Bắt vợ giặt tay chậu quần áo rồi mới ngủ, sáng ra tôi đứng hình nhìn cảnh trong nhà tắm
Tôi tức giận gọi điện cho vợ thì mãi cô ấy mới nghe máy. Đang định mắng cho vợ một trận vì tội lười biếng trốn việc thì phải chết sững khi nghe cô ấy lên tiếng trước.
Vợ tôi nghỉ ở nhà lúc mang thai đến nay, mọi khoản chi tiêu đều do tôi lo liệu hết. Tôi đã đi làm kiếm tiền, tất nhiên việc nhà việc cửa và chăm con là phận sự của cô ấy, đừng có kêu ca phàn nàn mà phải cố gắng làm cho chu đáo.
Hiện vợ chồng tôi đang sống cùng bố mẹ, chị gái tôi ly hôn cách đây không lâu cũng đưa con về ở. Đại gia đình quây quần dưới một mái nhà.
Chị gái còn đi làm nuôi con nên tiền chi tiêu ăn uống trong nhà tôi cũng đài thọ hết, chẳng nỡ lòng bắt chị ấy góp. Vừa ly hôn xong, phụ nữ rất suy sụp và buồn khổ, tôi không muốn chị ấy còn phải gánh thêm gánh nặng kinh tế.
Vợ tôi ở nhà cũng chẳng có việc gì nhiều, trông con tôi, cùng mẹ chồng chăm giúp chị gái cháu trai nữa. Ngoài ra thì có việc nhà, cơm nước, toàn những chuyện nhỏ nhặt. Vậy mà không ngày nào tôi về nhà là không nghe vợ ca thán phàn nàn.
Lúc thì trách móc chị chồng vô trách nhiệm với con, hết giờ làm lại đi chơi với bạn bè mà không chịu về chăm sóc con trai. Làm cô ấy phải trông cả 2 đứa trẻ. Rồi mỗi lần có gì sơ suất hoặc để cháu bị ngã hay áo quần dính bẩn chưa kịp thay là mẹ chồng lại mắng con dâu không quan tâm đến cháu chồng, ích kỷ nhỏ nhen và lười biếng.
Không ngày nào tôi về nhà là không nghe vợ ca thán phàn nàn. (Ảnh minh họa)
Toàn những chuyện lông gà vỏ tỏi, tôi nghe mà đến điên cả đầu, mới chỉ thẳng mặt bắt cô ấy phải im miệng. Toàn người trong nhà mà so đo tính toán và nói xấu nhau không thấy xấu hổ hay sao? Ở nhà không có việc gì, vài vấn đề nhỏ nhặt như vậy không tự giải quyết và làm cho tốt đi! Thấy vợ im lặng, tôi nghĩ là cô ấy đã biết điều nên cũng bỏ qua không trách móc thêm nữa.
Bẵng đi một thời gian ngắn, hôm đó tôi đi công tác về, tới nhà cũng khoảng 8 giờ tối. Quần áo bẩn mặc trong chuyến công tác mấy ngày, tôi đều xếp vào vali mang về để vợ giặt cho tiết kiệm tiền giặt là ở tiệm. Hôm đó mẹ tôi và chị gái cũng đi dự tiệc, lúc về cũng thay ra khá nhiều đồ. Nhà tôi có một thông lệ đó là quần áo mới và đẹp dành cho những dịp đặc biệt sẽ giặt tay. Nếu cho vào giặt máy thì nhanh hỏng quần áo vô cùng.
Tất nhiên người phải làm công việc đó là vợ tôi. Mẹ tôi già yếu rồi lẽ nào bắt bà ngồi xổm giặt đồ? Chị tôi cũng bận bịu, làm mẹ đơn thân đâu dễ dàng gì. Vợ tôi là con dâu lại là người nhàn hạ rảnh rỗi nhất, cô ấy không giặt cho cả gia đình thì ai giặt vào đây?
Video đang HOT
Toàn quần áo đẹp không thể bỏ đó qua đêm, lúc 10h tối khi vợ định vào phòng đi ngủ thì tôi bắt cô ấy phải giặt hết chỗ quần áo đó mới được nghỉ ngơi. Sáng hôm sau cô ấy đâu phải đi làm, có cần ngủ sớm như tôi và chị gái đâu!
