Bầu cử đặc biệt tại Singapore giữa dịch Covid-19
Trong bối cảnh Covid-19 vẫn hoành hành, Singapore là quốc gia đầu tiên trên thế giới tổ chức bầu cử và cuộc bầu cử này có thể sẽ tạo ra nhiều thay đổi.
Ngày mai (10/7), 2,7 triệu cử tri Singapore sẽ đi bầu cử để chọn ra một Thủ tướng mới cho quốc đảo này. Trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn đang hoành hành, Singapore là quốc gia đầu tiên trên thế giới tổ chức bầu cử và cuộc bầu cử này hứa hẹn sẽ có nhiều thay đổi trên chính trường của đảo quốc sư tử.
Cuộc bầu cử tại Singapore diễn ra trong một bối cảnh hết sức đặc biệt khi dịch Covid-19 khiến quốc gia này phải lao đao về nhiều mặt. Được đánh giá là quốc gia có nền y tế thuộc loại chuẩn mực trên thế giới nhưng Singapore vẫn không thể ngăn chặn được dịch bệnh với sự bùng phát khủng khiếp trong đối tượng lao động nhập cư và lây lan ra cả cộng đồng. Điều này khiến uy tín của chính phủ đương nhiệm do đảng Hành động Nhân dân lãnh đạo bị suy giảm nặng nề.
Đại dịch Covid-19 cũng khiến quốc gia nhỏ bé với gần 6 triệu dân này bị thiệt hại lớn về mặt kinh tế. Singapore đã đưa ra 4 gói hỗ trợ kinh tế trị giá tới gần 80 tỷ USD và đây là lần đầu tiên trong lịch sử nước này phải sử dụng tới hai lần các khoản dự trữ quốc gia để hỗ trợ nền kinh tế. Ngoài ra, kinh tế cũng là yếu tố được đánh giá là then chốt trong cuộc bầu cử lần này. Đại dịch cùng với chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã khiến Singapore lộ ra điểm yếu rằng rất dễ bị ảnh hưởng lớn bởi sự sụp đổ của chuỗi cung ứng toàn cầu. Theo dự báo, kinh tế của Singapore có thể sẽ tăng trưởng âm từ 4-7% trong năm nay.
Trước tình hình đó, đảng Hành động Nhân dân nắm quyền lâu nay tại Singapore đã lên một kế hoạch dịch chuyển nền kinh tế để bớt phụ thuộc hơn vào bên ngoài, đó là phát triển công nghệ sinh học, năng lượng, chăm sóc sức khoẻ, phần mềm… và mong muốn biến Singapore trở thành một ngôi nhà đáng mơ ước cho các doanh nhân khởi nghiệp.
Ngoài ra, cuộc bầu cử lần này dự báo cũng sẽ có những thay đổi bước ngoặt trong chính trường Singapore. Thủ tưởng Lý Hiển Long 68 tuổi đã đảm trách cương vị người đứng đầu 16 năm nay và có thể đây sẽ là lần cuối cùng người con trai thứ ba của nhà lập quốc Singapore Lý Quang Diệu đảm trách cương vị Thủ tướng.
Cùng với đó, đảng Hành động Nhân dân cầm quyền suốt chiều dài lịch sử của đảo quốc Sư tử cũng đưa ra một “thế hệ lãnh đạo mới” gồm Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Vương Thuỵ Kiệt và nhóm bộ trưởng trẻ tuổi. Đây là những người đã đi đầu trong các phản ứng của Singapore đối với dịch Covid-19. Những chính trị gia này được dự báo sẽ đóng vai trò lớn hơn trong nhiệm kỳ này nếu đảng Hành Động Nhân dân tiếp tục cầm quyền. Ngoài ra, hàng loạt chính trị gia lớn của đảng cầm quyền như cựu Thủ tướng Goh Chok Tong, Bộ trưởng Nhân lực Lim Swee Say… đều nghỉ hưu.
Video đang HOT
Cuộc bầu cử này cũng ghi nhận tới 27 gương mặt ứng cử viên lần đầu tiên tham gia tranh cử, trong đó có tới 10 nữ, cao hơn gấp đôi số lượng ứng cử viên nữ của đảng trong cuộc bầu cử 2011 và 2015.
Một điểm đáng chú ý nữa đó là ông Lý Hiển Dương, em trai ông Lý Hiển Long, đã tuyên bố tham gia đảng đối lập. Mặc dù ông Lý Hiển Dương không tham gia tranh cử nhưng nhân vật này được kỳ vọng là sẽ gia tăng sự ủng hộ cho phe đối lập. Tuy nhiên, theo nhiều nhà quan sát, động thái này chỉ làm cuộc bầu cử tại Singapore thêm phần đáng chú ý hơn chứ khó có thể thay đổi được cục diện chính trị đã tồn tại hơn 50 năm nay tại quốc gia này.
