‘Bắt trẻ mầm non nuốt lại thức ăn đã ói vì đắt đỏ’
Bảo mẫu Lý khai nhận phải cho trẻ ăn “cấp tốc” để có thời gian cho các em khác ăn. Khi trẻ không chịu ăn, ói ra là đánh để các bé sợ mà nuốt vào.
Phương (trái) thừa nhận hành vi đánh trẻ em tại cơ quan công an.
Là người có hành vi rõ ràng nhất trong đoạn clip gây phẫn nộ trong dư luận, Nguyễn Lê Thiên Lý (19 tuổi, quê Kiên Giang, tạm trú tại Q.Thủ Đức, TP.HCM) cho biết tại cơ quan công an, mới tốt nghiệp lớp 12. Khi không đậu đại học, cô lên Sài Gòn kiếm việc làm tạm thời.
Cuối tháng 8/2013, Lý xin vào làm việc tại nhà trẻ tư thục mầm non Phương Anh (số 18 đường Hiệp Bình, P.Hiệp Bình Phước, Q.Thủ Đức). Khi phỏng vấn thì Lê Thị Đông Phương (31 tuổi, ngụ Q.8, chủ nhà trẻ) nói tuyển Lý vào làm nhân viên cấp dưỡng nhưng phải làm nhiệm vụ cho trẻ ăn. Hàng ngày thấy bà chủ dạy trẻ bằng bạt tai nên Lý cũng học theo.
Thấy bà chủ “dạy” trẻ bằng bạt tai nên Thiên Lý cũng học theo.
Lý khai nhận phải cho trẻ ăn “cấp tốc” để có thời gian cho các em khác ăn. Khi trẻ không chịu ăn, ói ra là đánh để các bé sợ mà nuốt vào, không dám ói. “Nếu bé nào ói thì ép ăn lại thì bé mới sợ, lần sau không dám ói. Mà nếu không cho ăn lại những gì đã ói, thì lấy đâu ra cơm và cháo mà cho ăn tiếp”, Lý khai.
Ngay từ ngày đầu tiên vào làm việc, Phương đã dặn Lý: “Giá cả đắt đỏ, đồ ăn thức uống có giới hạn. Mỗi tháng phụ huynh chỉ trả từ 1,2 – 1,4 triệu đồng tiền công giữ trẻ… nên phải tiết kiệm đồ ăn thì mới lãi, cuối tháng có tiền trả lương”.
“Chị Phương bắt buộc phải ép các bé ăn để khi cha mẹ các bé đón con về không chê là nhà trẻ bỏ đói con mình…”, bảo mẫu này khai nhận.
Trả lời những câu hỏi của điều tra viên, Thiên Lý khai trong lúc cho ăn, các bé hay khóc hoặc nôn ói thì có hăm dọa bằng cách dùng tay đánh vào mông, lưng, cánh tay… Lý cũng thừa nhận do các bé “khó ăn”, hay nôn ói nên cô này đút thức ăn lia lịa, ói ra thì dồn vào miệng trẻ.
“Em chỉ dọa, ép các cháu ăn nhanh cho xong nghĩa vụ, vì hầu hết không thể tự ăn mà phải chờ cô đút. Nếu không dọa các bé không chịu ăn”, bảo mẫu 9X khai.
Trong clip có cảnh khi bé gái không chịu ăn, Lý đã nâng cháu lên rồi dọa bỏ vào thùng nước. Trước câu hỏi “nếu lỡ tay, cháu bé rơi vào thùng chết đuối thì sao?”, Thiên Lý cúi gằm mặt xuống bàn và lý nhí trả lời “em chỉ dọa”.
Video đang HOT
Tại cơ quan công an, Lê Thị Đông Phương thừa nhận nhóm giữ trẻ mầm non Phương Anh không có giấy phép hoạt động do cơ quan cơ quan chức năng cấp. Phương cũng thừa nhận chính là người trong đoạn clip tát vào mặt cháu bé 28 cái khi cháu này không chịu ăn.