Đi công tác về mệt nên tôi ngủ rất say. Mẹ tôi và chị gái hôm trước đi tiệc có uống chút rượu, thành ra cũng không dậy sớm được như bình thường. Lúc tôi dậy họ thậm chí còn vẫn ngủ. Tưởng vợ đang nấu bữa sáng trong bếp, vậy nhưng tìm khắp cả nhà cũng chẳng thấy đâu. Tôi càng giật mình hơn khi con tôi cũng biến mất. Lẽ nào sớm như vậy cô ấy đã đưa con ra ngoài?
Sau đó dù tôi nói thế nào nhưng vợ cũng nhất quyết không chịu đưa con về. (Ảnh minh họa)
Tôi vào nhà vệ sinh, để rồi phải tá hỏa khi nhìn thấy cảnh tượng trong phòng tắm. Chậu quần áo đầy ắp hôm qua tôi giao cho vợ giặt vẫn còn nguyên. Tôi tức giận gọi điện cho vợ thì mãi cô ấy mới nghe máy. Đang định mắng cho vợ một trận vì tội lười biếng trốn việc thì phải chết sững khi nghe cô ấy lên tiếng trước:
- Đơn ly hôn tôi để trên bàn trong phòng ngủ ấy, anh ký vào rồi đem nộp đi. Tôi lấy chồng chứ không phải đi làm kẻ hầu người hạ, tôi sống đâu phải để phục vụ người dưng nước lã! Tôi với con về nhà mẹ đẻ rồi, thương nhau thì ở còn đối xử tệ bạc với nhau thì đường ai nấy bước. Tôi chẳng nợ gì anh và nhà anh cả mà phải cố nhịn nhục!
Sau đó dù tôi nói thế nào nhưng vợ cũng nhất quyết không chịu đưa con về. Tôi thì không muốn phải quỵ lụy xin lỗi vì chuyện quá vô lý. Đi lấy chồng về làm dâu không giặt quần áo cho nhà chồng thì làm gì? Chưa nói còn đang thất nghiệp ở nhà ăn bám chồng. Mà chỉ vì một chậu quần áo bẩn, vợ tôi đã đòi ly hôn? Có cách nào bắt vợ tôi quay về và dạy cho cô ấy biết điều hơn không?
Thấy quần áo của mình trong tủ bị vò nát, nàng dâu 15 năm được nghe lý do khó tin từ mẹ chồng: Phụ nữ 1 điều nhịn là 9 điều dại?
Nhiều hôm Hương cố tình đánh dấu "hiện trường" và phát hiện ra sự xê dịch mỗi ngày đều là thật chứ không phải do cô tưởng tượng nữa. Đó là dấu vết của bàn tay mẹ chồng...
01
Mẹ chồng Hương thường hay bảo: "Quần áo bấy nhiêu mày mặc cả đời cũng chả bao giờ hết" . Cô cũng biết mỗi khi đi làm mẹ chồng thường hay mở tủ quần áo của cô để xem món đồ nào là mới, là cũ. Nhìn tủ quần áo lộn xộn lúc đầu Hương cũng thắc mắc, sau nhiều lần thì cô biết bàn tay mẹ chồng tác động vào. Cô tưởng tượng đến tiếng thở dài đánh sượt của bà vì không thể nào cản nổi những món đồ mới của nàng dâu xuất hiện ngày càng nhiều trong tủ.
Thực tế thì Hương cũng là người nghiện mua sắm nhưng cô mua là 1 phần, còn do chị dâu hay cho quần áo nữa. Nhưng mà chẳng lẽ lần nào cũng phải giải thích rằng bộ này là do thế này, bộ kia là do đâu xuất hiện sao. Cãi bà thì không khí trong nhà cũng căng thẳng, kém vui, nhưng không nói thì thực sự ấm ức.
Tiền bà đâu có cho vợ chồng cô, tiền là do vợ chồng cô tự kiếm. Vậy cớ sao khi vợ chồng cô đang chăm lo cho bà (bà không có lương, mời bà từ quê lên ở cùng để bà đỡ buồn) nhưng lại phải chịu thái độ như thể mình là kẻ ăn bám thế này?
