Bầu cử Mỹ: Quan điểm của Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris về xung đột NgaUkraine
Sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden rút lui khỏi cuộc đua với ứng cử viên đảng Cộng hoà Donald Trump, bà Kamala Harris nhiều khả năng trở thành ứng cử viên mới của đảng Dân chủ.
Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris cảm ơn sự ủng hộ của Tổng thống Mỹ Joe Biden. Ảnh: Kamala Harris/X
Theo tờ Politico ngày 22/7, nếu được bầu làm tổng thống Mỹ vào tháng 11 tới, bà Harris sẽ nhậm chức với thành tích chính sách đối ngoại được xác định bởi nhiệm kỳ làm thượng nghị sĩ bang California khi ông Donald Trump cầm quyền và thời gian chính trị gia này làm phó tổng thống dưới thời Joe Biden – một trong những tổng thống giàu kinh nghiệm nhất lịch sử Mỹ về các vấn đề quốc tế.
Trong hầu hết các lĩnh vực, bà Harris có thể sẽ tiếp tục nhiều mục tiêu chính sách đối ngoại của Tổng thống Joe Biden. Chính quyền Harris có thể sẽ tiếp tục các sáng kiến nhằm tăng cường liên minh ở châu Á – Thái Bình Dương trước sự trỗi dậy về địa chính trị của Trung Quốc.
Đối với xung đột Israel – Hamas ở Dải Gaza, bà Harris có vẻ thông cảm hơn với hoàn cảnh của người Palestine – một lập trường có thể xoa dịu các cử tri Mỹ gốc Ả Rập và những người khác đang gặp rắc rối trước sự ủng hộ của ông Biden đối với nỗ lực chiến tranh của Israel ở Gaza.
Trong vấn đề xung đột Nga – Ukraine, giống như ông Biden, bà Harris là người ủng hộ mạnh mẽ Ukraine và được cho là sẽ chủ yếu tiếp tục các chính sách của ông Biden.
Vào tháng 6 vừa qua, bà Harris đã đại diện cho Mỹ dự Hội nghị thượng đỉnh hòa bình cho Ukraine do Thuỵ sỹ tổ chức. Tại đây, bà Harris có cuộc gặp thứ 6 với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và lên tiếng ủng hộ mạnh mẽ sự hợp tác xuyên Đại Tây Dương trong việc hỗ trợ Kiev.
Video đang HOT
Trong một cuộc phỏng vấn với NBC News năm nay, bà Harris cho rằng Ukraine có thể tiếp tục trông cậy vào sự hỗ trợ từ Washington khi chiến tranh kéo dài.
“Ukraine cần sự hỗ trợ của chúng ta”, “và chúng ta phải cần phải cung cấp sự hỗ trợ cho Ukraine”, bà Harris nhấn mạnh.
Tại Hội nghị An ninh Munich tổ chức hồi trung tuần tháng 2/2024, bà Harris cũng nhắc lại cam kết của chính quyền Biden về việc hỗ trợ Ukraine “tới chừng nào có thể”.
Bà Harris cũng là người chỉ trích các cuộc tấn công của Liên bang Nga nhằm vào thường dân Ukraine là “tội ác chống lại loài người” và cam kết sẽ buộc Moskva phải chịu trách nhiệm.
Trước đó, theo kênh CNN, chiều 21/7 theo giờ bờ Đông nước Mỹ (rạng sáng 22/7 theo giờ Việt Nam), Tổng thống Joe Biden đã bất ngờ tuyên bố rút lui khỏi chiến dịch tái tranh cử Tổng thống năm 2024, đồng thời ủng hộ Phó Tổng thống Kamala Harris thay ông gánh vác trọng trách làm ứng cử viên của đảng Dân chủ ra đối đầu với ứng cử viên của đảng Cộng hòa – cựu Tổng thống Donald Trump.
Nội dung bức thư của Tổng thống Biden đăng trên mạng xã hội X bày tỏ: “Thưa các thành viên đảng Dân chủ, tôi đã quyết định không chấp nhận đề cử và tập trung toàn bộ năng lượng vào nhiệm vụ của mình trên cương vị tổng thống trong thời gian còn lại của nhiệm kỳ. Quyết định đầu tiên của tôi với tư cách là ứng cử viên của đảng vào năm 2020 là chọn bà Kamala Harris làm phó tổng thống. Đó là quyết định đúng đắn nhất mà tôi từng đưa ra. Hôm nay, tôi muốn bày tỏ sự ủng hộ và xác nhận hoàn toàn dành cho bà Kamala để bà trở thành ứng cử viên của đảng trong năm nay”.
Ngay sau thông báo rút lui của ông Biden, các nhà tài trợ tăng cường liên hệ với các cố vấn và đổ tiền vào chiến dịch cho đảng Dân chủ. Trước khi ông Biden quyết định rời khỏi cuộc đua năm 2024, nhiều nhà tài trợ đã chủ động liên hệ với nhóm của bà Harris để báo hiệu rằng họ sẽ sẵn sàng hỗ trợ bà nếu bà ra tranh cử với ông Trump.