Thượng tá Đoàn Văn Phê, Phó trưởng công an Q.Thủ Đức, cho biết vụ việc bắt đầu từ chiều 13/12 khi công an quận nhận tin báo của Công an P.Hiệp Bình Phước về việc có đoạn clip hành hạ trẻ mầm non xảy ra ở trường mầm non Phương Anh. Công an quận đã có mặt phối hợp cùng công an phường nắm vụ việc, thu thập chứng cứ và làm việc với các bảo mẫu.
Ngay sau đó, công an tổ chức đưa các bé bị đánh đi khám sức khỏe. 3 trẻ trong vụ việc được xác định là Lê Tuấn K. (1 tuổi), Bùi Ngọc D. (3 tuổi) và Nguyễn Trần H. (2 tuổi).
Theo Khampha
"Hiện tượng" Nguyễn Bá Thanh
Tuần qua, ông Nguyễn Bá Thanh lại nổi lên như một hiện tượng chính trị khi có quyết định bổ nhiệm ông giữ chức Trưởng Ban Nội chính TƯ.
Trước đó, mỗi lần xuất hiện trước công chúng, vị Bí thư Thành ủy Đà Nẵng đều để lại ấn tượng thông qua những hành động quyết đoán, những phát ngôn bộc trực, không ngại va chạm...
Lãnh đạo không "phỉnh" dân
Nhắc tới Đà Nẵng, người ta nhớ ngay tới chủ trương thành phố "Năm không": không nghiện hút, không giết người cướp của, không lang thang ăn xin, không mù chữ, không hộ đói nghèo. Và người đưa ra chủ trương ấy chính là Nguyễn Bá Thanh.
Nói là làm. Chả thế mà vị Bí thư kiêm chủ tịch HĐND kỳ hội đồng nào cũng truy đến cùng trách nhiệm lãnh đạo các ngành về những thiếu sót cụ thể trong điều hành công việc. Thế nên mới có chuyện hầu như ở bất cứ kỳ họp nào của HĐND TP Đà Nẵng, các giám đốc sở cũng đều "toát mồ hôi hột" trước chất vấn của Nguyễn Bá Thanh.
Còn nhớ phiên họp HĐND Đà Nẵng tháng 7/2012, dư luận cả nước ấn tượng bởi cuộc "truy tận gốc, bắt tận ngọn" giữa Nguyễn Bá Thanh với Giám đốc Sở Xây dựng. Trong cuộc truy vấn tay đôi, không ít lần vị giám đốc sở tỏ ra luống cuống, ậm ừ trước câu hỏi chi tiết, lập luận bộc trực của ông Bí thư.
Cuối phiên họp, vị chủ tịch HĐND nói thẳng: "Mình là cơ quan chuyên môn, cơ quan tham mưu thì phải sâu hơn lãnh đạo. Nhiều lúc lãnh đạo TP lại sát hơn giám đốc sở. Cứ làm lộn ngược đầu như thế nên công việc ách tắc là phải. Mình phải chịu khó đi mới quán xuyến được công việc và đi thẳng vô câu người ta hỏi. Phải nắm được gốc của vấn đề để biết cách xử lý và trả lời cho dân, chứ đừng "phỉnh" người ta, nói theo kiểu cho... uống thuốc an thần!".
Ông Nguyễn Bá Thanh trên nghị trường
Khi bàn đến chuyện chống trộm cướp và trật tự an ninh, nghe lý giải cũ mèm "đó không chỉ là trách nhiệm của riêng ngành công an mà đòi hỏi cả hệ thống chính trị phải vào cuộc", Nguyễn Bá Thanh nói: "Nói là toàn Đảng, toàn quân, toàn dân nhưng thực ra trách nhiệm chính vẫn là công an. Ở Hàn Quốc, Singapore đâu có hô "toàn Đảng, toàn quân, toàn dân" mà họ vẫn làm rất tốt. Vấn đề là lực lượng công an phải "sắc" mới giải quyết được. Công an phải quản lý các đối tượng ma tuý, đòi nợ thuê chứ không thể bắt cả xã hội phải ngó chừng. Phải khởi tố, bỏ tù ngay các đối tượng đòi nợ thuê bất hợp pháp, tra tấn, đánh người... nhưng nói chung mình làm cái này chưa quyết liệt!".