Theo cách bà nói thì bà ấm ức vì luôn nghĩ người làm ra tiền trong cái nhà này là con trai bà chứ không phải Hương. Và cô đang ở thế ăn bám nhưng lại chi tiêu hoang phí.
Chồng cô sau nhiều ngày không nói gì thì tư tưởng của mẹ cũng tác động, anh nói với vợ: "Em cũng xem lại sắm sửa vừa phải thôi, chi tiêu cho hợp lý". Hương cự cãi: "Chẳng lẽ em phải nói với anh bao nhiêu lần là quần áo em có mua nhưng phần nhiều là do chị dâu em cho" . Chồng Hương không nói gì nữa nhưng có cảm giác trong lòng anh cũng có chung suy nghĩ với mẹ.
02
Hương là nhân viên văn phòng nên cũng chỉ có 1 mức lương vừa phải, chồng cô đúng là người lo nhiều hơn về tài chính trong gia đình. Nhưng cái nhà đang ở là nhà bố mẹ cô mua cho nên không thể nói cô không có đóng góp hoặc gán cho cô tội ăn bám 1 cách vô lý. Điều này đáng lẽ không cần nói nhưng thái độ mẹ chồng khiến cô phải nghĩ đến.
Tuy nhiên, Hương là người muốn giữ 1 mái ấm gia đình cho con. 3 đứa trẻ cãi nhau rồi hục hoặc rồi chia ly, ai là người khổ. Bởi vậy nên Hương nhịn, nhưng càng nhịn mẹ chồng càng như thể muốn dí nát cô như con kiến.
Lúc nào cũng là những lời bóng gió kêu ca tiêu xài hoang phí, hoặc là không phải tiền của mình đổ mồ hôi làm ra nên chi tiêu phóng tay... Ngày nào Hương cũng phải chịu đựng sự tra tấn tinh thần như thế. Có hôm cô gắp miếng thịt thấy bà cũng nhìn, thái độ như kiểu: "Gắp miếng ngon thế, để phần cho chồng con chứ" . Hương vẫn nhịn.
Rồi 1 ngày Hương đi làm về và tủ quần áo bị lục tung lên, thậm chí vò nát từng món không thương tiếc. Nó không phải là cách kiểu xem trộm như trước nữa mà là 1 sự thách thức, 1 lời tuyên chiến thực sự. Hương biết sức chịu đựng của mình đã vượt ngưỡng.
Cô liền mang những chiếc quần áo nhăn nhúm do mẹ chồng cố ý vò nát ra mà xếp chúng vào chiếc túi nilon. Mẹ chồng Hương hỏi: "Chị định làm gì vậy?" . Cô thản nhiên đáp: "Con đem vứt đi" .
Mẹ chồng vốn không thích hoang phí, sống tiết kiệm, thứ gì bỏ cũng tiếc: "Quần áo mới đẹp như thế mà bỏ đi, chị không biết tiếc tiền à?". Hương nhẹ nhàng đáp: "Nhăn nhúm quá con không mặc được nữa" .
"Nhăn 1 chút thì là đi vẫn mặc được, hoặc cho cái Lan (em chồng) ấy. Tôi chỉ vo nó lại chứ có làm bẩn làm lem gì đâu... " . Nói đến đây bà im bặt vì biết lỡ lời khi đã thú nhận hành động trong bóng tối của mình.
Chỉ chờ có lời thú tội đó, Hương mới điềm tĩnh nói tiếp 1 bài phát biểu mà cô cho là cuối cùng: "Mẹ, con đang sống trong nhà mình mà quyền riêng tư tối thiểu cũng không có. Mẹ động vào quần áo của con làm gì, mẹ vo lại để làm gì? Mẹ cho rằng quần áo là tiền của con trai mẹ nên mẹ tiếc ư? Chúng con cũng đã đủ lớn để sống riêng, để tự chịu trách nhiệm trước tất cả những hành động của mình.
Con đi làm cũng có tiền lương nhưng chỉ là ít hơn anh ấy. Con là vợ, là mẹ sao con không biết lo tài chính cho gia đình? Quần áo của con cũng có nhiều 1 chút nhưng mẹ có biết điện thoại con luôn là người dùng lại khi chồng con mua điện thoại mới. Anh ấy tiêu tiền vào loa đài như 1 sở thích, con tiêu vào quần áo chỉ bằng 1/10 số đó. Đấy là con còn chưa nói chị dâu con cho con rất nhiều áo quần.