Trên thực tế, theo xác nhận của ActBlue, nền tảng gây quỹ phi lợi nhuận, chiến dịch vận động tranh cử của bà Harris đã thu về hơn 27 triệu USD trong 5 tiếng đầu tiên kể từ khi kích hoạt vào chiều 21/7 (giờ địa phương), tính riêng trên nền tảng này. Phần lớn nhờ những người dân thường ủng hộ.
Sau đó, tờ The Hill (Mỹ) dẫn thông báo của ActBlue cho biết chiến dịch vận động tranh cử tổng thống của Phó Tổng thống Harris đã thu được tổng cộng trên 47 triệu USD tiền ủng hộ trong 7 tiếng đầu tiên.
Tờ The New York Times đưa tin 21/7 là ngày thu nhận số tiền ủng hộ trực tuyến lớn nhất dành cho đảng Dân chủ, kể từ cuộc bầu cử năm 2020.
Về phần ông Donald Trump, vài phút sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố rút lui khỏi cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2024, cựu tổng thống và ứng cử viên Đảng Cộng hòa Donald Trump đã trả lời phỏng vấn đài CNN qua điện thoại.
Ông Donald Trump tin rằng bà Harris sẽ là đối thủ dễ đánh bại hơn ông Biden.
Nga không bình luận về cuộc tranh luận giữa ông Biden và ông Trump
Người phát ngôn của Tổng thống Nga Vladimir Putin, ông Dmitry Peskov ngày 28/6 cho biết Điện Kremlin không có bình luận gì về cuộc tranh luận giữa Tổng thống Joe Biden và ông Donald Trump vì đây là vấn đề nội bộ của Mỹ.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov phát biểu trong một cuộc họp báo ở Moskva. Ảnh: AFP/TTXVN
Về phần mình, Tổng thống Putin trước đó đã bày tỏ sự thờ ơ với kết quả bầu cử tổng thống ở Mỹ. "Về cơ bản, chúng tôi không quan tâm ai thắng", ông Putin phát biểu hồi đầu tháng này khi Reuters hỏi liệu ông có tin rằng kết quả bầu cử Mỹ sẽ tạo nên sự khác biệt cho Moskva hay không.
"Đối với Nga, chúng tôi không nghĩ kết quả cuối cùng có nhiều ý nghĩa. Chúng tôi sẽ làm việc với bất kỳ tổng thống nào mà người dân Mỹ bầu ra", ông Putin nêu rõ.
Nga là một chủ đề lớn trong cuộc tranh luận giữa ông Trump và ông Biden khi cả hai đều cố gắng chứng tỏ ai là người cứng rắn hơn trong chính sách đối ngoại.
Với khoảng 10 lần được đề cập trong vòng một tiếng rưỡi, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nhiều lần được ông Biden và đối thủ cạnh tranh Donald Trump nhắc đến trong cuộc tranh luận bầu cử tổng thống diễn ra hôm 27/6.
Làm thế nào để chấm dứt giao tranh ở Ukraine, cuộc tranh luận về sự hỗ trợ của Mỹ đối với NATO và liệu các quốc gia châu Âu có đóng góp đủ cho Kiev hay không là những chủ đề thảo luận chính về cuộc xung đột.
Cụ thể, khi nói về cuộc xung đột ở Ukraine và NATO trong cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên giữa các ứng cử viên trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2024, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump một lần nữa tuyên bố ông sẽ chấm dứt xung đột ở Ukraine nếu tái đắc cử.
Ông Trump cũng chỉ trích cách xử lý xung đột của Tổng thống Biden, bao gồm cả quyết định cung cấp vũ khí và hỗ trợ cho Ukraine. Theo ông Trump, sự giúp đỡ này là quá nhiều nhưng kết quả mang lại quá ít.
Về phần mình, Tổng thống Biden cảnh báo rằng ông Trump có ý định rút khỏi NATO và sẽ tránh xa thỏa thuận phòng thủ tập thể theo Điều 5, vốn là cốt lõi của liên minh quân sự do Mỹ đứng đầu. Ông Biden nói rằng điều này sẽ khuyến khích các đối thủ của Mỹ.
Mỹ cam kết viện trợ thêm cho Ukraine 1,5 tỷ USD Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris ngày 15/6 công bố viện trợ hơn 1,5 tỷ USD, một phần không nhỏ sẽ dành cho ngành năng lượng của Ukraine và các nỗ lực nhân đạo tại đây. Tổng thống Ukraine Zelensky (trái) và Phó Tổng thống Mỹ Harris tại một sự kiện hồi tháng 2/2024. Ảnh Reuters. Thông báo này được Văn phòng Phó...