'Trò chơi vương quyền' trong các gia tộc Đông Nam Á
Từ Singapore tới Indonesia và Thái Lan, cuộc đối đầu trong các "đệ nhất gia tộc" cho thấy anh chị em ruột cũng có thể chia rẽ trên chính trường.
Rachmawati Sukarnoputri, chính trị gia 69 tuổi người Indonesia, sinh ra trong một gia đình có hai tổng thống. Ông Sukarno, cha của bà, đã đấu tranh giành độc lập cho đất nước khỏi sự đô hộ của Hà Lan và nắm quyền từ năm 1945 đến 1967. Chị gái Megawati của bà cũng là lãnh đạo đảng Dân chủ Đấu tranh (PDIP) cầm quyền và giữ chức tổng thống nhiệm kỳ 2001 - 2004.
Tuy nhiên, Rachmawati luôn chỉ trích chị gái. Trong cuộc bầu cử quốc hội và tổng thống năm ngoái, Rachmawati, với tư cách thành viên cấp cao của đảng Phong trào Indonesia Vĩ đại (Gerindra) đối lập, đã vận động nhằm chống lại Megawati. Cuối cùng, đảng PDIP vẫn giành chiến thắng và chiếm đa số ghế trong quốc hội.
Megawati Sukarnoputri, lãnh đạo đảng PDIP phát biểu tại Bali, Indonesia, hồi tháng 4/2015. Ảnh: Reuters.
Tháng trước, Lý Hiển Dương, em trai Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long, cũng gia nhập đảng Tiến bộ Singapore (PSP) đối lập sau khi quốc hội nước này giải tán để mở đường cho cuộc tổng tuyển cử sớm vào 10/7. Dù không đứng ra làm ứng viên tranh cử, ông vẫn kêu gọi cử tri chấm dứt thế đa số của đảng Hành động Nhân dân (PAP) cầm quyền với lý do họ đã nắm quá nhiều quyền lực.
Cuộc đối đầu của các anh chị em ruột trong giới tinh hoa cầm quyền ở Đông Nam Á luôn thu hút sự chú ý của công chúng. Giáo sư Zachary Abuza, chuyên gia nghiên cứu Đông Nam Á tại Đại học Chiến tranh Quốc gia Mỹ, giải thích rằng tại các nước nơi những người hoạt động chính trị được coi là hình mẫu vô cùng ưu tú, hiềm khích trong gia đình họ luôn được quan tâm.
Abuza cho biết tất cả nền văn hóa đều có những gia đình chính trị. Ngay cả ở Mỹ, theo đuổi chính trị cũng trở thành truyền thống của nhiều gia đình. Tại Thái Lan và Philippines, con cái của những quan chức được bầu cũng đứng ra tranh cử và thường giành chiến thắng.
Tuy nhiên, sự rạn nứt nghiêm trọng gây chia rẽ gia đình, khiến các anh chị em cùng nhà quyết định đứng về những chiến tuyến khác nhau, không chỉ nằm trong khuôn khổ chính trị, Abuza nêu ý kiến. "Đó là những tranh chấp sâu sắc từ lâu trong gia đình và bùng nổ trước công chúng", ông nói.
Felix Tan, chuyên gia tại Học viện Quản lý Singapore, cho biết cư dân Singapore rất quan tâm đến bất đồng của anh em nhà Lý, trong khi người dân khắp thế giới phát hiện được "mặt tối của một gia đình gần như hoàn hảo".
"Họ gần giống như phiên bản nhà Kennedy hoặc Bush của Singapore", Tan đề cập tới gia đình các cựu tổng thống Mỹ. "Chuyện của nhà Lý khiến mọi người thấy rằng họ cũng chỉ là người bình thường và vẫn có thể vướng vào những xích mích gia đình".
Cuộc "nội chiến" công khai của gia đình nhà Lý liên quan tới số phận ngôi nhà của cha họ, cố thủ tướng Lý Quang Diệu. Ông Lý Hiển Long cho rằng chính phủ có quyền quyết định đối với tài sản này. Tuy nhiên, Lý Hiển Dương cùng chị gái Lý Vĩ Linh cho biết di nguyện của cha là phá bỏ ngôi nhà, đồng thời cáo buộc Thủ tướng Lý bảo tồn nó để nâng cao vị thế chính trị.
Tan cho biết nhiều người Singapore coi việc em trai Thủ tướng tham gia đảng đối lập là hành động châm ngòi cho cuộc chiến lớn, nói thêm rằng một số bình luận chỉ trích của Lý Hiển Dương về cách chính phủ vận hành được hầu hết người dân đồng tình, nhưng không nói ra.
