Bất thường cổ phiếu SRA
Bất chấp thị trường chứng khoán biến động thất thường giai đoạn vừa qua, cổ phiếu SRA của Công ty cổ phần SARA Việt Nam đã có tới 10 phiên tăng giá, thậm chí là 7 phiên tím lịm. SRA có gì để lội ngược thị trường như vậy?
Cổ phiếu diễn biến bất thường
Cổ phiếu SRA mới bắt đầu biến động mạnh kể từ cuối tháng 7/2018. Trước đó, từ đầu năm 2018 đến cuối tháng 7, thị giá của SRA luôn loanh quanh ở mốc 10.000 đồng/cổ phiếu. Thanh khoản cũng chỉ dao động quanh mốc vài nghìn cổ phiếu mỗi phiên.
Vậy nhưng, đến 27/7, cổ phiếu này bỗng dưng “bốc đầu” và tăng một mạch lên mức 77.200 đồng/cổ phiếu vào ngày 5/9/2018, tương ứng tăng gấp 7 lần chỉ trong vòng hơn 1 tháng. Thanh khoản cũng tăng đột biến so với giai đoạn trước đó.
Tuy nhiên, sau khi đạt đỉnh vào ngày 5/9, thậm chí 7 phiên liên tiếp trước đó đều tăng trần, cổ phiếu này bỗng dưng quay ngược lại “lau sàn” 6 phiên liên tiếp, thanh khoản sụt giảm trầm trọng. Xu hướng giảm tiếp tục cho đến phiên 2/10. Bắt đầu từ phiên giao dịch ngày 2/10, cổ phiếu SRA lặp lại đà tăng, chủ yếu là tăng trần, trong khi VN-Index vừa trải qua những phiên giảm sốc.
SRA đã niêm yết khá lâu trên HNX, nhưng không mấy nổi bật, kết quả kinh doanh trước giai đoạn 2017 khá thất thường. Tới quý II và quý III/2018, doanh thu và lợi nhuận của SRA bỗng dưng tăng vọt, lợi nhuận đưa về mỗi quý lên tới 29 – 31 tỷ đồng, gấp nhiều lần lãi các năm trước.
Riêng quý III vừa qua, SRA báo cáo doanh thu tới 132 tỷ đồng, cao gấp 60 lần cùng kỳ 2017.
Lợi nhuận sau thuế quý III đạt 31,2 tỷ đồng, trong khi cả 9 tháng của năm trước chỉ lãi hơn 1,3 tỷ đồng. Kết quả này khiến SRA lọt top các doanh nghiệp có thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) cao nhất thị trường hiện tại.
Điều gì tạo nên lợi nhuận đột phá như vậy cho SRA và đây có được xem là lý giải thích hợp cho việc tím sàn bất chấp thị trường của SRA?
Dòng tiền đi vòng quanh?
Video đang HOT
Nhìn sâu vào báo cáo tài chính của SRA, có một điểm đáng chú ý. Đó là những cái tên trong danh sách giao dịch mua bán sản phẩm của SRA có nhiều mối liên hệ với nhau.
Trong đó, CTCP Trung tâm xét nghiệm và môi trường Phú Thọ, CTCP Trung tâm Xét nghiệm và môi trường Cần Thơ và CTCP Trung tâm xét nghiệm và môi trường Nha Trang đều vừa là khách hàng của SRA, vừa là đối tác cung cấp sản phẩm cho SRA.
Những công ty này đều được thành lập vào tháng 8/2017. Đây cũng là thời gian mà SRA thành lập 3 công ty con tại Cần Thơ, Khánh Hòa và Phú Thọ.
Ngoài ra, một nhà cung cấp của SRA là CTCP Kanpeki Nhật Bản là cái tên khá quen thuộc với nhà đầu tư. Kanpeki có trụ sở tại Biệt thự số 35 BT5, Khu đô thị Pháp Vân, Hà Nội.
Đây cũng chính là trụ sở chính cũ của SRA tính đến cuối tháng 6/2018. Ngoài ra, Kanpeki Nhật Bản là công ty thuộc sở hữu của bà Nguyễn Phương Hạnh – vợ ông Lê Văn Hướng – cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị CTCP Y tế Việt Nhật (JVC).
Việc tăng trần liên tiếp bất chấp thị trường và ngay sau đó là hàng loạt phiên giảm sàn liên tiếp là dấu hiệu cảnh báo nhà đầu tư cần cẩn trọng.
Kanpeki hồi tháng 6/2017 từng bán toàn bộ vốn sở hữu tại CTCP Bệnh viện Việt Mỹ (mới thành lập hồi tháng 2/2017) cho phía CTCP Sản xuất kinh doanh dược và trang thiết bị y tế Việt Mỹ (AMV). AMV hiện do bà Đặng Nhị Nương, người có liên quan đến gia đình ông Lê Văn Hướng làm Chủ tịch Hội đồng quản trị.
Hiện ông Lê Văn Hướng đang là cố vấn cho AMV và SRA. Nói đến ông Lê Văn Hướng, nhà đầu tư hẳn sẽ nhớ ngay tới câu chuyện tại CTCP Thiết bị y tế Việt Nhật (JVC). Cho tới nay, dàn lãnh đạo mới của JVC vẫn đang chật vật để xử lý những tồn dư mà biến cố năm 2015 để lại.
