Bất tiện cầu phao qua sông Hàn
30 năm qua, người dân hai huyện ngoại thành là Vĩnh Bảo và Tiên Lãng của TP.Hải Phòng vẫn phải đi lại bằng 2 cây cầu phao xuống cấp và lạc hậu bắc qua sông Hàn.
Cây cầu phao xuống cấp, nguy hiểm nhưng người dân vẫn phải sử dụng để qua song – Ảnh Lê Tân
Cầu phao Đăng (được dựng năm 1990) nối liền xã Kiến Thiết, H.Tiên Lãng với xã Tam Đa, H.Vĩnh Bảo và cầu phao Hàn (xây dựng năm 1980) nối xã Kiến Thiết với xã Hòa Bình, H.Vĩnh Bảo. Hai cầu phao này nối liền các tuyến đường 351, 352, 354, 402 với QL37, QL 10 và là con đường nhanh nhất từ nội thành Hải Phòng đi Thái Bình.
Tuy nhiên sau nhiều năm sử dụng, cầu đã xuống cấp, gây khó khăn cho việc đi lại của người dân. Cả hai cầu phao được ghép bằng những chiếc đò cũ, trên mặt ghép tôn sắt, gỗ rất ọp ẹp và mất an toàn. Đó là chưa nói, khi đi qua 2 cầu phao này người dân phải đóng phí, mỗi lượt xe máy là 4.000 đồng – 7.000 đồng. Riêng ô tô thì mua vé tùy theo chỗ ngồi và tải trọng.
Do đôi đường cách trở nên những người phải qua sông làm việc gặp rất nhiều tình huống éo le. Ông Nguyễn Trần Cần, Giám đốc Điện lực H.Vĩnh Bảo kể: “Có lần bão về Hải Phòng, lưới điện bị sự cố, tôi phải đi từ nhà ở Kiến An vào Vĩnh Bảo xử lý, nhưng đi đến cầu phao mới biết không được qua cầu vì mưa gió nguy hiểm, lại phải vòng lại đi đường khác”.
Trao đổi với PV Thanh Niên, ông Vũ Văn Nhân, Chủ tịch UBND xã Kiến Thiết (H.Tiên Lãng) cho biết: “Khi thời tiết xấu, người dân thường không dám qua các cầu phao mà phải quay lại đi đường vòng xa hơn 10 km để về nhà. Có người ngại đi xa lại gọi đò ngang chở qua sông, rất nguy hiểm”.
Video đang HOT
Còn ông Lê Đức Thuận, Chủ tịch xã Tam Đa (H.Vĩnh Bảo) cho rằng: “Khổ nhất là công nhân. Hai huyện đều có những khu công nghiệp lớn thu hút hàng nghìn lao động. Ngày nào họ cũng phải qua cầu 2 lần như vậy, mỗi tháng phải phát sinh thêm mấy trăm nghìn tiền vé”.
Không chỉ có giao thông đường bộ bị ảnh hưởng, giao thông đường thủy cũng gần như bị ngưng trệ. Lãnh đạo các xã Kiến Thiết, Tam Đa, Hòa Bình đều cảm thấy rất bế tắc trước việc tìm hướng cho bến tàu thủy tồn tại từ rất lâu ở sông Hàn đang “sống dở chết dở” vì hai cầu phao này. Theo đó, hai cầu phao như cái barie chắn ngang dòng sông. Tàu thuyền ra vào phải được sự cho phép của đơn vị quản lý cầu, phải mất phí đóng cầu và hầu như chỉ được lưu thông vào ban đêm.
Trao đổi với Thanh Niên, ông Mai Xuân Phương, Phó giám đốc Sở GTVT Hải Phòng cho biết, TP. Hải Phòng và Bộ NN-PTNT đã có quy hoạch xây cầu Hàn và đập tràn thủy lợi thay thế cho hai cầu phao này. Tuy nhiên chưa rõ bao giờ mới có thể thực hiện dự án.
Lê Tân
Theo Thanhnien
Rắn hổ mang bò vào nhà dân
Nửa tháng qua, người dân ở thôn 11, xã Hòa Bình, huyện Vĩnh Bảo, TP.Hải Phòng liên tục bắt được rắn hổ mang trong nhà mình.
