Bắt xe công nghệ gắn “mào” như taxi: Ai hưởng lợi, ai chịu thiệt?
Sau nhiều lần trình Chính phủ dự thảo sửa đổi Nghị định 86/2014/NĐ-CP về kinh doanh vận tải, Bộ GTVT vẫn “loay hoay” chưa thể khẳng định được các ứng dụng công nghệ như: Grab, Go-Viet va FastGo,… là loại hình kinh doanh vận tải gì?
Trong đó, dự thảo đề xuất xe công nghệ gắn “mào” như taxi truyền thống gây ra nhiều tranh cãi về việc ai sẽ là người hưởng lợi và ai sẽ là người chịu thiệt?
Trách nhiệm của cơ quan quản lý ở đâu?
Dự thảo nghị định của Bộ GTVT đưa ra quy định taxi được phân chia thành 2 loại, có đồng hồ tính tiền và sử dụng phần mềm để tính tiền. Với xe gắn đồng hồ thì phải xuất hóa đơn cho khách theo hành trình. Đặc biệt, cả 2 loại hình này phải có phù hiệu và hộp đèn “Taxi” hoặc “Xe hợp đồng” được dán cố định phía bên phải mặt kính trước của xe, gắn cố định trước nóc xe, kích thước tối thiểu 15×20 cm.
Qua đó, có thể thấy rõ các hãng như Go Viet, Grab, FastGo… đều phải đăng ký là doanh nghiệp vận tải. Nếu các doanh nghiệp này hoạt động như taxi sẽ áp dụng quy định như taxi, còn nếu hoạt động như xe hợp đồng sẽ phải áp dụng quy định như vậy. Dù ở trường hợp nào, các xe này đều phải gắn mào khi hoạt động.
Gắn mào xe công nghệ: Ai hưởng lợi, ai chịu thiệt?.
Chính từ các quy định được đưa ra trong hội thảo đã gây ra nhiều tranh cãi, đỉnh điểm là nhiều lần Bộ GTVT dự thảo sửa đổi Nghị định 86/2014/NĐ-CP nhưng vẫn không phân biệt được khái niệm giữa xe công nghệ và taxi, dẫn đến xung đột giữa các hãng xe công nghệ (như Grab) và taxi truyền thống trong thời gian vừa qua. Vậy để xảy ra những tranh cãi trên xuất phát từ đâu? Ai sẽ là người chịu thiệt trong việc này?
Từ bản dự thảo có thể thấy rõ được những yếu kém của các cơ quan quản lý khi đưa khái niệm về xe hợp đồng điện tử gắn với nhiều quy định bất hợp lý, dư thừa như yêu cầu gắn phù hiệu, hộp đèn… đã thể hiện sự lúng túng của cơ quan quản lý.
Đặc biệt, việc đưa ra những quy định bất hợp lý như thế đã vô hình tự gây khó dễ cho Bộ GTVT vì gạt bỏ đi tất cả những quy định cũ ban đầu đã cấp phép cho Grab thí điểm trong thời gian vừa qua.
Cần phải khẳng định, trong tình hình phát triển xã hội “ nóng” thì việc sửa đổi, điều chỉnh các quy định để phù hợp với thực tiễn là cấp thiết. Tuy nhiên, sửa như thế nào cũng phải dựa vào nền tảng cốt lõi chứ không phải sửa là xoá hết những cái cũ đi.
Video đang HOT
Việc Bộ GTVT liên tục thay đổi các quy định trong dự thảo Nghị định 86 dường như đang thể hiện kiểu làm không có chính kiến “gió chiều nào thì theo chiều đó”, bên nào nói mạnh hơn thì nghe. Bộ GTVT cho phép Grab hoạt động nhưng không quản lý được, thì trách nhiệm này phải thuộc về Bộ GTVT chứ không thể đổ hết lỗi, trách nhiệm cho doanh nghiệp.
Đẩy thiệt thòi cho người dân?
Từ thực tế có thể thấy rằng, chưa bao giờ hành khách lại được hưởng lợi và có nhiều sự lựa chọn khi sử dụng dịch vụ taxi như hiện nay. Kể từ khi các loại hình xe công nghệ (Grab, Go-Viet va FastGo) xuất hiện, người tiêu dùng được sử dịch vụ với giá thành thấp, tiện lợi hơn. Các loại hình xe công nghệ nhanh chóng chiếm được cảm tình của người tiêu dùng, khẳng định được vị trí trên thị trường vận tải chính là nhờ giá cả cạnh tranh, thái độ phục vụ chuyên nghiệp.
Đề xuất gắn “mào” xe công nghệ như taxi truyền thống đang gây nhiều tranh cãi (Ảnh IT)
Đương nhiên, xu thế phát triển vận tải hiện nay, việc giá thành rẻ, dịch vụ tiện ích đang dần chiếm được thiện cảm từ chính hành khách. Vì vậy, hoạt động của các loại hình vận tải như Grab, Go-Viet, FastGo… là kết quả của công nghệ nên không thể bắt nó khoác trên mình những logo, mào taxi như taxi truyền thống.
