Bầu cử Mỹ 2024: EU loay hoay chuẩn bị cho khả năng xuất hiện chính quyền Trump 2.0
Những cuộc thảo luận giữa các quan chức cấp cao EU tập trung vào việc đối phó với các chính sách không chắc chắn về hỗ trợ Ukraine và thương mại, đặc biệt là nguy cơ Mỹ tăng thuế nhập khẩu dưới thời Trump.
Cờ Liên minh châu Âu (EU). Ảnh: IRNA/TTXVN
Tờ Politico ngày 28/10 dẫn lời các nhà ngoại giao châu Âu cho biết, các quan chức cấp cao của Liên minh châu Âu (EU) trong những tuần gần đây đã tiến hành nhiều cuộc họp khẩn cấp để thảo luận về khả năng cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump trở lại Nhà Trắng.
Các cuộc thảo luận tập trung vào hai lĩnh vực chính: Liệu Mỹ sẽ tiếp tục ủng hộ Ukraine và triển vọng tăng thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ. Đây được coi là những vấn đề không chắc chắn nếu ứng cử viên đảng Cộng hòa giành chiến thắng.
EU đang lo ngại về những thay đổi bất ngờ trong chính sách của Mỹ, thậm chí ngay cả trước lễ nhậm chức của tổng thống mới. Họ muốn đảm bảo rằng khối này sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống sau cuộc bầu cử Mỹ.
Video đang HOT
Theo các nguồn tin trên, EU đã thành lập một “lực lượng đặc nhiệm Trump” với mục đích chuẩn bị cho kết quả của cuộc bầu cử. Khối này muốn đáp trả mạnh mẽ về mặt thương mại nếu ông Trump trở lại Nhà Trắng.
Trong quá khứ, ông Trump đã có những tuyên bố gây tranh cãi về NATO, khi cảnh báo sẽ không bảo vệ các đồng minh “thiếu trách nhiệm” chi tiêu quốc phòng dưới 2% GDP. Ông cũng đe dọa áp thuế 10-20% đối với tất cả hàng nhập khẩu để đưa sản xuất và việc làm trở lại Mỹ.
Các nhà ngoại giao EU cũng bày tỏ quan ngại về triển vọng quan hệ của khối này với Trung Quốc nếu ông Trump gia tăng sự đối đầu với Bắc Kinh. Các cuộc thảo luận trong EU cũng đề cập đến các lĩnh vực như thương mại, năng lượng và chính sách kỹ thuật số – những lĩnh vực có thể bị ảnh hưởng nặng nề nếu ông Trump trở lại cầm quyền.
Ngay cả trong trường hợp Phó Tổng thống Kamala Harris lên nắm quyền mà không gây nhiều rối loạn như thời ông Trump, các quan chức EU vẫn muốn chứng tỏ rằng họ kiểm soát được mọi tình huống. Họ khẳng định sẽ duy trì mối quan hệ đối tác chặt chẽ với Mỹ bất kể kết quả bầu cử.
Có thể thấy, nỗi sợ hãi về “ chính quyền Trump 2.0″ đang khiến EU phải lên kế hoạch chuẩn bị đối phó ngay từ bây giờ. Khối này muốn chứng tỏ năng lực ứng phó với mọi tình huống, đồng thời duy trì mối quan hệ tốt đẹp với Mỹ sau cuộc bầu cử sắp tới.
Các ứng cử viên tăng tốc trong tuần cuối cùng trước ngày bầu cử Mỹ
Ngày 28/10, khi chỉ còn hơn một tuần nữa là đến ngày bầu cử tổng thống Mỹ, ứng cử viên Donald Trump của đảng Cộng hòa đã tổ chức cuộc vận động tranh cử tại bang Georgia nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các cử tri theo tôn giáo.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu tại Harrisburg, Pennsylvania, Mỹ. Ảnh tư liệu: AA/TTXVN
Đối thủ của ông, ứng cử viên đảng Dân chủ Kamala Harris, cũng đang tích cực vận động tranh cử tại bang Michigan.
Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ, tại sự kiện tranh cử ở Georgia, cựu Tổng thống Trump nhấn mạnh vai trò của tôn giáo trong đời sống xã hội. Georgia là một trong 7 bang dao động được dự đoán sẽ quyết định kết quả của cuộc bầu cử sắp tới. Dự báo khoảng 70% số phiếu bầu ở Georgia sẽ được thực hiện qua hình thức bỏ phiếu sớm trực tiếp trước ngày bầu cử, cho thấy mức độ tham gia cao của cử tri trong giai đoạn bỏ phiếu sớm.
Trong khi đó, bà Harris đã có mặt tại nhà máy sản xuất nguyên liệu thô hàng đầu của Mỹ Hemlock Semiconductor của công ty Corning Inc. ở Michigan. Tại đây, bà nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đầu tư vào sản xuất và hợp tác với khu vực tư nhân. Trước đó, công ty này đã nhận được khoản đầu tư 325 triệu USD thông qua Đạo luật CHIPS và Khoa học được Tổng thống Joe Biden ký ban hành vào tháng 8/2022.
Dự kiến, Phó Tổng thống Harris sẽ tham gia một sự kiện tranh cử ở thành phố Ann Arbor, Michigan, cùng với liên danh tranh cử của mình là Thống đốc bang Minnesota - ông Tim Walz.
Cựu Tổng thống Barack Obama cũng đang tích cực vận động cho bà Harris tại bang Philadenphia, trong khi cựu Đệ nhất phu nhân Michelle Obama chủ trì một sự kiện tranh cử tại thành phố Atlanta, bang Georgia. Hai ứng viên Phó Tổng thống gồm JD Vance (đảng Cộng hòa) và Tim Walz (đảng Dân chủ) đều có các sự kiện vận động ở bang Wisconsin.
Các ứng cử viên tham gia chạy đua vào Nhà Trắng đang nỗ lực tăng tốc trong tuần cuối cùng trước ngày bầu cử 5/11 và dự kiến sẽ có các chặng dừng chân cuối cùng trong chiến dịch tranh cử vào cuối tuần này. Kết quả của các cuộc thăm dò dư luận trên toàn quốc cho thấy ông Trump và bà Harris vẫn bám đuổi rất quyết liệt.
Theo kết quả khảo sát mới nhất của hãng tin CNN, bà Harris đang tạm dẫn trước ông Trump với khoảng cách rất sít sao là 48,6% và 47,9%.
Tính đến thời điểm này, khoảng 46 triệu người Mỹ đã bỏ phiếu sớm, thấp hơn so với con số 60 triệu của cùng thời điểm trong cuộc bầu cử năm 2020.
Tổng thống Mỹ Joe Biden bỏ phiếu sớm, tiết lộ lý do ủng hộ bà Harris Tổng thống Mỹ Joe Biden đã bỏ phiếu sớm ở Delaware, ủng hộ Phó Tổng thống đảng Dân chủ Kamala Harris trong cuộc đối đầu với ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump. Ngày 28/10, Tổng thống Mỹ Joe Biden, người đã rút khỏi cuộc tái tranh cử vào tháng 7/2024, đã tham gia bỏ phiếu sớm trước Ngày Bầu cử 5/11...