Ông Thụy cầm 3 con rắn hổ mang bắt được - Ảnh: V.N.K
Sáng ngày 11.9, bà Lê Thị Lánh ở thôn 11 tá hỏa khi phát hiện ra con rắn hổ mang dưới gầm chạn bát. "Tôi vừa bước vào trong bếp thì nghe thấy tiếng "phì, phì", nhìn vào thì thấy con rắn đen xì, to bằng ngón tay cái, dài khoảng hơn 30 cm đang bành mang. Tôi phải gọi chồng tôi xử lý rồi mang rắn tới nhà ông cán bộ thôn báo cáo", bà Lánh kể lại.
Còn bà Khổng Thị Kim, 75 tuổi, cho biết hơn 1 tuần qua, vợ chồng bà đã 3 lần bắt được rắn hổ mang.
"Một lần tôi đang đứng bán hàng tạp hóa cho khách thì có con rắn từ trườn ra ngoài đường. Một lần khác vợ chồng tôi đang đứng đọc kinh thì thấy con rắn hổ mang đang phì phì, phải cầm gậy đập. Có lần tôi phải nhờ người hàng xóm đến bắt con rắn trong bụi chuối nặng hơn 1kg", bà Kim lo lắng nói.
Một góc trại nuôi rắn hổ mang của ông Thỉnh - Ảnh: V.N.K
Người dân thôn 11 cho rằng rắn hổ mang này sổng chuồng từ trại nuôi rắn của ông Đoàn Văn Thỉnh, 51 tuổi.
Theo ông Nguyễn Bá Thụy, 53 tuổi, có khoảng 10 hộ dân bắt được rắn hổ mang trong nhà liên tục suốt nửa tháng qua, thậm chí có người bắt được 2 con rắn hổ mang trong buổi sáng. Mọi người bắt được rắn đều mang đến nhà thôn trưởng hoặc mang đến trại rắn cho ông Thỉnh biết. "Dù chưa người nào bị rắn cắn nhưng người dân rất hoang mang, lo lắng về sư an toàn tới tính mạng, nhất là vào buổi tối", ông Thụy nói.
Ông Thỉnh xây trại nuôi rắn cách đây khoảng 3 tháng trong khu dân cư. Nhiều người hỏi ông Thỉnh định nuôi gì thì ông chỉ nói là nuôi "con không kêu". Đến khi thấy xe chở rắn về thì người dân mới biết đây là trại nuôi rắn.
Trại nuôi rắn hổ mang ngay trong khu dân cư - Ảnh: V.N.K
Trao đổi với PV Thanh Niên Online, ông Đoàn Văn Thỉnh, chủ trại rắn cho biết, bắt đầu nuôi rắn hổ mang cách đây khoảng 1 tháng với khoảng 300 lồng nuôi. Khi nghe thấy tin người dân liên tục bắt được rắn hổ mang, ông Thỉnh có đi kiểm tra chuồng trại nuôi nhưng "không phát hiện lỗ hổng nào". Ông Thỉnh cũng thừa nhận chưa xin cấp phép từ cơ quan chức năng khi nuôi rắn hổ mang.
Theo ông Phạm Văn Đương, Chủ tịch UBND xã Hòa Bình, đã nhận được thông tin người dân phản ánh và đã làm việc với chủ trại rắn này. "Trại rắn này nuôi không có giấy phép nuôi động vật hoang dã theo quy định. Chủ trại xin được nuôi hết đợt này để bán xong rồi đóng cửa", ông Đương cho biết.
Vũ Ngọc Khánh
Theo Thanhnien
Bà hỏa thiêu rụi ngôi chùa hơn 300 năm tuổi Chiều 28.8, UBND xã Tiên Minh, huyện Tiên Lãng, TP.Hải Phòng đã họp bàn cách khắc phục hậu quả vụ cháy chùa Long Sơn hơn 300 tuổi thuộc thôn Phương Đôi, xã Tiên Minh. Những pho tượng cổ trong chùa đã bị ngọn lửa làm tổn hại Vụ cháy xảy ra tối ngày 26.8, nghi do chập điện. Bà Đoàn Thị Mịn (59...