Không chỉ tại SRA, cổ phiếu AMV của doanh nghiệp mà ông Hướng đang là cố vấn cũng đang trong tình trạng tương tự. AMV bắt đầu đà tăng từ đầu tháng 8/2018, từ mức giá 15.000 đồng/cổ phiếu nay đã lên 35.000 đồng/cổ phiếu, tương ứng mức tăng 130% trong hơn 2 tháng vừa qua.
Việc giao dịch chủ yếu với những công ty có liên quan là thủ thuật được không ít doanh nghiệp từng sử dụng để tạo lợi nhuận nhất thời.
Việc tăng trần liên tiếp bất chấp thị trường và ngay sau đó là hàng loạt phiên giảm sàn liên tiếp là dấu hiệu cảnh báo nhà đầu tư cần cẩn trọng. Mặc dù chỉ số EPS cao, nhưng đây là chỉ số cần được xem xét trong một giai đoạn tài chính dài, tránh việc nhìn nhận đơn lẻ trong một, hai quý kinh doanh.
Nguyên Minh
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Nhìn SRA, nhớ JVC
Nhìn biến động loạn nhịp của cổ phiếu SRA, nhiều nhà đầu tư đã nhìn thấy được sự liên quan đáng kể giữa SRA và JVC và rồi, AMV. JVC hay AMV thì đều đã có sự liên quan đáng kể với gia đình ông Lê Văn Hướng còn SRA liệu có liên quan hay không vẫn là câu hỏi lớn.
Câu chuyện về cổ phiếu SRA của Công ty Cổ phần Sara Việt Nam có vẻ vẫn tiếp tục nóng, lôi cuốn sự quan tâm của giới đầu tư khi mà, đỉnh cổ phiếu này vẫn chưa thấy đâu bất chấp cổ phiếu đã tăng một mạch từ 9.300 đồng lên 84.900 đồng tính đến 10h30' phiên giao dịch 6/9/2018.
Như các bài viết trước chúng tôi đã đưa tin, SRA đã có bước ngoặt đáng kể năm nay khi quyết định bước chân vào lĩnh vực vật tư y tế. Tuy rằng, cho đến bây giờ, việc vào lĩnh vực y tế có phải miếng ăn ngon của SRA hay không còn tuỳ thuộc vào việc tăng vốn từ 20 tỷ lên 180 tỷ để lấy tiền đầu tư lớn vào bệnh viện đa khoa Phú Thọ có thành công hay không nhưng giá cổ phiếu đã kịp tăng không thấy đỉnh, lên ngưỡng ~85.000 đồng.
Câu chuyện của SRA đến giờ vẫn chưa tỏ tường nhưng có điều, không ít nhà đầu tư nhìn thấy "bóng dáng" câu chuyện của JVC trong đó.
Nghe thì có vẻ lạ lùng bởi SRA và JVC dường như xuất phát điểm chẳng có gì giống nhau. SRA hoạt động kinh doanh buôn bán hàng tạp phẩm, điện tử, tin học, thiết bị vật tư, phương tiện vận tải, sản xuất phần mềm vi tính....trong khi đó, JVC ngay từ đầu, như tên gọi của nó là kinh doanh buôn bán thiết bị và dụng cụ y tế, lắp đặt, sửa chữa thiết bị y tế...Thế nhưng, điểm tương đồng dần khiến những người theo dõi 2 cổ phiếu này bắt đầu thấy lạ.
Biến động giá cổ phiếu SRA 6 tháng qua
Thứ nhất: Địa điểm kinh doanh
Tự xưa, SRA đã có địa chỉ đăng ký kinh doanh tại phòng 205, Khu đô thị Đại Kim, phường Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Địa chỉ này được SRA sử dụng ít nhất là từ trước khi niêm yết vào năm 2008. Còn JVC có địa chỉ trụ sở trước đây tại Biệt thự số 18, BT5, Khu đô thị Pháp Vân-Tứ Hiệp, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Nhưng, từ mùa báo cáo tài chính quý 1 năm 2017, địa chỉ trụ sở của SRA đã được đổi về Biệt thự 35 BT5 Khu đô thị Pháp Vân-Tứ Hiệp, Phường Hoàng Liệt, Quận Hoàng Mai, TP.Hà Nội và ĐHCĐ vừa qua lại tiếp tục một lần nữa đổi địa chỉ trụ sở. Còn JVC thì sau biến cố liên quan ông Lê Văn Hướng đã sang tên đổi chủ, chuyển địa chỉ về đường Đê La Thành.
Nếu nhà đầu tư vẫn chưa cảm thấy có sự liên quan lắm, 1 bên là biệt thự số 18, BT5 và 1 bên từng ở BT35, BT5 tức 2 căn biệt thự khác nhau trong cùng khu vực thì cũng đừng vội từ bỏ câu chuyện có thể sẽ hấp dẫn tiếp đây.