Bàn về trách nhiệm cá nhân, ông Nguyễn Bá Thanh nói: "Phải có người chịu trách nhiệm cá nhân chứ không thể cuối cùng rồi hoà cả làng. Ở các nước nếu xảy ra cướp giật nhiều như thế thì Tư lệnh cảnh sát phải từ chức. Không từ chức không xong với các nghị sĩ đâu. Không có chuyện đổ lung tung, cứ từ họ Nguyễn, họ Lê chuyển sang... họ Đổ hết!".
Bí thư Đà Nẵng khi tiếp xúc với cử tri tỉnh nhà
Ngoài ra, trên nhiều diễn đàn, dân cư mạng còn thống kê những hành động có một không hai của vị Bí thư Đà Nẵng. Hàng loạt câu hỏi đặt ra: Có vị lãnh đạo nào đến tận nơi tặng quà 500 ngàn đồng cho những người bị bệnh phong nhân dịp họ được chuyển đến nơi ở mới khang trang hơn và hứa ai khó khăn sẽ được giúp đỡ để ổn định cuộc sống? Có vi lãnh đạo nào dám quyết tăng phụ cấp cho cảnh sát giao thông lên 5 triệu đồng một tháng để các chú đỡ ăn mãi lộ? Có vị lãnh đạo nào dám "trảm tướng" mạnh tay như Nguyễn Bá Thanh khi cấp dưới không hoàn thành nhiệm vụ? Có vị lãnh đạo nào cho phép lấy sân Ủy ban Tỉnh làm nơi vẽ sa bàn cho dân vào tập lái xe hai bánh để nhanh chóng có bằng lái xe...?
Nguyễn Bá Thanh cũng "nổi tiếng" vì những chủ trương được coi là "trái luật" như cấm người nhập cư bất hợp pháp, không sử dụng bằng cấp chuyên tu tại chức rởm...
Tình và lý trong con người lãnh đạo
"Đuổi ngay nếu cảnh sát giao thông nhận mãi lộ!" hay "Cướp dã man? Cho ra đảo!" những phát ngôn ấy của Nguyễn Bá Thanh được dư luận nhớ mãi và ủng hộ nhiệt liệt.
Còn nhớ, tại buổi nói chuyện với gần 4.500 cán bộ lãnh đạo, quản lý, ông Thanh cũng thẳng thắn: "Cán bộ mà có được cái gì đã mới làm thì khác gì con cá heo cho ăn mới nhảy múa. Làm lãnh đạo phải có khát vọng chứ không tự bằng lòng với vị trí của mình, rồi ngó lên ngó xuống coi mình sẽ lên đâu, phải làm cái gì đó cho dân. Làm tổ chức thì phải đi tìm cán bộ, đừng để ai muốn làm cán bộ thì tìm mình. Phải suy nghĩ, cải tiến, đừng có họp quá nhiều".
Tại buổi nói chuyện với thiếu niên chậm tiến trên địa bàn sau khi các em này được đi tham quan thực tế trại giam Hỏa Sơn, với cái tình của bậc cha chú, ông Bí thư đã nói: "Đà Nẵng là một trong những địa phương có nhiều trường học nhất. Ở đó, các cháu có bạn bè, thầy cô và một tương lai sán lạn. Nếu các cháu không chọn trường học, không còn cách nào khác là chú phải cho mở rộng Trại giam Hòa Sơn ra 5ha nữa để đón các cháu. Các chú chỉ muốn khuyên các cháu chứ nêu phải bỏ tù các cháu, chú đau lắm".
Ông Nguyễn Bá Thanh thăm viện Sản-Nhi Đà Nẵng
Theo dõi sát sao những thông tin về vị Bí thư Đà Nẵng, bạn đọc Nhất Long nhận định: "Chỉ có người có tâm, luôn luôn suy nghĩ đến thành phố, người dân này thì mới có ý tưởng hay thu nhận những ý tưởng thiết thực, đơn giản nhưng thật ấn tượng: Giành thời gian nói chuyện từ cán bộ viên chức tới vũ phu, xe ôm, với người mãn hạn tù, thiếu niên hư hỏng... Đà Nẵng tự hào có một người lãnh đạo biết trăn trở, tâm huyết, dám làm."
