷ lệ ủng hộ là 15%.
Trong cuộc vận động tranh cử lần cuối tại thành phố Plovdiv, miền Trung Bulagria, ông Borisov cam kết sẽ “nỗ lực vì sự ổn định của đất nước”. Trong khi đó, Thủ tướng Petkov kêu gọi cử tri cho ông cơ hội tiếp tục tiến hành sự thay đổi.
Serbia và Nga kí thỏa thuận tham vấn lẫn nhau về chính sách đối ngoại
The hãng thông tấn Sofia (Bulgaria) ngày 25/9, Serbia đã ký một thỏa thuận với Nga để "tham vấn" lẫn nhau về các vấn đề chính sách đối ngoại.
Ngoại trưởng Serbia Nikola Selakovic (trái) và Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov (phải). Ảnh: Novinite.com
Ngoại trưởng Serbia Nikola Selakovic đã ký thỏa thuận này cùng với Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov bên lề cuộc họp của Đại hội đồng Liên hợp quốc ở New York, Mỹ.
Bộ Ngoại giao Serbia cho biết kế hoạch tham vấn dự kiến kéo dài hai năm. Serbia chính thức là ứng cử viên trở thành thành viên của Liên minh châu Âu (EU), nhưng chính phủ nước này vẫn duy trì quan hệ với Nga.
Mặc dù tuyên bố ủng hộ sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine, nhưng Serbia đã nhiều lần từ chối tham gia các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Moskva. Liên kết chính sách đối ngoại với EU là một trong những điều kiện chính để gia nhập khối 27 thành viên, nhưng Serbia ngày càng đi ngược lại những lời kêu gọi làm như vậy.
Truyền thông ở Serbia và Nga đưa tin rằng Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic đã gặp Ngoại trưởng Lavrov tại New York và hai bên "nhấn mạnh trọng tâm chung vào sự phát triển năng động hơn nữa của quan hệ Nga - Serbia".
Đại diện của phe đối lập thân phương Tây ở Serbia cho biết việc ký kết thỏa thuận mới nhất với Nga là một dấu hiệu cho thấy ông Vucic đã từ bỏ tư cách thành viên EU của quốc gia Balkan này.
Đảng đối lập trung hữu SSP nói rằng thật "không thể tin được vào thời điểm mà hầu hết thế giới đang theo dõi hành động của Moskva với sự cảnh giác, Serbia đã ký một thỏa thuận tham vấn với Nga".
Đáp lại, Bộ trưởng Nội vụ Serbia Aleksandar Vulin tuyên bố rằng "việc mở rộng hợp tác với Nga không phải là vấn đề tôn trọng quá khứ, mà là một quyết định có trách nhiệm nhằm hướng tới tương lai".
Nga chỉ trích Bulgaria trục xuất các nhà ngoại giao Việc Bulgaria quyết định trục xuất 70 nhân viên ngoại giao Nga khỏi nước này là chưa từng có tiền lệ và là động thái hoàn toàn không thân thiện. Đây là tuyên bố của Đại sứ Nga tại Bulgaria Eleonora Mitrofanova trong trả lời phỏng vấn kênh truyền hình Rossiya. Đại sứ quán Nga ở Sofia, Bulgaria. Ảnh: AFP/TTXVN Hãng thông tấn...