Đặc biệt, các loại hình xe công nghệ như Grab hoạt động dựa trên hạ tầng, xe ô tô nhàn rỗi từ các cá nhân đang sở hữu xe riêng trong xã hội, nếu bắt lái xe riêng của cá nhân đục lỗ gắn mào trên nóc sẽ rất khó, và khiến nhiều người từ bỏ không tham gia vào thị trường vận tải nữa.
Nếu những người này không tham gia vào vận tải thì người chịu thiệt chính là hành khách, bởi hành khách sẽ ít có lựa chọn, ít được sử dụng dịch vụ vận tải giá rẻ, tiện ích. Đó là chưa kể nhiều hành khách cũng không muốn đi xe có mào vì họ thích cảm giác được đi xe riêng.
Một số chuyên gia giao thông cho rằng, nếu bắt buộc xe công nghệ phải gắn mào như taxi truyền thống sẽ làm tăng chi phí xã hội, trong khi chỉ cần có số xe là cơ quan chức năng dễ dàng biết được xe đó thuộc loại hình gì. Hiện xe hợp đồng điện tử phải có phù hiệu, như vậy là đủ để các cơ quan chức năng kiểm soát.
Bên cạnh đó, cũng theo các chuyên gia giao thông, việc gắn mào xe công nghệ cũng sẽ phát sinh thêm nhiều hệ luỵ khác, sẽ vô tình “vẽ đường” cho tài xế công nghệ bắt khách dọc đường. Bởi khi xe công nghệ bị gắn mào, hành khách không cần đặt xe qua app cũng nhận ra đâu là xe chở khách. Tài xế sẽ tắt ứng dụng và đón khách dọc đường dẫn tới việc “chặt chém” xe chạy lòng vòng để tăng giá sử dụng xe. Câu chuyện tài xế taxi chặt chém khách sẽ tiếp tục là “bài ca không bao giờ cũ”.
Ngoài việc hành khách bị hạn chế cơ hội được sử dụng dịch vụ taxi giá rẻ như hiện nay, theo nhiều chuyên gia kinh tế thì việc bắt xe công nghệ gắn mào, họ sẽ phải phình bộ máy, tăng chi phí thuê mặt bằng, chi phí quản lý, sửa chữa, bảo dưỡng xe, chi phí lương thưởng, chế độ đãi ngộ cho nhân viên… Tất cả chi phí sẽ được áp vào giá thành, đội giá thành lên cao, bao nhiêu cái mới, cái hay, cái tiến bộ sẽ trở nên vô nghĩa.
Theo Danviet
Thời 4.0: Grab đeo mào taxi, khách lên xe phải cầm theo bút ký hợp đồng?
Nếu dự thảo của Bộ GTVT được chấp thuận, tới đây, các hãng taxi công nghệ như Grab, Vato, Fastgo, ABer và sắp tới là Go-Viet,... cũng phải đeo mào và chịu sự quản lý như các hãng taxi truyền thống, chỉ khác ở chỗ tính tiền bằng phần mềm thay vì đồng hồ tính tiền.
Không những thế, người dùng còn buộc phải cung cấp nhiều thông tin cá nhân, ký hợp đồng bản cứng trong thời đại 4.0 (?!).
Ở dự thảo lần này, Bộ GTVT bỏ hoàn toàn khái niệm "hợp đồng điện tử" đã từng nêu ở các dự thảo trước đây.
Bỏ chung một giỏ (?!)
"Thay vì cởi trói cho taxi truyền thống để cạnh tranh công bằng, người ta lại trói taxi công nghệ để cho giống nhau!", một đồng nghiệp của chúng tôi đã nhận xét như vậy sau khi đọc nội dung dự thảo lần thứ 6 Nghị định mới thay thế Nghị định 86/2014 về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô mà Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa trình Chính phủ.
Trong dự thảo lần này, Bộ GTVT cho rằng nên sửa đổi khái niệm kinh doanh taxi. Theo đó, kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi là việc sử dụng xe ô tô có sức chứa dưới 9 chỗ (bao gồm cả người lái xe) để vận chuyển hành khách; có lịch trình và hành trình theo yêu cầu của hành khách; có sử dụng đồng hồ tính tiền để tính cước chuyến đi hoặc sử dụng phần mềm để đặt xe, hủy chuyến, tính cước chuyến đi và kết nối với hành khách thông qua môi trường mạng.
Theo tinh thần đó, việc kinh doanh taxi, các quy định giữa taxi truyền thống (tính tiền qua đồng hồ) và taxi điện tử (tính tiền qua phần mềm) cùng được đưa theo cùng một quy định, chỉ phân biệt bằng việc tính tiền qua đồng hồ và phần mềm.
Bộ GTVT khẳng định việc đồng nhất này là nhằm đảm bảo sự công bằng, công khai minh bạch và chịu quy định về kinh doanh, điều kiện kinh doanh như nhau.
