Bầu cử EP: Các chính đảng ở Đức nỗ lực vận động ‘giờ chót’
Ngày 7/6, các chính đảng ở Đức đã tổ chức các sự kiện vận động cuối cùng trước khi bước vào cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu (EP) được tổ chức tại nước này trong ngày 9/6.
Toàn cảnh phiên họp toàn thể của Nghị viện châu Âu (EP) ở Strasbourg, Pháp ngày 13/3/2024. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Đức, trong bài phát biểu tại sự kiện vận động tranh cử của đảng cánh tả Die Link ở Potsdam, đồng lãnh đạo đảng này Martin Schirdewan khẳng định các cử tri sẽ chính là những người quyết định đường hướng của Liên minh châu Âu (EU) tại thời điểm mang tính lịch sử này của liên minh. Ông Schirdewan, cũng là lãnh đạo của cánh tả trong EP, cho biết cũng chính các cử tri sẽ quyết định liệu đảng Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU) bảo thủ và các chính đảng trong “liên minh đèn giao thông” cầm quyền có tiếp tục định hình nền chính trị ở châu Âu bằng chính sách “thắt lưng buộc bụng” hay không. Ông nhấn mạnh phe cực hữu có “tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn hay không cũng phụ thuộc vào lá phiếu của chính các cử tri”.
Cựu lãnh đạo đảng cánh tả Đức Gregor Gysi cũng cảnh báo về khả năng “cánh hữu, chủ nghĩa dân tộc và phân biệt chủng tộc” chiếm đa số trong EP. Theo ông, các đảng cực hữu trên khắp EU được dự báo sẽ có được những thắng lợi đáng kể trong cuộc bầu cử EP sẽ kết thúc vào ngày 9/6.
Cùng ngày, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC), bà Ursula von der Layen, thuộc đảng CDU, đã cùng lãnh đạo đảng trung hữu Friedrich Merz đến Munich để tham dự một sự kiện tranh cử cuối cùng. Phát biểu tại cuộc mít tinh kết thúc chiến dịch vận động tranh cử của Liên minh Dân chủ/ Xã hội Cơ đốc giáo (CDU/CSU) ở bang Bayern ở miền Nam nước Đức tối 7/6, bà von der Layen đánh giá “châu Âu ngày nay là một món quà tuyệt vời”, nhưng cũng đồng thời nói thêm rằng EU đang đứng trước những thách thức chưa từng từ “lực lượng theo chủ nghĩa dân túy, cực đoan và những kẻ mị dân”, cáo buộc các lực lượng này đang tìm cách làm suy yếu và hủy hoại châu Âu. Bà cam kết sẽ “không cho phép điều đó xảy ra”.
Trong khi đó, phát biểu tại một sự kiện tranh cử ở Koln, Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock, thành viên hàng đầu của đảng Xanh, đã ca ngợi EU là “liên minh bảo đảm hòa bình và tự do”, được xây dựng dựa trên niềm tin.
Video đang HOT
Đồng Chủ tịch đảng Xanh Ricarda Lang cho rằng các cuộc thăm dò ý kiến cho cuộc bỏ phiếu ở Hà Lan cho thấy liên minh giữa các đảng dân chủ xã hội và đảng xanh đang làm tốt hơn phe cực hữu. Điều này cho thấy cơ hội đánh bại phe cánh hữu cực đoan cũng như làn sóng dân túy.
Tuy nhiên, một số nhà phân tích nhận định cuộc bầu cử EP năm nay được dự báo sẽ chứng kiến sự chuyển dịch lớn sang ủng hộ cánh hữu ở nhiều quốc gia, với các đảng cực hữu theo chủ nghĩa dân túy có thể giành được nhiều hơn số phiếu bầu và số ghế trong cơ quan lập pháp châu Âu. Theo nhà báo Jack Parrock của tổ hợp truyền thông DW, cuộc thăm dò sơ bộ đã cho thấy sự gia tăng mạnh mẽ của các đảng cánh hữu trong cuộc bầu cử sắp diễn ra. Theo kết quả cuộc thăm dò ý kiến bên lề cuộc bầu cử tại Hà Lan diễn ra ngày 6/6, đảng Tự do cực hữu của ông Geert Wilders lên vị trí thứ hai sau Liên minh đảng Lao động/đảng Xanh và đó là xu hướng có thể lặp lại ở các nước EU khác.
Nghị viện châu Âu được bầu 5 năm/lần. Cuộc bầu cử châu Âu đầu tiên được tổ chức vào năm 1979 và là cuộc bầu cử xuyên quốc gia lớn nhất thế giới.
Tại Đức, hơn 66 triệu công dân EU đủ điều kiện bỏ phiếu. Ở Đức, Bỉ, Malta và Áo, công dân EU từ 16 tuổi trở lên có thể bỏ phiếu, trong khi ở Hy Lạp và 18 ở các quốc gia thành viên khác, độ tuổi tối thiểu để có quyền đi bầu là 17.