Mẹ sống chung cùng tụi con, con tôn trọng mẹ nhưng không có nghĩa là mẹ làm cho không khí cái nhà này căng như dây đàn lên thì mới chịu được. Con không ở nhờ trong nhà mẹ, con rất tôn trọng mẹ, chính con là người nói với chồng rằng về đón mẹ lên ở cùng cho mẹ đỡ buồn. Nhưng 1 cuộc sống mà sống cùng nhau rồi để thành ra ngột ngạt thế này thì con không chịu đựng nổi nữa đâu.
Con biết cha mẹ già của 2 bên ai cũng phải có nghĩa vụ chăm sóc, nhưng với con nhẫn nhịn bấy lâu là đủ rồi. Chúng con sẽ ly hôn. Khi con đến với gia đình này như thế nào con sẽ đi như thế. Con đến tay trắng, con sẽ ra đi tay trắng, Chồng con tài giỏi như mẹ nói con để anh nuôi dạy cả 3 đứa trẻ, con cũng cậy nhờ vào cả sự chăm sóc của mẹ nữa. Còn nhà này là của bố mẹ con mua, con đang ở nhờ, con sẽ trả lại ông bà".
03
Mẹ chồng Hương há hốc miệng không ngờ hôm nay nàng dâu phản kháng dữ dội quá. Bà tưởng tượng ngay đến việc kế tiếp là giờ mẹ con, bà cháu lại dắt díu nhau đi thuê nhà, không có tay nàng dâu trong nhà sẽ đảo lộn như thế nào. Nghĩ đến đây mà đã thấy khung cảnh tối sầm rồi, bỗng nhiên bà dịu giọng lại: "Mẹ cũng sai, chỉ là mẹ muốn con chi tiêu tiết kiệm 1 chút. Mà thôi, giờ chúng mày làm gì thì làm, giờ... tao kệ".
Sau lần phản kháng đó thái độ mẹ chồng Hương mới thay đổi, vui ngay thì chắc khó, nhưng dần dần bà không can thiệp vào việc chi tiêu của nàng dâu nữa.
Nàng dâu 15 năm hiểu hạnh phúc không phải cứ cười hiền lành là có được hạnh phúc. Các cụ bảo "1 điều nhịn 9 điều lành" nhưng giờ có lẽ là "1 điều nhịn là 9 điều dại" mất. Khi mẹ chồng cứ nhất định dìm nàng dâu xuống bằng những quan niệm cũ kĩ, cổ hủ mà gã chồng lại nhu nhược thì phải đứng lên, chấp nhận gỡ bỏ sự an toàn tưởng là tốt đẹp đang có.
"Hôm đó mình nói thế cũng để bà hiểu vấn đề thôi. Việc ra đi tay trắng hay không mình còn phải nghĩ đã, cũng có khi mình nhận nuôi cả 3 con ấy chứ. Nhưng mà mình biết bà làm quá vì biết con trai nghe lời mình, bà cũng nghĩ rằng mình sẽ không bao giờ dám bỏ chồng vì biết tính mình thương con. Có những điều thực sự là nỗi đau nhưng cũng phải đối diện, nếu luôn ở thế kẻ lép vế hoặc không dám ra đi bạn sẽ muôn đời là ngồi chiếu dưới. Phụ nữ ấy à, nhịn nhục cũng không sai, nhưng cũng cần đấu tranh nữa mới mong có được hạnh phúc" , nàng dâu 15 năm quả quyết khẳng định!
Em chồng ngày nào cũng pha nước cam mời uống, tôi móc họng nôn hết mọi thứ sau 1 cuộc điện thoại Cứ nghĩ em chồng đã thay đổi nhưng không ngờ cô ấy còn nham hiểm hơn cả tôi. Từ ngày làm dâu, tôi không gặp bất cứ khó khăn gì về phía mẹ chồng. Nhưng lại thường xuyên xích mích với em chồng. Uyên - em chồng của tôi được bố mẹ chiều chuộng từ nhỏ nên sinh hư. Nó lười lắm, sinh...