Chung suy nghĩ ấy, bạn đọc Hảo Lê viết: "Ở đất nước hình chữ S này không biết bao nhiêu người đứng đầu các cơ quan ban ngành còn giống bác Thanh không? Một con người rất cuơng trực và liêm khiết, hết lòng vì đất nước và có trách nhiệm với những người xung quanh mình. Tôi rất thích phong cách làm việc của bác không cần màu mè hay phô truơng, bác nói là làm không giống như mấy người chỉ giỏi được cái miệng."
"Nể" cũng là suy nghĩ của bạn đọc Trọng Đức về ông Bá Thanh: "Tôi hay đọc tin tức, Cứ mỗi lần có bài viết về Nguyễn Bá Thanh thì tôi thấy thật là nể phục, Con người ông Thanh có 2 cái Tình và Lý thật là sâu sắc đúng là Nhân tài của Đà Nẵng."
Mong rằng đất nước sẽ có thêm nhiều vị lãnh đạo như vậy, bạn đọc Chúc Lực viết: "Là người dân Đà Nẵng vào TPHCM lập nghiệp. Tôi đã từng nghe nhiều người nói về ông ở tài lãnh đạo và có TÂM có TẦM nhìn và lắng nghe dân nói, nhưng tôi chưa tin. Và những lần về thăm quê, chứng kiến TP Đà Nẵng thay đổi rất nhiều , tôi đã có lòng cảm phục ở tài lãnh đạo của ông . Những lời ông nói giản dị, bộc trực, thẳng thắn nhưng đi sâu , đi sát vào vấn đề không quanh co , không ngại đụng chạm, giải quyết công việc một cách ngắn gọn, hiệu quả, hợp lòng dân."
Trước tin ông Nguyễn Bá Thanh được Bộ Chính trị bổ nhiệm chức Trưởng Ban Nội chính TƯ, bạn đọc cả nước càng đặt niềm tin vào vị lãnh đạo này, mong ông tiếp tục phát huy phẩm chất như khi còn ở Đà Nẵng.
Cùng với quyết định thành lập Ban Nội chính TƯ, Bộ Chính trị cũng đã phê duyệt Quyết định về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của cơ quan này.
Theo đó, Ban Nội chính TƯ được xác định chức năng là cơ quan tham mưu của BCH Trung ương mà trực tiếp và thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư về chủ trương và các chính sách lớn thuộc lĩnh vực nội chính và phòng, chống tham nhũng (PCTN). Nhiệm vụ của Ban Nội chính Trung ương gồm sáu nhóm:
Thứ nhất là nghiên cứu, đề xuất những quan điểm, định hướng lớn của Đảng về công tác xây dựng pháp luật; một số chủ trương, chính sách về an ninh quốc gia và PCTNo; về tổ chức và hoạt động của các cơ quan nội chính và Hội Luật gia VN, Liên đoàn Luật sư VN...
Thứ hai là hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đôn đốc các cấp ủy, tổ chức đảng trong lĩnh vực nội chính...
Thứ ba là nhiệm vụ thẩm định các đề án về lĩnh vực nội chính và PCTN trước khi trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
Thứ tư, Ban Nội chính Trung ương sẽ tham gia ý kiến trong việc bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật với các chức danh thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý trong các cơ quan nội chính theo phân công, phân cấp, bao gồm cả việc bổ nhiệm kiểm sát viên cao cấp, thẩm phán TAND Tối cao.
Thứ năm, Ban Nội chính Trung ương thực hiện nhiệm vụ cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN.
Thứ sáu, Ban sẽ thực hiện một số nhiệm vụ khác do Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao.
Theo 24h
Quảng Bình: Tàu cá thứ 3 bị mất tích Liên tiếp trong vòng chưa đầy 1 tuần đã có 3 tàu cá của ngư dân của huyện Quảng Trạch, Quảng Bình bị nạn ngoài khơi, con số ngư dân mất tích được cơ quan chức năng địa phương xác nhận lên đến 28 người. Thông tin từ UBND xã Quảng Phúc, huyện Quảng Trạch, Quảng Bình cho biết, xã đã nhận được...