Mục đích trong chuyến công du cấp nhà nước hiếm hoi của Tổng thống Pháp tới Đức
Chuyến công du kéo dài 3 ngày của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tới Đức được cho là cơ hội thể hiện khả năng của "cặp đôi lãnh đạo then chốt" của Liên minh châu Âu (EU) trong việc thiết lập chương trình nghị sự của khối hai tuần trước EU bước vào cuộc bầu cử Nghị viện căng thẳng.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz (phải) và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tại cuộc gặp ở Berlin ngày 9/5/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Theo trang tin Bloomberg, mặc dù Tổng thống Macron thường xuyên tới Berlin song chuyến công du của ông Macron tới thủ đô Berlin lần này được cho là chuyến công du cấp nhà nước đầu tiên của một Tổng thống Pháp tới Đức trong 24 năm. Chuyến công du cấp nhà nước của Tổng thống Pháp gần đây nhất tới Đức là chuyến công du của Thủ tướng Jacques Chirac vào năm 2000.
Chuyến đi của ông Macron sẽ bắt đầu vào chiều Chủ nhật bằng một ngày hội đàm với người đồng cấp Đức Frank-Walter Steinmeier, người có vai trò chủ yếu mang tính nghi lễ so với quyền lực của Tổng thống Pháp.
Chuyến thăm sẽ được xem như một cuộc kiểm tra mối quan hệ Đức-Pháp vốn thúc đẩy việc hoạch định chính sách của EU, vào thời điểm có những thách thức lớn đối với châu Âu, từ cuộc chiến Ukraine đến khả năng ứng cử viên Donald Trump đắc cử tổng thống Mỹ vào tháng 11.
Trong chuyến thăm của Tổng thống Macron, chương trình đáng chú ý nhất sẽ là cuộc họp liên chính phủ vào ngày 28/5 tại Meseberg ngoại ô Berlin. Tại đây, hai chính phủ sẽ ngồi xuống tìm ra điểm chung về hai vấn đề chính mà họ phải đi đến thống nhất, đó là năng lực quốc phòng và khả năng cạnh tranh.
Hai nước cũng sẽ cố gắng tìm ra điểm chung trong chương trình nghị sự của EU trong 5 năm tới, trước sự thể hiện mạnh mẽ dự kiến của phe cực hữu trong cuộc bầu cử nghị viện EU vào ngày 6-9/6 khiến việc ra quyết định của EU trở nên khó khăn hơn.
Từ lâu, Tổng thống Macron và Thủ tướng Đức Olaf Scholz - người lên nắm quyền cuối năm 2021 - có phong cách lãnh đạo rất khác nhau và đã công khai xung đột về các vấn đề bao gồm quốc phòng đến năng lượng hạt nhân. Tuy nhiên, gần đây, hai nhà lãnh đạo đã đạt được thỏa hiệp trên nhiều lĩnh vực, từ cải cách tài chính đến trợ cấp thị trường, cho phép EU đạt được các thỏa thuận và thể hiện một mặt trận đoàn kết hơn.
Ông Yann Wernert tại Viện Jacques Delors ở Berlin nhận định: "Có những căng thẳng trong mối quan hệ Đức-Pháp, nhưng cái chính ở đây là họ đã giải quyết một số thách thức khó khăn".
Mujtaba Rahman, giám đốc điều hành khu vực châu Âu tại tổ chức tư vấn Eurasia Group cho biết, chuyến thăm là một nỗ lực ở cấp độ chính trị cao nhất để chứng minh rằng mối quan hệ đang tiến triển. Tuy nhiên, ông này vẫn cho rằng còn những khoảng trống cơ bản về những vấn đề lớn đang rình rập EU.
Một trong những khoảng trống đó là về khả năng phòng thủ của châu Âu, đặc biệt nếu ông Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào ngày 5/11 tới. Các chuyên gia quốc phòng coi ông Trump là một đồng minh đối với châu Âu kém tin cậy so với Tổng thống Joe Biden.
Đầu năm nay, cựu Tổng thống đảng Cộng hòa Trump nói rằng ông sẽ không bảo vệ các thành viên NATO khỏi một cuộc tấn công trong tương lai của Nga nếu sự đóng góp của các nước đó cho liên minh quốc phòng không đủ.
Pháp, quốc gia có vũ khí hạt nhân, đã thúc đẩy một châu Âu tự chủ hơn về các vấn đề quốc phòng, không đồng tình trước quyết định của Đức mua phần lớn thiết bị của Mỹ nhằm tạo ra "lá chắn phòng không" theo Sáng kiến Sky Shield của châu Âu.
Về phần mình, Đức cho biết không có giải pháp thay thế nào đáng tin cậy hơn việc sử dụng vũ khí Mỹ và châu Âu không có thời gian chờ đợi ngành công nghiệp quốc phòng trong nước chuẩn bị sẵn sàng cho các mối đe dọa như mối đe doạ từ Nga.
Tổn thất thiết bị quân sự do phương Tây cung cấp cho Ukraine tăng mạnh Khả năng ngụy trang hạn chế các thiết bị quan trọng và thực tế là xe tăng hạng nặng của phương Tây không hoàn toàn phù hợp với địa hình lầy lội trên khắp Ukraine, đã giúp Nga thành công hơn trong việc tấn công phá hủy các trang thiết bị quân sự của Kiev. Nga đã thành công trong việc phá hủy...