Sau biến cố JVC, có vẻ như doanh nghiệp này đã sang tên, đổi chủ và cũng không còn nhiều thứ để nói khi doanh thu, lợi nhuận một thời gian dài đã giảm sâu, kinh doanh bết bát. Nhưng, gia đình ông Lê Văn Hướng- nguyên giám đốc kiêm chủ tịch HĐQT của JVC đã có thương vụ khác sau cú sụp đổ của JVC. Thương vụ đó là AMV- CTCP Sản xuất Kinh doanh Dược và Trang thiết bị Y tế Việt Mỹ.
Giữa năm 2017, CTCP Sản xuất kinh doanh Dược và Trang thiết bị Y tế Việt Mỹ (mã chứng khoán: AMV) thông báo đã hoàn tất việc mua 25 triệu cổ phần của CTCP Đầu tư Bệnh viện Việt Mỹ (Việt Mỹ Hospital) và sở hữu 83,33% vốn điều lệ của công ty này. Theo đó, Bệnh viện Việt Mỹ trở thành công ty con của AMV. Nguồn vốn để AMV mua Bệnh viện Việt Mỹ đến từ việc phát hành cổ phiếu riêng lẻ. Trong tháng 6 năm 2017, AMV đã phát hành 25 triệu cổ phiếu cho 5 cá nhân, thu về 250 tỷ đồng và nâng vốn điều lệ từ 21 tỷ đồng lên 271 tỷ đồng. Như vậy, chỉ 5 cá nhân này đã sở hữu gần 93% vốn điều lệ của AMV.
"Đối tượng" đáng chú ý ở đây là Bệnh viện Việt Mỹ - công ty này có trụ sở tại tỉnh Phú Thọ, mới được thành lập vào ngày 13/02/2017 với vốn điều lệ 300 tỷ đồng. Công ty có 3 cổ đông sáng lập là CTCP Kanpeki Nhật Bản (nắm 98%), ông Lê Đức Khánh (nắm 1%) và bà Nguyễn Thị Quỳnh Anh (nắm 1%). Trong đó, bà Nguyễn Thị Quỳnh Anh từng là Thành viên HĐQT, Phó Giám đốc của CTCP Thiết bị Y tế Việt Nhật (JVC).
CTCP Kanpeki Nhật Bản thành lập năm 2015 và có trụ sở chính tại Biệt thự số 35 BT5, Khu đô thị Pháp Vân - Tứ Hiệp, phường Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội. Công ty này có vốn điều lệ 200 tỷ đồng và có cổ đông lớn nhất là bà Nguyễn Phương Hạnh sở hữu 98%. Bà Nguyễn Phương Hạnh là vợ ông Lê Văn Hướng - người từng là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc của JVC.
Rồi nhé, địa chỉ Biệt thự số 35 BT5, Khu đô thị Pháp Vân - Tứ Hiệp, phường Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội của Sara Việt Nam (SRA) và địa chỉ của CTCP Kanpeki Nhật Bản là cùng một chỗ.
Thứ hai: Tư duy của con người và những bước đi giống nhau
Nghe thì có vẻ mơ hồ nhưng quả thật, sự giống nhau đến bất thường trong phương pháp mà AMV mua lại Việt Mỹ Hospital bằng cách phát hành thêm cổ phiếu, lấy vốn đầu tư mua cổ phần Việt Mỹ Hospital và giá cổ phiếu AMV cũng phi một mạch từ ngưỡng dưới "cốc trà đá" lên ngưỡng 25.200 đồng hiện tại và phương pháp SRA tăng vốn từ 20 tỷ lên 180 tỷ để đầu tư vào bệnh viện đa khoa Phú Thọ thông qua hình thức liên kết đầu tư khiến nhiều người thấy rằng, có vẻ như 2 cuộc chơi này cùng một công thức.
SRA bằng phương pháp tăng vốn, hợp tác đầu tư đã từ một công ty chỉ chuyên về máy tính, phần mềm thành một công ty trong lĩnh vực y tế. Và vô hình chung, với sự liên doanh, góp vốn của SRA thì một phần "thịt" của bệnh viện đa khoa Phú Thọ sẽ ở trên thị trường chứng khoán dù bệnh viện này chưa cổ phần hoá. Giới đầu tư thường gọi cách làm này là kiểu "niêm yết cửa sau (back door listed)".
Hơn nữa, Việt Mỹ Hospital mà AMV vừa mua vào giữa năm trước và bệnh viện đa khoa Phú Thọ cùng ở phường Tân Dân, Thành phố Việt Trì, Phú Thọ. 2 đơn vị này chỉ cách nhau có một đoạn đường.
Phương Chi
Theo Trí thức trẻ
3 điểm nhà đầu tư nhất định phải lưu ý nếu lao theo "sóng vàng" cổ phiếu SRA Có vẻ như SRA đang chuyển mình nhưng việc SRA sắp sửa "bỏ trứng vào một giỏ Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ" hay giá cổ phiếu đã vượt quá xa giá trị sổ sách là điều nhà đầu tư cần tính đến trước khi lao theo "sóng vàng" cổ phiếu SRA. Như vậy là chốt đến phiên cuối tuần qua, cổ...