Khẳng định rõ hơn, ở dự thảo lần này, Bộ GTVT loại bỏ hoàn toàn khái niệm "hợp đồng điện tử" đã nêu trong đề án thí điểm xe hợp đồng điện tử mà Grab và Uber (trước đây) tham gia. Dự thảo nghị định lần thứ 6 này yêu cầu xe hợp đồng dưới 9 chỗ sẽ phải chấm dứt việc ứng dụng công nghệ và phải chuyển đổi sang loại hình taxi (nếu muốn tiếp tục áp dụng công nghệ).
Ngoài việc phải liên thông hóa đơn tới cơ quan thuế, Bộ GTVT dự kiến yêu cầu các xe taxi công nghệ cũng phải thực hiện gắn phù hiệu "Xe Taxi" gắn trên kính xe, niêm yết đầy đủ các thông tin trên xe theo quy định.
Không những thế, xe taxi công nghệ cũng phải có hộp đèn với chữ "TAXI" gắn cố định trên nóc xe.
Các xe taxi công nghệ (sử dụng phần mềm), Bộ GTVT yêu cầu "phải đảm bảo kết nối và cung cấp cho hành khách trước khi thực hiện vận chuyển các nội dung tối thiểu gồm: tên đơn vị kinh doanh vận tải, biển kiểm soát xe, cự ly chuyến đi (km) và tổng số tiền hành khách phải trả (VND). Phần mềm phải đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật về giao dịch điện tử trước khi thực hiện".
Tiền hậu bất nhất
Được biết, trước đó, vào tháng 8/2018, trong dự thảo trình Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT cũng đề xuất taxi sử dụng đồng hồ có hộp đèn trên nóc xe ghi là "XE TAXI", còn taxi sử dụng phần mềm tính tiền có hộp đèn là "TAXI ĐIỆN TỬ". Với taxi điện tử, phải thông báo hóa đơn tới cơ quan thuế và Sở GTVT địa phương nơi cấp đăng ký kinh doanh.
Grab, Vato, Fastgo đang có nguy cơ bị coi là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải và phải tuân thủ các quy định điều kiện kinh doanh của loại hình này.
Theo đó, nếu dự thảo nghị định được thông qua, các xe taxi công nghệ như Grab 4 bánh, VATO, Fastgo và tới đây còn có ABer, Go-Viet,... muốn tiếp tục hoạt động thì phải gắn mào, được định nghĩa là phương tiện taxi và bị quản lý hoàn toàn như taxi truyền thống.
Ngoài ra, trong dự thảo lần này, Bộ GTVT cũng quy định rõ, hợp đồng vận tải điện tử thực hiện theo quy định tại Nghị định này, pháp luật về dân sự và giao dịch điện tử. Theo đó, cần có nhiều thông tin cụ thể của hành khách, như tên, địa chỉ, số điện thoại, mã số thuế (nếu có) và đặc biệt, phải có đầy đủ chữ ký của các bên tham gia ký kết.
Trao đổi với PV về việc này, một nhà nghiên cứu kinh tế cho rằng, dường như Bộ GTVT đang bế tắc trong việc quản lý và tiên lượng phát triển của các doanh nghiệp công nghệ. Việc này thể hiện rất rõ ở việc tiền hậu bất nhất trong các tờ trình, văn bản và cũng vì thế nên mới quy taxi truyền thống và taxi công nghệ về "chung một giỏ" mà không làm bật được việc tạo điều kiện cho các loại hình mới phát triển.
Cùng suy nghĩ trên, Luật sư Trương Thanh Đức, Công ty Luật BASICO nhận định, từ bản dự thảo gần nhất, việc đưa khái niệm "taxi điện tử" nhưng vẫn gắn với nhiều quy định bất hợp lý, dư thừa như yêu cầu gắn phù hiệu, hộp đèn... đã thể hiện sự lúng túng trong định danh của cơ quan quản lý.
"Ngay cả thế giới cũng phải công nhận Uber, Grab là mô hình khác biệt. Có thể mình quản lỏng hơn nhưng không thể đẩy về cái cũ. Như vậy coi như Bộ GTVT xóa sổ luôn Uber, Grab, đẩy hết thành taxi. Điều này hoàn toàn đi ngược với chủ trương hướng tới công nghệ 4.0 của Chính phủ, đẩy từ 4.0 về 0.4", luật sư Đức nói.
Theo viettimes
Ứng dụng xe ôm, taxi công nghệ tại Sài Gòn tê liệt vì ảnh hưởng của bão số 9 Nhiều người dùng các ứng dụng này không thể gọi được xe dù bản đồ hiển thị có nhiều tài xế ở gần do mưa ngập. Do ảnh hưởng của bão số 9, Sài Gòn đã có mưa dai dẳng và nặng hạt khiến nhiều tuyến đường ngập nặng, người dân gặp khó khăn trong khi di chuyển. Ghi nhận trong tối ngày...