Bầu cử Mỹ 2024: Tại sao chính sách của ông Trump khiến các nhà kinh tế lo sợ nhất?
Để bù đắp cho việc cắt giảm thuế, ông Trump đề xuất áp dụng thuế quan nặng nề đối với hàng nhập khẩu, đặc biệt là từ Trung Quốc.
Mặc dù kế hoạch này có thể mang lại hàng nghìn tỷ USD, các nhà kinh tế cảnh báo rằng nó có thể gây ra những tác động tiêu cực nghiêm trọng đối với nền kinh tế Mỹ.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu tại Maryland, Mỹ. Ảnh: THX/TTXVN
Theo kênh CNN (Mỹ) ngày 6/9, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đang thúc đẩy một kế hoạch kinh tế đầy tham vọng với trọng tâm là cắt giảm thuế quy mô lớn, nhằm gia hạn và mở rộng những cắt giảm thuế từ nhiệm kỳ đầu tiên của mình. Tuy nhiên, để chi trả cho những cắt giảm này, ông Trump lại đề xuất tăng thuế quan lên các hàng hóa nhập khẩu, điều đang khiến nhiều nhà kinh tế lo ngại về hậu quả tiềm ẩn đối với nền kinh tế Mỹ và toàn cầu.
Cụ thể, ông Trump đã đề xuất áp dụng mức thuế quan toàn diện đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ, với mức 60% cho hàng nhập khẩu từ Trung Quốc và 10% cho hàng nhập khẩu từ các quốc gia khác. Gần đây, ông còn đe dọa sẽ áp dụng mức thuế cao tới 20% đối với hầu hết hàng nhập khẩu nhằm bảo vệ việc làm cho tầng lớp lao động Mỹ và trừng phạt những hành vi thương mại mà ông cho là không công bằng.
Video đang HOT
Về lý thuyết, việc tăng thuế có thể mang lại hàng nghìn tỷ USD cho ngân sách, giúp bù đắp chi phí của các đợt cắt giảm thuế. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo rằng việc này có thể dẫn đến tác dụng ngược: tăng giá đối với người tiêu dùng Mỹ, gây mất việc làm và châm ngòi cho một cuộc chiến thương mại toàn cầu. Goldman Sachs trong một phân tích gần đây đã dự báo rằng các chính sách thương mại cứng rắn của ông Trump sẽ đẩy nền kinh tế Mỹ vào suy thoái, đồng thời cho rằng các đề xuất của Phó Tổng thống Kamala Harris sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
David Kelly, chiến lược gia toàn cầu tại JPMorgan Asset Management, nhận định rằng thuế quan của ông Trump có thể làm gián đoạn chuỗi cung ứng và gây ra phản ứng trả đũa từ các đối tác thương mại.
Các mức thuế cao mà ông Trump đề xuất có thể khiến các hộ gia đình Mỹ phải trả thêm hàng nghìn USD mỗi năm. Theo ước tính từ Viện Kinh tế Quốc tế Peterson, một hộ gia đình có thu nhập trung bình sẽ phải trả thêm 2.600 USD mỗi năm nếu các mức thuế quan 20% đối với tất cả hàng nhập khẩu và 60% đối với hàng Trung Quốc được áp dụng. Các nhà nghiên cứu cũng cảnh báo rằng ảnh hưởng từ các đợt trả đũa thương mại có thể làm tình hình tồi tệ hơn nữa.
Mặc dù thuế quan thường được cho là sẽ giúp bảo vệ việc làm trong nước, nghiên cứu từ Cơ quan Dự trữ Liên bang St. Louis cho thấy các bang chịu ảnh hưởng lớn từ thuế quan đã có mức tăng trưởng việc làm thấp hơn, thậm chí suy giảm trong giai đoạn 2018-2019. Những người có thu nhập thấp nhất cũng là nhóm chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ thuế quan, trong khi nhóm 1% giàu nhất có thể hưởng lợi nhờ các khoản cắt giảm thuế bù đắp.
Ông Trump không chỉ đề xuất gia hạn các cắt giảm thuế từ năm 2017, mà còn muốn giảm thuế doanh nghiệp từ 21% xuống 15%, cùng với xóa bỏ thuế đối với phúc lợi An sinh xã hội.
Các nhà kinh tế cảnh báo rằng chính sách thuế quan của ông Trump có thể là một trong những nguy cơ lớn nhất đối với nền kinh tế Mỹ, với khả năng gây ra tình trạng “đình lạm” – vừa lạm phát vừa suy thoái kinh tế. Những đề xuất của ông Trump không chỉ làm gia tăng chi phí cho người tiêu dùng và doanh nghiệp mà còn có nguy cơ gây rạn nứt quan hệ thương mại toàn cầu.