Tuy nhiên, Tan nhấn mạnh không nên tạo ra bất kỳ mối liên hệ nào giữa bất đồng của hai anh em nhà Lý với cuộc tổng tuyển cử ở Singapore, bởi tương lai của đất nước đang đứng trước những thử thách. Chuyên gia mô tả người dân Singapore giống như "các nhà quan sát đang đặt cược xem ai sẽ giành chiến thắng" trong mối bất đồng gia đình.
Lý Hiển Dương, em trai Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long, tại Sydney, Australia, hồi năm 2006. Ảnh: Reuters.
Tại Indonesia, khác biệt giữa chị em nhà Sukarnoputri được cho là mang tính cá nhân hơn là ý thức hệ, theo Dodi Ambardi, giảng viên Đại học Gadjah Mada ở Indonesia, nhận định. "Tư tưởng của hai đảng mà họ tham gia không khác nhau đến thế. Hai bên đều tuyên bố đấu tranh vì những người yếu thế và người lao động. Tôi nghĩ cuộc đấu đá cá nhân giữa họ đã lan sang lĩnh vực chính trị", ông nói.
Rachmawati là người thân thiện và có khả năng diễn thuyết. Tuy nhiên, trên chính trường, chị gái bà mới là người thu hút được đám đông, đặc biệt trong giai đoạn cải cách vào cuối những năm 1990.
Cựu tổng thống Megawati trở nên nổi tiếng vào những năm đầu thập kỷ đó, khi bà bị chính quyền quân sự của Suharto buộc rời ghế lãnh đạo đảng Dân chủ Indonesia (PDI). "Từ thời khắc đó, Megawati được coi là biểu tượng chống lại Trật tự Mới", Dodi cho biết.
Trong khi đó, Rachmawati không đạt được nhiều thành công trong các đảng chính trị khác trước khi gia nhập Gerindra. "Rachmawati không được trao cơ hội lịch sử để trở thành biểu tượng đấu tranh vì những người dân bình thường giữa bối cảnh hỗn loạn, khủng hoảng và chuyển giao chính trị như chị gái bà", Airlangga Pribadi, giảng viên tại Đại học Airlangga, Indonesia, nhận định.
Việc anh chị em ruột ở thế đối đầu còn xuất hiện trong hoàng gia Thái Lan. Hồi tháng 2/2019, công chúa Ubolratana Rajakanya, 69 tuổi, gây chấn động chính trường trước cuộc tổng tuyển cử ở Thái Lan khi tuyên bố tranh cử thủ tướng, phá vỡ truyền thống đứng ngoài chính trị của hoàng gia Thái Lan. Bà đại diện cho đảng Thai Raksa Chart, liên quan đến đảng Pheu Thai do cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra sáng lập.
Tuy nhiên, Quốc vương Maha Vajiralongkorn, em trai bà, chỉ trích quyết định này là "không phù hợp", đồng thời ra lệnh ngăn chị gái tranh cử, bởi động thái này "đi ngược truyền thống, phong tục và văn hóa đất nước". Đảng Thai Raksa Chart sau đó tuyên bố tuân theo mệnh lệnh hoàng gia, khiến công chúa Ubolratana mất vai trò ứng viên tranh cử.
Giáo sư Abuza gọi đây là "một sự việc đầy cuốn hút", chỉ ra rằng công chúa Ubolratana ủng hộ dân chủ và bất đồng với chính quyền quân sự của Thái Lan. "Bà ấy đồng cảm với nhà Shinawatra, khi hai thành viên của gia đình này bị đảo chính", ông nói.
Tuy nhiên, sự đối đầu trong chính trị giữa anh chị em cùng nhà sẽ cản trở hoặc thúc đẩy dân chủ, cũng như sự phát triển của nền chính trị, còn phụ thuộc vào đất nước. Abuza quan ngại nhất về Philippines, khi các gia đình chính trị vừa tham gia đông đảo, vừa nắm vị trí quan trọng trong chính quyền, gợi nhắc về gia đình của nhà độc tài Ferdinand Marcos.
Lý Hiển Long lên tiếng về em trai Lý Hiển Long cho hay việc em trai ông gia nhập đảng đối lập là "quyền công dân" và tổng tuyển cử sớm không liên quan đến mâu thuẫn gia đình họ Lý. Lý Hiển Dương, 62 tuổi, em trai của Thủ tướng Lý Hiển Long thông báo gia nhập đảng Tiến bộ Singapore (PSP) hôm 24/6, sau khi ông Lý Hiển Long,...