Trong bối cảnh kinh tế thế giới đang đối mặt với nhiều thách thức, một cuộc chiến thương mại do thuế quan gây ra có thể khiến mọi thứ trở nên bất ổn hơn, đẩy nền kinh tế Mỹ vào vòng xoáy suy thoái mà khó có thể dự đoán được mức độ tàn phá.
Bầu cử Mỹ 2024: Phó Tổng thống Kamala Harris đang có lợi thế trước ông Donald Trump
Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ, kết quả thăm dò mới nhất của tờ Wall Street Journal (WSJ) cho thấy cử tri Mỹ về cơ bản có đánh giá tích cực với Phó Tổng thống Kamala Harris và ứng cử viên đảng Dân chủ này hiện dẫn trước đối thủ Donald Trump của đảng Cộng hòa, dù khoảng cách này là sít sao.
Ứng cử viên Tổng thống Mỹ của đảng Dân chủ, Phó Tổng thống Kamala Harris phát biểu trong cuộc vận động tranh cử ở bang Michigan ngày 7/8/2024. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Trong cuộc thăm dò này, bà Harris nhận được sự ủng hộ của 48% cử tri, trong khi con số này dành cho ông Trump là 47%. Còn trong một cuộc thăm dò khác có sự tham gia của những ứng viên độc lập và đảng thứ ba, mức dẫn điểm của bà Harris trước ông Trump được nới rộng hơn, với tỷ lệ ủng hộ 47%-45%.
Đây là lần đầu tiên ứng cử viên đảng Dân chủ dẫn trước ông Trump trong cuộc thăm dò của WSJ kể từ khi báo này bắt đầu thực hiện vào tháng 4 năm nay. Trong cuộc khảo sát được WSJ thực hiện hồi tháng 7, ông Trump vẫn dẫn trước bà Harris 2% về tỷ lệ cử tri ủng hộ. Kết quả khảo sát mới nhất cho thấy ứng cử viên đảng Cộng hòa cho đến thời điểm này vẫn chưa thể thành công trong việc chặn đà tiến của bà Harris.
Thăm dò mới nhất được WSJ thực hiện đối với 1.500 cử tri đăng ký, trong thời gian từ ngày 24-28/8, tức sau khi kết thúc Đại hội toàn quốc của đảng Dân chủ. WSJ lưu ý biên độ sai số của cuộc khảo sát là 2,5 điểm phần trăm.
Trong khi đó, cuộc thăm dò dư luận do Reuters/Ipsos công bố ngày 29/8 cho thấy Phó Tổng thống Harris đang dẫn trước cựu Tổng thống Trump với tỷ lệ 45%-41%. Tỷ lệ này cho thấy khoảng cách đang nới rộng giữa hai ứng cử viên khi trong cuộc thăm dò tương tự cuối tháng 7, bà Harris chỉ dẫn trước ông Trump 1 điểm phần trăm.
Thăm dò được thực hiện trong 8 ngày, kết thúc ngày 28/8, với hơn 4.250 người Mỹ trưởng thành tham gia, trong đó có hơn 3.562 cử tri đã đăng ký bỏ phiếu. Thăm dò có biên độ sai số 2 điểm phần trăm.
Kết quả thăm dò phản ánh cục diện cuộc đua vào Nhà Trắng đã thay đổi đáng kể so với mùa Hè. Sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden rút lui ngày 21/7 và ủng hộ bà Harris tranh cử, đảng Dân chủ dần cải thiện vị thế so với đảng Cộng hòa trong các khảo sát toàn quốc cũng như các bang dao động đóng vai trò then chốt. Tuy nhiên, tại 7 bang có kết quả bầu cử sít sao hồi năm 2020, gồm Wisconsin, Pennsylvania, Georgia, Arizona, North Carolina, Michigan và Nevada, ông Trump vẫn dẫn trước bà Harris với tỷ lệ 45%-43%.
Ứng cử viên Donald Trump đồng ý tranh luận với Phó Tổng thống Kamala Harris vào đầu tháng 9 Ngày 2/8, ứng cử viên Tổng thống Mỹ của đảng Cộng hòa Donald Trump đã nhất trí với lời đề nghị của kênh truyền hình Fox News về việc tổ chức cuộc tranh luận với Phó Tổng thống Kamala Harris của đảng Dân chủ vào ngày 4/9 tới. Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Đại hội toàn quốc của đảng Cộng hòa...